Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm theo thời gian trên địa bàn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm AH5N1 trên gia cầm tại một số huyện của tỉnh hà tĩnh bằng phương pháp rRT PCR copy UP (Trang 42 - 44)

- Các loại tủ lạnh: 200 C, 800 C, 40C Buồng an toàn sinh học cấp độ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm theo thời gian trên địa bàn Hà Tĩnh

Trong thời gian tháng 1, 2/2012, đã tiến hành xét nghiệm 45 mẫu bệnh phẩm nhận được từ các địa phương. Trong đó có 33 mẫu trong tháng 1 và 12 mẫu trong tháng 2. Bằng phương pháp xét nghiệm là rRT - PCR, kết quả xét nghiệm được thể hiện ở bảng 4.4.

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: Tháng 1 là tháng có tình hình dịch bệnh xảy ra mạnh mẽ trên cả 3 huyện với số mẫu gửi về nhiều và tỉ lệ mẫu dương tính là rất cao. Tổng cộng có 17 mẫu bệnh phẩm từ gà và 16 mẫu bệnh phẩm từ vịt được gửi về từ các huyện để xét nghiệm. Trong đó, có 7 mẫu gà dương tính với virus cúm A/H5N1 và 12 mẫu vịt dương tính với virus cúm A/H5N1 chiếm tỉ lệ lần lượt là 41,18% và 75,00% số mẫu xét nghiệm.

Sang tháng 2, chỉ có huyện Cẩm Xuyên có mẫu gửi về cần xét nghiệm. Với 2 mẫu gà và 10 mẫu vịt nhưng với tỉ lệ dương tính với virus cúm A/H5N1 là rất cao: 100% mẫu gà có kết quả dương tính với virus cúm A/H5N1 và 90,00% mẫu vịt dương tính với virus cúm A/H5N1. Kết quả này khá tương đồng với kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm A/H5N1 theo chương trình giám sát chủ động. Đó là, tháng 1 là tháng có tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 rất cao trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Điều này một lần nữa lại khẳng định đội ngũ cán bộ thú y cơ sở có kinh nghiệm cao trong việc chẩn đoán bệnh. Hơn nữa, công tác dập dịch và khống chế dịch bệnh lây lan của cơ quan chuyên trách là rất có hiệu quả. Bởi lẽ, sau khi bệnh xảy ra mạnh mẽ trong tháng 1 thì sang tháng 2 tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên. Kết quả này cũng đúng với tình hình thực tế đó là: tháng 2 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dịch cúm gia cầm chỉ tái bùng phát tại huyện Cẩm Xuyên (bùng phát dịch bệnh vào ngày 12/2/2012 theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh).

Bảng 4.4. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm theo thời gian

Tháng Huyện Đối tượng Số mẫu nhận Số mẫu xét nghiệm Dương tính với H5N1 Tỉ lệ (%) 1 Cẩm Xuyên Gà 1 1 1 100 Vịt 6 6 6 100 Can Lộc VịtGà 43 43 10 25,000 Thạch Hà Gà 12 12 5 41,67 Vịt 7 7 6 85,71 Tổng Gà 17 17 7 41,18 Vịt 16 16 12 75,00 Tổng chung 33 33 19 57,58 2 Cẩm Xuyên Gà 2 2 2 100 Vịt 10 10 9 90,00 Can Lộc VịtGà 00 0 0 00 00 Thạch Hà VịtGà 00 00 00 00 Tổng VịtGà 102 102 29 90,00100 Tổng chung 12 12 11 91,67

Cũng theo kết quả này cho thấy, trong thời gian gần đây phần lớn gia cầm ốm chết, các ổ dịch bệnh gia cầm đều do virus cúm gia cầm gây nên. Một tỉ lệ nhỏ là do một số nguyên nhân gây bệnh khác như: dịch tả vịt, tụ huyết trùng gà…

Kết quả đó cũng chứng tỏ sự lựa chọn đề tài nghiên cứu của chúng tôi là có cơ sở, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Những con số cụ thể đó có ý nghĩa rất lớn trong việc cảnh báo khả năng dịch cúm gia cầm sẽ bùng phát ở các địa phương này.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm AH5N1 trên gia cầm tại một số huyện của tỉnh hà tĩnh bằng phương pháp rRT PCR copy UP (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w