.1 Đơn vị hành chính thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố cần thơ từ góc nhìn quản lý nhà nước (Trang 37)

Ðơn vị hành chính cấp Huyện Quận Ninh Kiều Quận Bình Thủy Quận Cái Răng Quận Ơ Mơn Quận Thốt Nốt Huyện Phong Điền Huyện Cờ Đỏ Huyện Thới Lai Huyện Vĩnh Thạnh Diện tích (km²) 29,2 70,59 62,53 125,41 117,87 119,48 310,48 255,66 297,59 Dân số 2009(người) 243.794 133.565 86.278 129.683 158.255 99.328 124.069 120.964 112.529 Mật độ dân số (người/km²) 7167 1375 1380 1034 1343 860 394 473 396 Số đơn vị hành chính 13 phường 8 phường 7 phường 7 phường 9 phường 1 thị trấn và 6 xã 1 thị trấn và 9 xã 1 thị trấn và 12 xã 2 thị trấn và 9 xã

Nguồn: Website Thành phố Cần Thơ

4.3. Đánh giá tổng quát những tiềm năng và khả năng phát huy các lợi thế so sánh vào mục tiêu phát triển của thành phố sánh vào mục tiêu phát triển của thành phố

Với vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, thành phố Cần Thơ có một số lợi thế nhất định cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian sắp tới:

- Thành phố Cần Thơ nằm trên các trục tuyến giao thông thủy bộ quan trọng nhất của tiểu vùng Tây sông Hậu, là điểm giao lưu kinh tế lớn trong Tứ giác năng động Cần Thơ - Cà Mau - An Giang - Kiên Giang.

Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu kinh tế mang tính chất vùng như khu công nghiệp theo hướng chế biến nông, ngư nghiệp, thủy sản và phục vụ nông, ngư nghiệp, khu cơng nghiệp có cơng nghệ cao, khu cảng biển và sân bay hàng không quốc tế, khu thương mại tập trung,…, tương ứng với nhịp độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tồn vùng.

- Thành phố Cần Thơ còn giàu và đa dạng về tài nguyên đất đai nơng nghiệp có khả năng hình thành các vùng chuyên canh lớn, vvv, tạo hàng hóa chất lượng cao và tập trung, có khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu.

- Dân số khá dồi dào về số lượng và chất lượng, năng động, nếu được đào tạo liên tục trong 10-15 năm, sẽ là một nguồn nhân lực ṇòng cốt cho cơng cuộc phát triển thành phố và tồn vùng.

Nhìn chung, Cần Thơ là thành phố giàu tiềm năng, có vai trị quan trọng cả về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng đối với vùng ĐBSCL, nếu được tập trung đầu

tư xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện, thành phố Cần Thơ sẽ là động lực phát triển của tồn vùng.

4.4. Mức độ đóng góp đầu tư cơng tác động đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ thành phố Cần Thơ

4.4.1. Khái quát tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn:

Thành phố Cần Thơ là một trong 13 tỉnh, thành có số thu điều tiết về Trung ương. Trong những năm đầu khi chia tách tỉnh 2004-2006, theo quy định thành phố Cần Thơ thực hiện điều tiết về Trung ương 50% các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ở giai đoạn này, do mới chia tách nên số thu được hưởng của thành phố không cao và phải thực hiện điều tiết về Trung ương, trong khi đó nhu cầu đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng và nhu cầu chi thường xuyên cũng tăng, vì vậy, ngân sách thành phố gặp rất nhiều khó khăn. Giai đoạn 2007-2010 để tạo điều kiện cho Cần Thơ chủ động trong điều hành ngân sách và gia tăng vốn đầu tư, trung ương cho địa phương hưởng tỷ lệ điều tiết về trung ương đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là 4%; Giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ điều tiết về trung ương đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là 9%. Vì vậy, số chi từ ngân sách địa phương cho đầu tư được gia tăng, bên cạnh đó Trung ương cũng có nhiều dự án đầu tư tại địa phương. Tuy nhiên nguồn vốn cho đầu tư phát triển thời gian này rất hạn chế, chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, thành phố không được Trung ương hỗ trợ vốn đối ứng đầu tư các cơng trình có sử dụng vốn ODA, vốn phát triển hạ tầng các khu công nghiệp; tổng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động chỉ được 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách thành phố7. Đứng trước khó khăn đó, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến sự quan tâm của trung ương trong việc gia tăng nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho các cơng trình trên địa bàn và cho các cơng tŕnh trọng điểm có tính chất vùng, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Với các quy định theo Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, trong những năm qua tại thành phố, quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước được hình thành theo 3 nguồn, đó là thu ngân sách nhà nước tại địa phương, thu từ Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách thành phố, thu vay theo khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách.

Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn thành phố năm 2004 là 2.326 tỷ đồng, đến năm 2014 là 12.172 tỷ đồng, bằng 523 % so với năm 2004.

Bảng 4.2. Thu, chi ngân sách TP. Cần Thơ từ năm 2004-2014: Nội dung 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng (từ 2004 đến 2014) A Tổng thu (tỷ đồng) 2.326 4.340 4.423 4.619 6.351 7.799 8.957 10.703 11.668 12.500 12.172 27,38 Trong đó:

1 Thu nội địa 1.256 1.255 1.545 1.938 2.445 3.154 4.280 5.000 5.387 6.125 6.500 17,87 2 Thu từ hoạt động XNK 322 575 798 936 1.013 870 738 709 478 760 1.107 13,14 3 Các khoản thu ngoài KH 482 1.019 1.171 853 1.443 1.701 1.671 2.071 2.352 2.449 3.199 20,84

Thu XSKT 170 220 247 266 290 388 430 552 620 700 784 16,52

Thu vay 176 630 500 337 600 680 430 345 315 260 373 7,80

Thu kết dư 136 169 424 250 553 633 811 1.174 1.417 1.489 2.042 31,11 4 Thu ngân sách TW BS 63 239 429 410 335 441 676 582 732 588 655 26,38

Trong đó: Vốn đầu tư 49 191 349 339 262 372

B Tổng chi (tỷ đồng) 1.156 1.545 2.179 2.229 2.881 4.012 4.896 5.331 6.359 6.897 7.407 28,26

Chi đầu tư phát triển 504 715 744 738 986 1.779 2.179 2.442 2.754 2.838 2.985 19,47 Chi thường xuyên 630 726 870 1.076 1.254 1.602 2.076 2.461 3.273 3.719 4.193 20,87 Trong đó: Chi sự nghiệp kinh tế 50 55 70 43 55 74 86 158 307 238 370 22,16 Chi trả nợ và lãi vay 10 102 564 414 640 630 640 427 331 339 228 36,71

Các khoản chi khác 12 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1

- Thu nội địa tăng qua các năm, tăng từ 1.256 tỷ đồng năm 2004 lên 6.500 tỷ đồng năm 2014, bằng 518% so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân 17,87%/năm. Trong tổng thu nội địa, các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn qua các năm là thu từ doanh nghiệp nhà nước, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thu tiền sử dụng đất. Nguồn thu sử dụng đất theo quy định chỉ được sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tổng thu ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu tăng từ 63 tỷ đồng năm 2004 lên 655 tỷ đồng năm 2014, tốc độ tăng bình quân 26,38%/năm, trong đó chủ yếu là bổ sung cho chi đầu tư phát triển, tăng từ 49 tỷ đồng năm 2004 lên 560 tỷ đồng năm 2014, tốc độ tăng bình quân 27,55%/năm.

- Thu xổ số kiến thiết tăng qua các năm, năm 2004 thu 170 tỷ đồng, đến năm 2014 thu được 784 tỷ đồng bằng 451% năm 2004, tốc độ tăng bình quân 16,52 %/năm. Tổng nguồn thu này trong 10 năm 2004-2014 là 4.667 tỷ đồng. Nguồn thu này thời gian qua địa phương bố trí chủ yếu cho đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và y tế theo Nghị quyết Quốc Hội.

