CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
2.2.5. Thành phần và cấu trúc
Viện Kế tốn viên cơng chứng Canada (1988) đã bảo trợ cho nghiên cứu của Salehi và Rostami (2009) về kỳ vọng của công chúng vào cuộc kiểm toán. Họ phát triển một mơ hình khoảng cách kỳ vọng chi tiết để phân tích những thành phần cụ thể bao gồm kỳ vọng bất hợp lý, thiếu năng lực và thiếu chuẩn mực theo Phụ lục 2. Theo Porter (1993), Simon và Hatherly (2003) thì có 2 thành phần chính là “khoảng cách hợp lý” và “khoảng cách hoạt động”.
a. Khoảng cách hợp lý
Khoảng cách này tăng lên khi mong đợi của xã hội vào KTV vƣợt quá trách nhiệm mà KTV có thể thực hiện một cách hợp lý. Salehi (2011) khẳng định thêm rằng có thể nguyên nhân của khoảng cách hợp lý là do sự hiểu lầm và thiếu hiểu biết của ngƣời sử dụng BCTC, họ mong đợi quá mức vào hoạt động của KTV trong khi đó lại khơng có kiến thức đầy đủ về trách nhiệm của KTV. Lý do này cũng không phải là
quá xa lạ. Nhƣ đã đề cập ở trên, trong đầu những năm 1990, KTV cam kết với ngƣời ngƣời thuê về một dịch vụ gần nhƣ đƣợc “đảm bảo tuyệt đối”, với mục tiêu chính là phát hiện và ngăn chặn gian lận. Tuy nhiên, do sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh mà dịch vụ “đảm bảo tuyệt đối” đƣợc thay thế bằng “đảm bảo hợp lý” với ý kiến nhấn mạnh về tính trung thực và hợp lý của BCTC.
b. Khoảng cách hoạt động
Khoảng cách này tăng lên khi mong đợi hợp lý của xã hội về việc thực hiện của KTV khơng giống những gì KTV nhận thức đƣợc. Điều này có thể là do “chuẩn mực chƣa đầy đủ” (khoảng cách giữa trách nhiệm hợp lý mà KTV nên thực hiện và trách nhiệm hiện tại của KTV theo luật và công bố hội nghề nghiệp) hoặc “thiếu năng lực” (khoảng cách giữa việc thực hiện của KTV theo chuẩn mực và trách nhiệm hiện tại và việc thực hiện theo nhận thức của KTV).
Nhận thức của KTV Khoảng cách kỳ vọng Kỳ vọng của xã hội
Hình 2.1: Thành phần của khoảng cách kỳ vọng (Porter, 1993)
Theo Hanuffa và Hudaid (2007) dù có đầy đủ chuẩn mực thì khoảng cách hoạt động cũng sẽ tăng do những nhân tố môi trƣờng không hỗ trợ cho việc vận hành hữu hiệu một cuộc kiểm tốn. Do đó, xác định và nghiên cứu những khía cạnh mơi trƣờng là một cách tốt nhất để giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng.
Hatherly và cộng sự (1992) đƣa ra một cấu trúc khác về khoảng cách kỳ vọng. Họ chỉ ra 3 cấp độ nhƣ sau:
- Cấp độ 1 đại diện cho vai trò và trách nhiệm lý tƣởng mà KTV nên thực hiện.
- Cấp độ 2 đại diện cho vai trò và trách nhiệm hiện tại theo quy định của pháp luật và tổ chức nghề nghiệp.
- Cấp độ 3 đại diện cho những trách nhiệm này hiện tại đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào.
Hình 2.2: Cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng
Sự khác biệt giữa cấp độ 1 và cập độ 2 đƣợc gọi là “khoảng trống dịch vụ”. Cả “mong đợi bất hợp lý” và “chuẩn mực chƣa đầy đủ” cũng góp phần vào khoảng trống này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và các vấn đề liên quan đƣợc nhận biết trong hơn 100 năm qua nhƣng thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng” thì mới xuất hiện trong tài liệu kiểm toán từ những năm 1970. Đây đƣợc xem là một trong những hiện tƣợng phức tạp, ảnh hƣởng tiêu cực đến NNKT trên tồn thế giới. Đó chính là lý do nhiều nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, đặc biệt là sau hàng loạt các vụ bê bối tài chính diễn ra làm ảnh hƣởng nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào NNKT. Chƣơng 2 đã cho chúng ta đã có những cái nhìn cơ bản về bản chất sơ khai của kiểm tốn, q trình thay đổi vai trị của KTV cùng với tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng hoạt động kiểm tốn, các văn bản và sự hình thành các Hội nghề nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, chƣơng này cịn trình bày các quan điểm về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong các nghiên cứu trƣớc đây cũng nhƣ thành phần, cấu trúc, nguyên nhân của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Qua các nghiên cứu này, mặc dù có một vài sự khác biệt nhỏ về từ ngữ và nội dụng nhƣng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều có thể khẳng định AEG là có tồn tại tại quốc gia nghiên cứu và 2 thành phần chính cấu thành nên AEG đƣợc sự đồng thuận từ nhiều nhà nghiên cứu cho đến ngày hôm nay là khoảng cách hợp lý, khoảng cách hoạt động. Những cơ sở lý thuyết này là những tài liệu quan trọng tạo nền tảng vững chắc để ngƣời viết học hỏi để làm sáng tỏ đề tài của mình.