Chiến lược xúc tiến thái quá.

Một phần của tài liệu Phân tích kinh nghiệm marketing quốc tế của công ty apple (Trang 46 - 50)

III. Thất bại trong việc “marketing thái quá sản phẩm iPhone 2G giai đoan đầu” 1 Chiến lược giá hớt váng quá đà.

2.Chiến lược xúc tiến thái quá.

Ngay từ ngày 16/10/2006, tạp chí Forbes đã có bài viết nói Apple sẽ tiết lộ về iPhone tại hội nghị MacWorld tổ chức vào tháng 1/2007. Ngay ngày hôm sau, 17/10/2006, Forbes đã có bài “What Would An iPhone Look Like?” (iPhone trông sẽ như thế nào?). Điều này làm giới báo chí nước ngoài như Gizmodo, MacDailyNews liên tiếp đưa tin và đẩy các sản phẩm iPhone trở thành 1 sản phẩm của chúa “ Jesus Phone”. Thậm chí, trong hàng dài người chờ mua iPhone ở Mỹ trong ngày đầu tiên 29/6/2007, có những người cầm tấm biển với hàng chữ “Giáng sinh đến sớm”. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với làm của Apple là giữ kín thông tin sản phẩm khi nó được công bố chính thức ở hội nghị MacWorld.

Sau đó vào ngày 9/1/2007, tại hội nghị MacWorld ở San Francisco (Mỹ), Apple mới chính thức giới thiệu iPhone với các tính năng nổi trội như màn hình cảm ứng, hệ điều hành Apple OSX, nghe nhạc iPod và kết nối Internet Wi-Fi…

Ngoài ra để chuẩn bị cho kế hoạch “xuất ngoại” iPhone sang châu Âu, Apple đã “làm mới” chiến dịch quảng cáo, mang lại cho những người dùng iPhone tương lai tại châu Âu đầy đủ lý do để đổi đời “con dế”. Hai đoạn quảng cáo “Instead” (thay vì) và “Amazing” (kinh ngạc) đã hoàn toàn thuyết phục người Âu. Chẳng hạn, “Instead” gợi ý nhẽ ra phải mang theo iPod để nghe nhạc và một con dế để giao tiếp, người dùng chỉ cần mang duy nhất một iPhone. Trong khi đó, “Amazing” liệt kê các ứng dụng nổi bật của iPhone - từ email đến video và chia sẻ video trực tuyến YouTube.

Hậu quả người tiêu dùng hoàn toàn bị thuyết phục bởi điều đó, sẵn sàng bỏ tiền ra để được là những người đầu tiên sở hữu chiếc điện thoại Iphone 2G với đúng mức giá Apple đưa ra. Họ tin tưởng quá mức vào những tính năng của iPhone lẫn giá của nó nên đến khi Apple tung ra chính sách giảm giá thì Apple đã làm mất lòng tin người tiêu dùng – một trong những điều mà Apple đã xây dựng thành công trước đó.

HẬU QUẢ

Giám đốc điều hành Steve Jobs của Apple đã phải lên tiếng cáo lỗi đồng thời chấp nhận hoàn lại 100USD cho những khách hàng trung thành của iPhone, những người phải chờ đợi rất lâu từ những ngày phát hành đầu tiên để sở hữu con dế yêu thích với giá 599USD thông qua các showroom bán lẻ lẫn website. Tuy nhiên, phạm vi có hiệu lực của quyết định chỉ là trong vòng 14 ngày trước khi có thông báo hạ giá mà thôi.

Cổ phiếu của hãng đã tụt giá hơn 6% trong hai ngày sau đó, tương đương với 8 tỷ USD biến mất khỏi tài khoản của các cổ đông

Một điều được rút ra ở đây nữa là nguyên nhân thật sự đến từ việc quảng cáo thái quá sản phẩm Iphone 2G.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Sự thành công của Apple đến thời điểm này thì không ai có thể phủ nhận được. Chiến lược marketing mạnh với thông điệp rõ ràng cho dòng sản phẩm iPod thực sự đã làm nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp giải trí. Tuy nhiên nhìn lại từ bài học với iPhone 2G thì việc đánh mất lòng tin người tiêu dùng đã làm Apple gánh chịu hậu quả nặng nề. Từ đó chúng em xin có một số bài học:

Quảng cáo nhưng phải có chừng mực, quảng cáo khi lấy được lòng tin của người tiêu dùng thì các chiến lược xúc tiến khác phải đi cùng thông điệp quảng cáo kể cả chiến lược giá và chiến lược phân phối để đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng.

Thành thật với công chúng như việc xin lỗi khách hàng của Steve Job mặc dù phần nào đã làm giảm bớt tâm lí phản đối của người tiêu dùng nhưng sẽ không thể tiếp tục làm vậy nếu vẫn không trung thực với người tiêu dùng.

Steve Job mới từ chức CEO của Apple nhưng những thành công trong các chiến lược marketing mà ông để lại là những bài học vô giá.

Một phần của tài liệu Phân tích kinh nghiệm marketing quốc tế của công ty apple (Trang 46 - 50)