Kết quả xét nghiệm mẫu thu nhận từ các chợ theo thời gian

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm AH5N1 trên gia cầm tại một số huyện của tỉnh hà tĩnh bằng phương pháp rRT PCR copy UP (Trang 35 - 39)

- Các loại tủ lạnh: 200 C, 800 C, 40C Buồng an toàn sinh học cấp độ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Kết quả xét nghiệm mẫu thu nhận từ các chợ theo thời gian

Để thấy rõ hơn về sự lưu hành của virus cúm A và cúm A/H5N1 trên địa bàn Hà Tĩnh theo thời gian, số liệu từ kết quả xét nghiệm được đưa phân tích theo từng tháng. Kết quả phân tích các mẫu qua 4 tháng được trình bày ở bảng 4.2.

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ dương tính với các gen M, H5, N1 của các huyện trong tháng 11 và tháng 1 cao hơn hẳn so với tháng 12 và tháng 2.

Tháng 11 tổng số mẫu dương tính với gen M là 19 mẫu chiếm 47,50%, có 11 mẫu dương tính với gen H5 chiếm 27,50%, và 11 mẫu dương tính với gen N1 chiếm tỉ lệ 27,50% mẫu xét nghiệm. Như vậy tháng 11 có tỉ lệ lưu hành virus cúm A là 47,50% và cúm A/H5N1 là 27,50%. Trong khi đó, tháng 12 chỉ có 10 mẫu dương tính với gen M chiếm 25,00%, số mẫu dương tính với gen H5 và N1 đều là 4 mẫu đều chiếm tỉ lệ 10,00% mẫu xét nghiệm. Nghĩa là tháng 12 tỉ lệ lưu hành virus cúm A là 25,00% và cúm A/H5N1 là 10,00%.

Như vậy, tỉ lệ lưu hành của virus cúm A và virus cúm A/H5N1 của tháng 11 cao hơn rất nhiều so với tháng 12.

Trong tháng 11, ba huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà có sự lưu hành của cả virus cúm A/H5N1 và virus cúm A subtype khác. Trong đó, Thạch Hà có tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 cao nhất 62,50%, Cẩm Xuyên và Can Lộc có tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 bằng nhau là 37,50%. Đức Thọ và Lộc Hà thấy không có sự lưu hành của virus cúm A/H5N1, nhưng đều có sự lưu hành của virus cúm A subtype khác.

Tuy nhiên, trong tháng 12 Can Lộc và Thạch Hà lại không còn sự lưu hành của virus cúm A/H5N1, Cẩm Xuyên tuy vẫn còn lưu hành virus cúm A/H5N1 nhưng với tỉ lệ 12,50% thấp hơn hẳn so với tháng 11. Hai huyện Đức Thọ và Lộc Hà trong tháng 11 không có sự lưu hành virus cúm A/H5N1 nhưng sang tháng 12 lại có mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1 với tỉ lệ 12,50% và 25,00%.

Bảng 4.2. Kết quả xét nghiệm mẫu theo thời gian Tháng Huyện Số mẫu xét nghiệm Kết quả xét nghiệm M H5 N1 H5N1 Số mẫu (+) Tỉ lệ (%) Số mẫu (+) Tỉ lệ (%) Số mẫu (+) Tỉ lệ (%) Số mẫu (+) Tỉ lệ (%) 11/2011 Cẩm xuyên 8 5 62,50 3 37,50 3 37,50 3 37,50 Can Lộc 8 3 37,50 3 37,50 3 37,50 3 37,50 Đức Thọ 8 3 37,50 0 0 0 0 0 0 Lộc Hà 8 1 12,50 0 0 0 0 0 0 Thạch Hà 8 7 87,50 5 62,50 5 62,50 5 62,50 Tổng 40 19 47,50 11 27,50 11 27,50 11 27,50 12/2011 Cẩm xuyên 8 1 12,50 1 12,50 1 12,50 1 12,50 Can Lộc 8 2 25,00 0 0 0 0 0 0 Đức Thọ 8 1 12,50 1 12,50 1 12,50 1 12,50 Lộc Hà 8 4 50,00 2 25,00 2 25,00 2 25,00 Thạch Hà 8 2 25,00 0 0 0 0 0 0 Tổng 40 10 25,00 4 10,00 4 10,00 4 10,00 1/2012 Cẩm xuyên 8 5 62,50 2 25,00 2 25,00 2 25,00 Can Lộc 8 2 25,00 2 25,00 2 25,00 2 25,00 Đức Thọ 8 4 50,00 4 50,00 2 25,00 2 25,00 Lộc Hà 8 1 12,50 1 12,50 1 12,50 1 12,50 Thạch Hà 8 4 50,00 2 25,00 2 25,00 2 25,00 Tổng 40 16 40,00 11 27,50 9 22,50 9 22,50 2/2012 Cẩm xuyên 8 2 25,00 2 25,00 2 25,00 2 25,00 Can Lộc 8 0 0 0 0 0 0 0 0 Đức Thọ 8 0 0 0 0 0 0 0 0 Lộc Hà 8 1 12,50 1 12,50 0 0 0 0 Thạch Hà 8 2 25,00 1 12,50 0 0 0 0 Tổng 40 5 12,50 4 10,00 2 5,00 2 5,00

Qua các kết quả được tổng hợp trên ta có thể giải thích như sau:

Tháng 11 là thời điểm giao mùa giữa mùa thu sang mùa đông, thời tiết có sự thay đổi liên tục, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, điều kiện khí hậu này sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động và sinh trưởng của virus, đồng thời là thời điểm giao mùa, thời tiết thường khó chịu nên sức đề kháng của con vật bị giảm sút, khả năng chống bệnh tật kém. Đặc biệt, với tâm lí chủ quan lơ là của người chăn nuôi và công tác phòng dịch của cán bộ, nhân viên thú y là tình hình dịch bệnh trong thời gian trước chưa tái bùng phát nên ý thức bảo vệ sức khỏe đàn gia cầm không cao.

