CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Vị trí thành phố Cần Thơ trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quan hệ vớ
với các tỉnh thành trên cả nước:
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sơng Hậu; Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Trung tâm thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170 km về hướng Đông Bắc theo Quốc lộ 1A, cách các đô thị lớn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong cự ly khoảng 60-120 km, thuận lợi mở rộng giao lưu và ảnh hưởng kinh tế đến các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nam sông Hậu và Tứ giác Long Xun. Thành phố Cần Thơ có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và hiện đang đơ thị hóa với mức tăng trưởng khá cao. Có cầu Cần Thơ qua sơng Hậu đã xây dựng xong được đưa vào sử dụng, sân bay quốc tế đang được nâng cấp, luồng Định An đang được chỉnh trị, các tuyến đường giao thông huyết mạch đang được xây dựng càng giúp phát huy tiềm năng vị trí của thành
phố Cần Thơ. Phấn đấu theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị.
Ngồi ra, trong một số lĩnh vực kinh tế, thành phố Cần Thơ có khả năng vươn xa đến thành phố Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Với vị trí địa lý trung tâm và quá trình phát triển thành đô thị lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam; là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng như:
- Về đường bộ: trục thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; từ Cần Thơ rẽ các nhánh đi Cà Mau, Kiên Giang và Long Xuyên - Châu Đốc hướng về Phnom Pênh.
- Về đường thủy: trục sông Hậu nối từ biển Đông đến Phnom Pênh, trên đó có trên 55 km ngang qua Cần Thơ; ngoài ra, cịn có 2 trục đường thủy quốc gia quan trọng hướng về thành phố Hồ Chí Minh là trục Cái Sắn (từ Rạch Giá ra sông Hậu) và trục Xà No (từ Cà Mau qua Cần Thơ).