- Các loại tủ lạnh: 200 C, 800 C, 40C Buồng an toàn sinh học cấp độ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm theo địa phương
Cùng với chương trình giám sát chủ động thông qua việc lấy mẫu swab hàng tháng trên vịt khỏe mạnh còn sống được buôn bán tại các chợ buôn bán gia cầm sống, từ đầu năm 2012 chương trình giám sát bị động của dự án 604 cũng tiến hành kiểm tra, xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm do các địa phương gửi về trong giai đoạn tháng 1-2/2012.
Các mẫu bệnh phẩm được lấy từ gà, vịt ốm chết và nghi ngờ mắc bệnh cúm A/H5N1 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời gian này, chúng tôi đã nhận được 19 mẫu bệnh phẩm được lấy từ gà, và 26 mẫu bệnh phẩm được lấy từ vịt trên địa bàn ba huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà. Hai huyện Đức Thọ và Lộc Hà không có mẫu bệnh phẩm gửi về. Bằng phương pháp xét nghiệm là rRT – PCR , kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm gửi về từ các huyện được trình bày ở bảng 4.3.
Từ số liệu bảng 4.3, ta thấy có 30/45 mẫu được lấy từ gà, vịt có biểu hiện triệu chứng của bệnh cúm gia cầm hoặc gia cầm chết nghi bị bệnh cúm ở huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà cho kết quả dương tính với chủng virus H5N1, chiếm tỉ lệ 66,67%. Trong đó, gà có 9/19 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 47,37% và vịt có 21/26 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 80,77%.
Bảng 4.3. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm theo địa phương
Huyện Đối tượng Số mẫu
nhận Số mẫu xét nghiệm Dương tính với H5N1 Tỉ lệ (%) Cẩm Xuyên Gà 3 3 3 100 Vịt 16 16 15 93,75 Tổng 19 19 18 94,74 Can Lộc Gà 4 4 1 25,00 Vịt 3 3 0 0 Tổng 7 7 1 14,29 Thạch Hà Gà 12 12 5 41,67 Vịt 7 7 6 85,71 Tổng 19 19 11 57,89 Tổng cộng Gà 19 19 9 47,37 Vịt 26 26 21 80,77 Chung 45 45 30 66,67
Như vậy, tỉ lệ dương tính với H5N1 trên vịt cao gần gấp đôi so với gà. Kết quả này phù hợp với tình hình hiện tại đó là trong thời gian gần đây bệnh cúm gia cầm xảy ra chủ yếu trên đàn vịt chưa được tiêm phòng vacxin, khác rất nhiều so với thời gian đầu dịch mới xuất hiện ở nước ta lại chủ yếu xảy ra trên đàn gà. Kết quả này cũng tương đồng với nhận xét của Trần Mạnh Giang, Trương Văn Dung, Hoàng Hồng Vân và cộng sự (2008) [14] về tỉ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 ở vịt cao hơn gà trên địa bàn Hà Nội. Điều này có thể lý giải như sau: Vịt nuôi bị nhiễm virus cúm và vịt nuôi có thể là nguồn tàng trữ thầm lặng đối với virus cúm H5N1 nhưng ít có triệu chứng lâm sàng hoặc chết do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh kể cả thể độc lực cao gây bệnh nặng ở gà và gà tây. Do vậy, không thể chẩn đoán được một đàn vịt không biểu hiện bệnh, khỏe mạnh có sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 hay không. Chính vì vậy những con cảm nhiễm bài thải virus ra môi trường và lây nhiễm cho những con khác làm cho tỉ lệ lưu hành ở vịt cao.
Điều này cũng đúng với Phạm Hồng Sơn (2002) [20] các loài thủy cầm như vịt và vịt trời mang virus type A/H5N1 với tỉ lệ cao hơn cả.
Hình 4.3. Biểu đồ tỉ lệ dương tính với virus cúm A/H5N1 của gia cầm bệnh
Ở Cẩm Xuyên có 3/3 mẫu xét nghiệm bệnh phẩm từ gà và 15/16 mẫu xét nghiệm bệnh phẩm được lấy từ vịt cho kết quả dương tính với virus cúm A/H5N1, chiếm tỉ lệ lần lượt là 100% và 93,75 %.
Có thể thấy kết quả khảo sát mẫu từ gà và vịt được lấy ở những con gia cầm có biểu hiện triệu chứng hoặc chết trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên cho tỉ lệ dương tính với virus cúm A/H5N1 là rất cao 18/19 mẫu chiếm tỉ lệ 94,74%. Điều đó khẳng định các đàn gà và vịt bị bệnh cúm gia cầm (được khẳng định bằng kết quả xét nghiệm) do virus cúm H5N1 gây nên. Điều này cho thấy việc chẩn đoán bệnh qua triệu chứng lâm sàng, bệnh tích là tương đối quan trọng vì nó cho kết quả tương đối chính xác với tỉ lệ nhiễm rất cao. Mặt khác, kết quả này cũng cho thấy kinh nghiệm chẩn đoán lâm sàng của nhân viên thú y cơ sở là rất cao và kỹ thuật lấy mẫu của cán bộ chuyên trách là rất tốt.
Ở huyện Can Lộc có 1/4 mẫu xét nghiệm bệnh phẩm từ gà cho kết quả dương tính với H5N1 chiếm tỉ lệ 25,00%, và trong 3 mẫu bệnh phẩm lấy trên vịt gửi về xét nghiệm thì không có mẫu nào dương tính với virus cúm A/H5N1.
Huyện Thạch Hà có 5/12 mẫu xét nghiệm bệnh phẩm từ gà và 6/7 mẫu xét nghiệm bệnh phẩm được lấy từ vịt cho kết quả dương tính với virus cúm A/H5N1, chiếm tỉ lệ lần lượt là 41,67% và 85,71%.
Như vậy, ta thấy trong 5 huyện nằm trong chương trình giám sát sự lưu hành virus cúm A/H5N1 của dự án 604 thì 2 huyện Đức Thọ và Lộc Hà không có mẫu bệnh phẩm gửi về, còn 3 huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà có mẫu bệnh phẩm gửi về và kết quả xét nghiệm cũng phản ánh rằng:
những địa phương tập trung chăn nuôi gia cầm nhiều, buôn bán gia cầm lớn như Cẩm Xuyên, Thạch Hà, đặc biệt là có điều kiện thuận lợi về giao thông như Quốc lộ 1A chạy qua thì nguy cơ bùng phát dịch cao hơn cả. Điều này cho thấy tầm quan trọng của đặc điểm dịch tễ trong quá trình chẩn đoán bệnh, phòng và khống chế dịch bệnh.