Kết quả giám sát virus cúm A/H5N1 trên vịt ở các chợ/huyện

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm AH5N1 trên gia cầm tại một số huyện của tỉnh hà tĩnh bằng phương pháp rRT PCR copy UP (Trang 30)

- Các loại tủ lạnh: 200 C, 800 C, 40C Buồng an toàn sinh học cấp độ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Kết quả giám sát virus cúm A/H5N1 trên vịt ở các chợ/huyện

Tỉnh Hà Tĩnh là một trong số những tỉnh nằm trong dự án 604 và trong năm 2012 Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện việc giám sát lưu hành virus cúm A/H5N1. Dựa trên công văn hướng dẫn chương trình giám sát cúm gia cầm năm 2011 - 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan thú y vùng III đã tiến hành cho lấy mẫu swab trên vịt tại các chợ buôn bán gia cầm sống khác nhau trên địa bàn 5 huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Lộc Hà, Thạch Hà. Mỗi huyện lấy mẫu trên 2 chợ và tổng số mẫu thu được là 160 mẫu. Các mẫu swab được tiến hành xét nghiệm để phát hiện virus cúm A thông qua gen M. Nếu dương tính với gen M (nghĩa là dương tính với virus cúm A) thì tiếp tục xét nghiệm để phát hiện gen H5. Trường hợp dương tính với H5 thì sẽ tiếp tục phân tích để phát hiện gen N1.

Bằng phương pháp xét nghiệm là real time RT - PCR, ta có kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy trong bốn tháng 11, 12/2011 và tháng 1, 2/2012 trên địa bàn 5 huyện đều có sự lưu hành virus cúm A và cúm A/H5N1.

Huyện Cẩm Xuyên với 32 mẫu xét nghiệm thì có 13 mẫu dương tính với gen M chiếm tỉ lệ 40,63%, 8 mẫu dương tính với H5 chiếm tỉ lệ 25,00%, và 8 mẫu dương tính với gen N1 chiếm tỉ lệ 25,00%. Như vậy, tỉ lệ lưu hành virus cúm A là 40,63%, và tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 là 25,00%.

Huyện Thạch Hà có số mẫu dương tính M là 15 mẫu chiếm tỉ lệ 46,88% cao hơn huyện Cẩm xuyên, tuy nhiên khi tiến hành xác định phân type thì có 8 mẫu dương tính với gen H5 chiếm 25,00%, và chỉ có 7 mẫu dương tính với N1 chiếm 21,88% thấp hơn so với huyện Cẩm Xuyên. Như vậy trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉ lệ lưu hành của virus cúm A là 46,88% và tỉ lệ lưu hành của virus cúm A/H5N1 là 21,88%.

Bảng 4.1. Kết quả giám sát virus cúm A/H5N1 ở các chợ Huyện Chợ Số mẫu xét nghiệm Kết quả xét nghiệm M H5 N1 H5N1 Số mẫu (+) Tỉ lệ(%) Số mẫu (+) Tỉ lệ (%) Số mẫu(+) Tỉ lệ(%) Số mẫu (+) Tỉ lệ (%) Cẩm Xuyên Chợ Hội 16 7 31,25 4 25,00 4 25,00 4 25,00 Chợ Đình 16 6 25,00 4 25,00 4 25,00 4 25,00 Tổng 32 13 40,63 8 25,00 8 25,00 8 25,00 Can Lộc Chợ Nghèn 16 4 25,00 2 12,50 2 12,50 2 12,50 Chợ Thiên Lộc 16 3 18,75 3 18,75 3 18,75 3 18,75 Tổng 32 7 21,88 5 15,63 5 15,63 5 15,63 Đức Thọ Chợ Hôm 16 3 18,75 2 12,50 2 12,50 2 12,50 Chợ Giấy 16 5 31,25 3 18,75 1 6,25 1 6,25 Tổng 32 8 25,00 5 15,63 3 9,38 3 9,38 Lộc Hà Chợ Cồn 16 4 25,00 2 12,50 2 12,50 2 12,50 Chợ Huyện 16 3 18,75 2 12,50 1 6,25 1 6,25 Tổng 32 7 21,88 4 12,50 3 9,38 3 9,38 Thạch Hà Chợ Mới 16 8 50,00 4 25,00 3 18,75 3 18,75 Chợ Thạch Điền 16 9 56,25 4 25,00 4 25,00 4 25,00 Tổng 32 15 46,88 8 25,00 7 21,88 7 21,88 Tổng chung 160 50 31,25 30 18,75 26 16,25 26 16,25

Ba huyện Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà có tỉ lệ dương tính với gen M là tương đương nhau (Đức Thọ 8 mẫu, Can lộc 7 mẫu, Lộc Hà 7 mẫu) khá thấp so với hai 2 huyện Cẩm xuyên và Thạch Hà.

Khi tiếp tục xét nghiệm 8 mẫu dương tính M với các gen H5, N1 của huyện Đức Thọ thì có 5 mẫu dương tính với H5 chiếm 15,63%, và có 3 mẫu dương tính với gen N1 chiếm 9,38%. Như vậy trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉ lệ lưu hành virus cúm A là 25,00%, và tỉ lệ dương tính với virus cúm A/H5N1 là 9,38%.