Sang tháng 12 thời tiết có phần ổn định hơn nên sức đề kháng, khả năng chống bệnh của con vật cao hơn do đó sự lưu hành của virus thấp hơn hẳn so với tháng 11. Đặc biệt là tâm lí đã có sự bùng phát dịch nên trên địa bàn các huyện có dịch công tác thú y chặt chẽ hơn. Công tác kiểm soát sự lưu thông gia cầm qua địa bàn các huyện có dịch được thực hiện nghiêm túc bằng việc lập các chốt kiểm dịch tạm thời, chú ý tăng cường công tác tiêu độc, khử trùng xe vận chuyển gia cầm qua địa bàn các huyện. Qua đây, cho thấy công tác quản lí thú y là rất quan trọng trong việc phòng và khống chế dịch bệnh.

Điều này còn thể hiện rõ hơn ở chỗ hai huyện Đức Thọ và Lộc Hà từ chỗ không có mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1 ở tháng 11 nhưng sang tháng 12 đã có sự lưu hành của virus. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh trên địa bàn hai huyện này cũng là do tâm lí chủ quan của người chăn nuôi và cơ quan chuyên môn.

Tiếp tục thực hiện chương trình giám sát cúm A/H5N1 năm 2011 – 2012, chúng tôi tiếp tục tiến hành xét nghiệm các mẫu được lấy trong tháng 1 và tháng 2 năm 2012 trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Địa điểm lấy mẫu, đối tượng, phương pháp lấy mẫu, phương pháp xét nghiệm đều giống như tháng 11,12/2011.

Và kết quả xét nghiệm cũng cho thấy tỉ lệ dương tính với các gen M, H5, N1 của các huyện trong tháng 1 cao hơn rất nhiều so với tháng 2.

Tháng 1 tổng số mẫu dương tính với gen M là 16 mẫu chiếm 40,00%, 11 mẫu dương tính với gen H5 chiếm 27,50%, và 9 mẫu dương tính với gen N1 chiếm tỉ lệ 22,50%. Trong khi đó, tháng 2 chỉ có 5 mẫu dương tính với gen M chiếm 12,50%, số mẫu dương tính với gen H5 là 4 mẫu chiếm tỉ lệ 10,00% và số mẫu dương tính với N1 là 2 mẫu chiếm tỉ lệ 5,00%.

Như vậy, tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 của tháng 1 là 22,50% và tháng 2 là 5,00%.

Hình 4.2. Biểu đồ tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 bốn tháng 2011 – 2012

Tháng 1 tất cả các huyện đều có mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1 với tỉ lệ cao tương đương nhau chiếm 25,00% mẫu xét nghiệm, chỉ có riêng huyện Lộc Hà thấp hơn chỉ có 12,50%.

Tuy nhiên, trong tháng 2 kết quả xét nghiệm lại khác hẳn. Trong 5 huyện lấy mẫu xét nghiệm thì huyện Cẩm Xuyên có sự lưu hành virus cúm A/H5N1 với tỉ lệ là 25,00%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế đó là tại Hà Tĩnh trong tháng 2 chỉ xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (bùng phát dịch bệnh vào ngày 12/2/2012 theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh) và huyện Kỳ Anh (phát hiện dịch vào ngày 10/2/2012 theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh). Huyện Lộc Hà và Thạch Hà tuy không có sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 nhưng thấy có sự lưu hành của virus cúm A subtype khác. Huyện Can Lộc và huyện Đức Thọ qua xét nghiệm mẫu thì không có sự lưu hành của cả virus cúm A/H5N1 và cả virus cúm A subtype khác.

Có sự chênh lệch kết quả xét nghiệm giữa hai tháng đó là do:

Tháng 1 năm 2012 miền Trung trong đó không loại trừ tỉnh Hà Tĩnh phải hứng chịu một kiểu thời tiết khắc nghiệt: trời rét đậm, rét hại kéo dài làm cho

sức đề kháng bệnh của vật nuôi giảm sút rất nhiều, nhiệt độ thấp, kèm theo mưa phùn ẩm ướt, ẩm độ không khí cao lại là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát sinh.

Đặc biệt, trong tết Nguyên Đán vừa qua việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm tăng cao, sự di chuyển của người dân trong các dịp lễ hội sau tết diễn ra phức tạp và khó kiểm soát làm cho dịch bệnh dễ lây lan.

Thêm nữa, việc vận chuyển và cung ứng con giống để phát triển nuôi sau tết tăng cao nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh cũng tăng.

Thêm một nguyên nhân nữa là trong năm 2011 cả nước và Hà Tĩnh không có vacxin tiêm phòng bệnh cúm gia cầm nên việc tái bùng phát dịch là rất dễ.

Sau khi dịch bùng phát vào tháng 1 trên diện rộng như vậy nên Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành công tác chỉ đạo việc khống chế ổ dịch cũ và phòng bệnh ở những địa bàn chưa có dịch. Do đó, tình hình dịch cúm trong tháng 2 chỉ xảy ra lẻ tẻ, giảm thấp hơn hẳn so với tháng 1.

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm AH5N1 trên gia cầm tại một số huyện của tỉnh hà tĩnh bằng phương pháp rRT PCR copy UP (Trang 35 - 39)