CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập niên giám thống kê; Báo cáo khoa học có liên quan; Thu thập số liệu về tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng vốn đầu tư của khu vực công, vốn đầu tư khu vực tư; tổng GDP của thành phố Cần Thơ, GDP khu vực công, GDP khu vực tư; Số liệu chi đầu tư, số liệu GDP của cả nước từ năm 2004 đến năm 2014 tất cả số liệu trong luận văn được Phòng tổng hợp của Cục Thống kê Cần Thơ cung cấp; Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo tổng kết thực hiện 10 Chương trình mục tiêu 4 đề án của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ từ năm 2004 đến năm 2014; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ; số liệu quyết toán thu – chi ngân sách từ năm 2004 đến năm 2014 của Sở Tài chính Cần Thơ, Báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội của Sở Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo của Kho bạc nhà nước Cần Thơ; và tham khảo số liệu từ các tài liệu có liên quan của Cục Thống kê Cần Thơ.
- Phương pháp chuyên gia: thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực có
liên quan đến quản lý, sử dụng vốn đầu tư.
3.1.2. Phương pháp xử lý số liệu:
Tác giả thu thập số liệu, tính tốn và được thể hiện bằng biểu bảng của excel về số liệu như: GDP của thành phố Cần Thơ, GDP khu vực công, GDP khu vực tư các năm từ 2004 đến 2014; thu – chi ngân sách từ năm 2004 đến năm 2014; số liệu nguồn vốn đầu tư từ năm 2004 đến năm 2014; trong đó phân tích, mơ tả, so sánh nguồn vốn đầu tư từ khu vực công, khu vực tư nhân, nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ngoài nước; so sánh hiệu quả đầu tư cả nước với hiệu quả đầu tư của thành phố Cần Thơ.
Về cơ sở số liệu, do đây là các số liệu kinh tế vĩ mô như GDP, tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách, nên luận văn sử dụng số liệu công bố trên trang Web www.gso.gov.vn của Tổng cục Thống kê và số liệu trong Niên giám thống kê của Cục Thống kê thành phố và phòng tổng hợp của Cục Thống kê cung cấp hỗ trợ cánh tính tốn. Số liệu sử dụng là số liệu tính theo giá so sánh năm 2010 nhằm loại bỏ tác động của yếu tố trượt giá đến kết quả tính tốn. Về phương pháp tính tốn, tác giả sử dụng cách tính như sau:
Đối với số liệu vốn đầu tư của thành phố Cần Thơ, do Cục Thống kê thành phố chỉ cung cấp số liệu tính theo giá thực tế, nên tác giả đã sử dụng phương pháp quy đổi về giá so sánh năm 2010 thông qua hệ số GDP deflator (GDP deflator = GDP theo giá
thực tế / GDP theo giá so sánh). Khi đó vốn đầu tư tính theo giá so sánh năm 2010 = vốn đầu tư tính theo giá thực tế / GDP deflator.
Đối với đánh giá hiệu quả đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, để đơn giản hóa trong việc so sánh, tính tốn, tác giả sử dụng độ trễ trung bình trong đầu tư là một năm, nhằm đưa ra một ước lượng sơ bộ về hiệu quả của đầu tư. Cụ thể là tác giả sử dụng các cơng thức sau trong việc tính tốn các chỉ tiêu:
ICOR năm t =∆𝐾
∆𝑌 =𝑌(𝑡)−𝑌(𝑡−1)K(t)−𝐾(𝑡−1)
ICOR(NS)năm t = ∆K(Vốn đầu tư ngân sách)
∆Y = K(t)vốnĐTNS−K(t−1)(Vốn đầu tư ngân sách)𝑌(𝑡)−𝑌(𝑡−1)