Nhìn về tổng thể thu ngân sách của Cần Thơ tăng tương ứng với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có xu hướng tăng chậm lại do khó khăn về sản xuất kinh doanh và tác động của chính sách miễn giảm thuế. Nguồn thu của Cần Thơ trong những năm tới sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng dịch vụ thương mại và đầu tư nước ngồi do đó để đảm bảo nguồn thu ổn định Cần Thơ cần tập trung ưu tiên tạo môi trường đầu tư, sản xuất và kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, do thu của địa phương phụ thuộc vào chính sách của trung ương, nên cũng cần phải ổn định các chính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư và chính sách phân chia nguồn thu. Bên cạnh đó tỷ lệ vay trên thu của địa phương cịn thấp, do đó nếu cho phép vay theo khả năng trả nợ thì Cần Thơ sẽ có thể huy động thêm nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển.

* Tổng chi ngân sách địa phương (NSĐP) tăng qua các năm, năm 2004 chi 1.156 tỷ đồng, đến năm 2014 chi 7.407 tỷ đồng bằng 640,44% năm 2004, tốc độ tăng bình qn 18%/năm. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển năm 2004 chi 504 tỷ đồng, đến năm 2014 chi 2.985 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 19,47%/năm thấp hơn tốc độ tăng chi thường xuyên.

- Chi thường xuyên: năm 2004 là 630 tỷ đồng, đến năm 2014 là 4.193 tỷ đồng, tốc độ tăng bình qn 20,41%/năm; Trong đó chi sự nghiệp kinh tế tăng từ 50 tỷ đồng năm 2004 lên 370 tỷ đồng năm 2014, tốc độ tăng là 22,16%, thành phố đã chú trọng

trong cơng tác sửa chữa, bảo trì cũng như các lĩnh vực sự nghiệp khác trong quan hệ chi đầu tư xây dựng cơ bản.

- Chi trả nợ và lãi vay: năm 2004 là 10 tỷ và đến năm 2014 là 228 tỷ đồng, xét về số học tăng, tuy nhiên trong cơ cấu tổng chi ngân sách giảm, do thành phố mới chỉ tạm ứng vốn nhà rỗi Kho bạc nhà nước, không huy động vốn kể cả phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng, do quy định số dư huy động vốn không vượt quá 30% vốn đầu tư phát triển của ngân sách thành phố theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Luật Ngân sách.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho địa phương phát triển theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, Trung ương đã phân bổ cho địa phương nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư một số cơng trình giao thơng, thủy lợi, giáo dục, y tế. Tổng chi đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ trong giai đoạn từ năm 2006-2014 khoảng 5.489,86 tỷ đồng đạt 90,2% so với kế hoạch giao, cụ thể:

Bảng 4.3: Kết quả thực hiện vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/KH

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 281,330 692,569 602,100 936,908 737,794 521,885 577,693 888,241 845,100 178,781 386,469 602,040 928,914 729,355 519,264 554,492 881,174 719,368 63,55 55,80 99,99 99,15 98,9 99,5 96,0 98,1 85,1

Nguồn: Báo cáo tình hình xây dựng cơ bản của Kho bạc nhà nước Cần Thơ.

4.4.2. Khái qt về tình hình đầu tư, đầu tư cơng của thành phố Cần Thơ

4.4.2.1 Vốn đầu tư trên địa bàn

Vốn đầu tư phát triển là chỉ tiêu quan trọng đóng vai trị trong tăng trưởng và phát triển của thành phố Cần Thơ, vì thế thành phố ln quan tâm có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn nội lực, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn đầu tư phát triển và sử dụng hiệu quả mọi nguồn nguồn vốn đầu tư.

Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong 10 năm (2004-2014) theo giá hiện hành đạt khoảng 237.496 tỷ đồng. Vốn đầu tư hàng năm đều tăng do đầu tư cải tạo nâng cấp các cơng trình hạ tầng đơ thị, đầu tư khai thác quỹ đất cơng có nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở, bình quân tăng 24,5%/năm. Theo giá so sánh 2010 đạt khoảng 240.273 tỷ đồng, bình quân tăng 14,4%/năm , tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển chiếm trong GDP ngày càng tăng từ 41,57%/GDP năm 2004 đã tăng đầu tư dần qua các năm đến 2014 đạt 42,61%/GDP. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư công thời kỳ 2004-2014 chiếm tỷ trọng bằng 44%; (trong đó nguồn vốn đầu tư từ NSNN khoảng 40%); nguồn vốn của khu vực tư nhân và dân cư chiếm cơ cấu 53%; vốn đầu tư nước ngoài 5%/tổng vốn đầu tư phát triển.

Từ năm 2004 đến nay, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều cơng trình, dự án đã hồn thành đưa vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả; nhiều khu đô thị, tái định cư mới được đầu tư xây dựng cùng với việc cải tạo nâng cấp, chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan, trật tự đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển thành phố theo các tiêu chí của đơ thị loại I trực thuộc Trung ương.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế: Hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng một số cơng trình chủ yếu như: Dự án nâng cấp và mở rộng Sân bay Trà Nóc, Cảng Cái Cui (giai đoạn 1); cầu Cần Thơ; đường nối thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với thành phố Cần Thơ - giai đoạn I; tuyến đường Mậu Thân - Sân bay Trà Nóc; tuyến giao thơng Bốn Tổng - Một Ngàn; cầu và đường trên các tuyến đường tỉnh; quốc lộ 91B, đường ô tô đến trung tâm các xã, phường; tổ máy của Trung tâm nhiệt điện Ơ Mơn; Siêu thị sách Hịa Bình, Siêu thị Co.op Mart; Trung tâm cơng nghiệp - TTCN Thốt Nốt giai đoạn I và II, Khu cơng nghiệp Trà Nóc II, Trung tâm thương mại Vĩnh Thạnh. Hồn thành và đưa vào sử dụng hệ thống thủy lợi, kênh mương, đê bao thóat lũ, đến nay đã khép kín 84 ngàn ha đất nơng nghiệp phục vụ tốt sản xuất và tiêu thóat lũ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Về thương mại đã đầu tư xây dựng 41 chợ (đầu tư xây dựng mới: 23 chợ; cải tạo, nâng cấp: 18 chợ).

- Kết cấu hạ tầng xã hội: Hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng một số cơng trình như tuyến kè bảo vệ bờ kè cồn Cái Khế, các bờ kè sông Trà Niền, kè chợ Phong Điền, bệnh viện đa khoa một số quận, huyện; Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học công nghệ, Trung tâm Văn hóa; dự án đầu tư nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ; trường nghiệp vụ thể dục thể thao, trường Đại học Tây Đơ, Trung tâm vi tính, Trường

Cao đẳng y tế, các trường Trung học, tiểu học; Trung tâm kỹ thuật phát thanh truyền hình Cần Thơ, Trường quân sự; các khu dân cư, khu tái định cư, các khu dân cư vượt lũ.

Những kết quả đạt được như trên là do việc đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát huy khá tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần đổi mới diện mạo thành phố và được công nhận là đô thị loại I vào tháng 6 năm 2009 đúng theo Nghị quyết đã đề ra. Một số cơng trình cấp vùng, cấp quốc gia có sức lan tỏa lớn đang được triển khai tích cực, một số cơng trình đã hồn thành đưa vào sử dụng. Quan hệ hợp tác, liên kết phát triển giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh, thành trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Cần Thơ những năm gần đây phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố cần thơ từ góc nhìn quản lý nhà nước (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)