KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm AH5N1 trên gia cầm tại một số huyện của tỉnh hà tĩnh bằng phương pháp rRT PCR copy UP (Trang 44 - 46)

- Các loại tủ lạnh: 200 C, 800 C, 40C Buồng an toàn sinh học cấp độ

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả thu được sau khi thực hiện đề tài chúng tôi có một số kết luận như sau:

− Kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm A/H5N1 trên vịt tại các chợ: + Cả 5 huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Lộc Hà, Thạch Hà đều có sự lưu hành virus cúm A/H5N1 tại các chợ. Cẩm Xuyên là huyện có tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 cao nhất (25,00%), tiếp theo là Thạch Hà (21,88%), Can Lộc: 15,63%. Hai huyện Đức Thọ và Lộc Hà có tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 là thấp nhất và đều chiếm tỉ lệ 9,38%.

+ Tất cả 4 tháng 11, 12/2011 và tháng 1, 2/2012 đều có sự lưu hành của virus cúm A/H5N1. Trong đó, tháng 11 và tháng 1 là hai tháng có tỉ lệ cao hơn so với hai tháng còn lại. Tháng 11 có tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 chiếm 27,50%, tháng 1: 22,50%, tháng 12: 10,00%, và tháng 2 là 5%.

− Kết quả chẩn đoán mẫu bệnh phẩm từ gia cầm ốm chết và nghi mắc bệnh cúm A/H5N1:

+ Trong 3 huyện có mẫu gửi về, Cẩm Xuyên là huyện có tỉ lệ dương tính với virus cúm A/H5N1 cao nhất (94,74%), kế đến là Thạch Hà (57,89%), và thấp nhất là Can Lộc (14,29%).

+ Tháng có tỉ lệ mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm A/H5N1 cao là tháng 1 với 19/45 mẫu (42,22%), tháng 2 có số mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1 thấp hơn 11/45 mẫu (24,44%).

+ Trong hai đối tượng gà và vịt thì sự lưu hành virus cúm A/H5N1 trên vịt là rất cao chiếm 80,77%, gà là 47,37%.

5.2. ĐỀ NGHỊ

− Qua kết quả xét nghiệm ta thấy ngoài sự lưu hành subtype H5 và N1 thì còn có nhiều subtype H và N của virus cúm A mà hiện nay chưa xác định được. Vì thế cần có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về virus cúm gia cầm nhằm xác định subtype khác của virus cúm A.

− Việc tiến hành khảo sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm nên tập trung chủ yếu cho những đàn gà, vịt chưa tiêm phòng vacxin và những đàn có dấu hiệu lâm sàng nghi bệnh cúm sẽ cho kết quả tốt hơn.

− Đối tượng lấy mẫu không đạt tính đại diện là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sự lưu hành virus. Do vậy cũng là lấy mẫu ở chợ nên có sự thay đổi các chợ lấy mẫu cũng như các hộ lấy mẫu trong các tháng.

− Hiện nay bệnh cúm gia cầm ở nước ta đang xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Do đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cần có một chương trình phòng và chống dịch đồng bộ khi dịch cúm xảy ra, kèm theo đó là lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật lưu thông trên thị trường nhằm tạo môi trường an toàn dịch bệnh đảm bảo sức khỏe con người và điều kiện phát triển chăn nuôi bền vững.

− Nâng cao công tác quản lý sau tiêm phòng và đàn gia cầm nuôi mới. − Khuyến khích người dân nuôi gia cầm theo phương thức an toàn sinh học nhằm nâng cao khả năng bảo hộ của đàn gia cầm. Tăng cường tuyên truyền cho người dân về việc phải cần thiết phải tiêm phòng cho đàn gia cầm.

− Nguyên liệu dùng trong xét nghiệm phải nhập từ nước ngoài để có kết quả trong phản ứng chính xác, do vậy mà kinh phí rất lớn, rất khó khăn cho sinh viên trong việc làm thí nghiệm.

− Phương pháp real time RT - PCR có độ nhạy cao, an toàn và tiết kiệm thời gian để chẩn đoán và thực hiện nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 nên đề nghị khoa Chăn nuôi Thú y ứng dụng phương pháp này để phát hiện virus cúm gia cầm và đánh giá sự lưu hành của virus cúm.

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm AH5N1 trên gia cầm tại một số huyện của tỉnh hà tĩnh bằng phương pháp rRT PCR copy UP (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w