Can Lộc có 7 mẫu dương tính với gen M chiếm tỉ lệ 21,88%, 5 mẫu dương tính với gen H5 chiếm 15,63%, 5 mẫu này khi tiếp tục xét nghiệm với gen N1 thì cả 5 mẫu đều dương tính chiếm 15,63%. Như vậy Can Lộc có tỉ lệ lưu hành virus cúm A là 21,88% và virus cúm A/H5N1 là 15,63%.

Cũng có 7 mẫu dương tính với gen M như kết quả của huyện Can Lộc nhưng ở huyện Lộc Hà khi tiếp tục xét nghiệm tiếp 7 mẫu này với gen H5 thì chỉ có 4 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 12,50%, xét nghiệm tiếp 4 mẫu này với gen N1 thì có 3 mẫu dương tính chiếm 9,38%. Như vậy tỉ lệ lưu hành của virus cúm A là 21,88%, và tỉ lệ dương tính với virus cúm A/H5N1 là 9,38%.

Nhìn vào biểu đồ hình 4.1, ta có thể thấy rõ tỉ lệ nhiễm các gen của virus cúm gia cầm ở hai huyện Cẩm xuyên và Thạch Hà là cao nhất trong 5 huyện.

Qua kết quả trên ta có một số nhận xét sau:

+ Trên địa bàn các huyện đều có sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 và virus cúm A subtype khác với tỉ lệ khá cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Viện Thú y vào năm 2008 [11] cho thấy trong đàn gia cầm ở Việt Nam hiện không chỉ có virus cúm H5N1 mà còn rất nhiều virus cúm A thuộc nhiều subtype khác đang lưu hành với tỉ lệ khá cao.

+ Tuy nhiên cũng cùng số mẫu xét nghiệm nhưng hai huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà lại có tỉ lệ lưu hành của virus cúm A và virus H5N1 cao hơn hẳn so với ba huyện kia. Điều này phản ánh rằng tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn hai huyện này là đa dạng và phức tạp hơn. Có thể lý giải điều này như sau: huyện Cẩm Xuyên và huyện Thạch Hà là hai huyện có Quốc lộ 1A chạy qua, các chợ được lấy mẫu trên địa bàn hai huyện này (chợ Hội, chợ Đình, chợ Thạch Điền, chợ Mới) là các chợ lớn, đầu mối buôn bán lớn của tỉnh. Với quy mô, diện tích lớn đây là nơi tập trung nhiều mặt hàng buôn bán có nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong số đó, gia cầm là mặt hàng kinh doanh của nhiều tư thương. Gia cầm đã được các tư thương thu gom từ các hộ chăn nuôi ở nhiều nơi khác nhau sau đó tập trung đưa về chợ. Bên cạnh đó, gia cầm còn được các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mang đến chợ. Từ đây gia cầm lại được mua bán và chuyển đi nơi khác làm cho tỉ lệ lưu hành dịch bệnh càng cao. Cũng có thể do công tác quản lý về thú y của chợ còn lỏng lẻo, rời rạc dẫn đến sự lây lan, phát tán dịch càng nhanh.

+ Hai huyện Đức Thọ và Lộc Hà không có Quốc lộ 1A chạy qua nên tỉ lệ lưu hành virus cúm thấp hơn. Do điều kiện giao thông không thuận lợi nên việc vận chuyển gia cầm từ nơi khác đến cũng bị hạn chế, buôn bán gia cầm cũng nhỏ lẻ hơn. Nên sự lưu hành của virus cúm là thấp hơn.

+ Huyện Can Lộc tuy cũng có Quốc lộ 1A chạy qua nhưng tỉ lệ lưu hành của virus cúm cũng không cao như hai huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Có thể là do công tác thú y trên địa bàn huyện tốt hơn. Gia cầm được tiêm phòng đầy đủ hơn, công tác quản lý chợ chặt chẽ hơn…

Tuy nhiên, kết quả trên cũng chỉ phản ánh tương đối một phần nào sự lưu hành các chủng virus. Vì không thể không loại trừ nguyên nhân chủ quan. Đó là phương pháp lấy mẫu không đúng kỹ thuật, kỹ thuật lấy mẫu không đáp ứng được yêu cầu. Khi lấy mẫu swab, nếu gia cầm bị mắc bệnh thì virus sẽ tồn tại nhiều trong các dịch quanh ổ nhớp. Do vậy, nếu người lấy mẫu không ngoáy hai bên thành của ổ nhớp mà chỉ ngoáy phần ngoài thì dịch lấy được chủ yếu là phân nên số lượng virus sẽ giảm đi. Bên cạnh đó thì việc bảo quản và vận chuyển mẫu cũng là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm.

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm AH5N1 trên gia cầm tại một số huyện của tỉnh hà tĩnh bằng phương pháp rRT PCR copy UP (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w