Bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu CHƯƠNG i : lý LUẬN CHUNG về VAI TRÒ BAN HÀNH hệ THỐNG PHÁP LUẬT của NHÀ nước TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG; hệ THỐNG PHÁP LUẬT và tín DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 35 - 38)

1.3 Nhiệm vụ của Nhà nƣớc và NHNN trong việc xây dựng hành lang pháplý cho hoạt động tắn dụng

1.3.1.3 Bảo vệ môi trƣờng

Kinh tế thị trƣờng có thể gây ra các nguy cơ ảnh hƣởng đến mơi trƣờng do đó nhà nƣớc phải có chắnh sách sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng; đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng , xây dựng và phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng; hỗ trợ tài chắnh cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và các sản phẩm thân thiện với mơi trƣờng; kết hợp hài hồ giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần mơi trƣờng cho phát triển.

Trong lý thuyết ỢĐiều chỉnh nền kinh tế của nhà nƣớcỢ J.M.Keynes cho rằng nhà

nƣớc cần phải can thiệp sâu để điều tiết nền kinh tế. Trong các biện pháp có sử dụng hệ thống tài chắnh, tắn dụng và lƣu thơng tiền tệ. Ơng cho rằng phải kắch thắch niềm tin, tắnh lạc quan của các nhà đầu tƣ , tăng thêm khối lƣợng tiền lƣu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khắch vay vốn đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Đổi lại, nhà nƣớc phải chấp nhận lạm phát có mức độ. Ơng cũng khuyến khắch việc chi tiêu của nhà nƣớc kể cả bằng cách in tiền để bù đắp sự thiếu hụt ngân sách nhà nƣớc , dùng công cụ thuế để điều tiết kinh tế nhƣ giảm thuế cho sản xuất kinh doanh, tãng thuế thu nhập

của ngƣời lao động để tập trung nguồn vốn cho ngân sách nhà nƣớc để mở rộng đầu tƣ.

Đối với nƣớc ta, Nhà nƣớc có nhiệm vụ rất quan trọng là quản lý kinh tế trong thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Kinh tế thị trƣờng định

hƣớng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế đƣợc Đảng Cộng sản

Việt Nam triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990cho đến nay. Đó là nền kinh tế

vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý chặt chẽ của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa hƣớng đến mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .Đến hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa . Ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chắnh phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chƣơng trình hành động của Chắnh phủ để thực hiện nghị quyết 21- NQ/TW.

Theo Đinh Văn Ân ( 2006 ), ở Việt Nam, thể chế kinh tế thị trƣờng hiện đƣợc

hiểu là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại song trùng với các bộ phận khác nhƣ thể chế chắnh trị, thể chế gia đình, thể chế văn hóa; thể chế tơn giáo, v.v.. Các yếu tố cấu thành của hệ thống thể chế đó bao gồm: các quy tắc, chuẩn mực về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trƣờng; bản thân các bên tham gia thị trƣờng với tƣ cách là các chủ thể thị trƣờng ; cách thức tổ chức thực hiện các quy tắc, chuẩn mực thị trƣờng, nhằm đạt đƣợc mục tiêu, hay kết quả mà các bên tham gia thị trƣờng

mong muốn; và hệ thống các thực thể thị trƣờng vật chất, tức là bản thân các Ộthị

trƣờngỢ- với tƣ cách là các địa điểm, là Ộsân chơiỢ, là các đầu mối giao dịch, nơi hàng hóa, dịch vụ đƣợc trao đổi trên cơ sở cung cầu, quy định của Ộluật chơiỢ

Theo nhận thức từ nghị quyết 21-NQ/TW thì thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có các đặc trƣng sau:

 Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trƣờng, vừa

có sự điều tiết của nhà nƣớc pháp quyền XHCN dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng đƣợc tôn trọng, các mạch

máu kinh tế và các ngành trọng yếu (khai mỏ, ngân hàng, quốc phòng...) đƣợc nhà nƣớc quản lý. Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế đƣợc vận dụng một cách hợp lý. Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.

 Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhƣng khu vực kinh tế nhà

nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

 Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh

tế thành công.

 Việc phân phối đƣợc thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả

kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa đƣợc tiến hành theo hƣớng nâng cao hiệu quả, vừa theo hƣớng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phƣơng. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội đƣợc chú ý trong từng bƣớc, từng chắnh sách phát triển.

 Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng.

 Các tổ chức chắnh trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân đƣợc

khuyến khắch tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

Một đặc trƣng quan trọng nói trên là sự điều tiết của nhà nƣớc pháp quyền XHCN . Nhà nƣớc pháp quyền là khái niệm đã đƣợc nhiều nhà tƣ tƣởng trên thế giới đúc kết. Ở nƣớc ta Nhà nƣớc pháp quyền XHCN có những đặc trƣng riêng nhƣ sự lãnh đạo của Đảng, sự tập trung thống nhất quyền lực có sự phân công giữa lập pháp, hành pháp, tƣ phápẦ

Hiện nay vẫn còn một số vấn đề về thể chế kinh tế ở nƣớc ta đang tồn tại cũng cần nghiên cứu giải quyết nhƣ : Do nhà nƣớc (thông qua các doanh nghiệp nhà nƣớc) nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoáng sản, tắn

dụng, ƣu đãi chắnh sách.v.v. nên các chắnh sách chống tham nhũng, chống lãng phắ.v.v. nếu không chặt chẽ sẽ dẫn đến tiêu cực: cán bộ tham nhũng ngày càng tinh vi và hệ thống phải gồng mình tập trung chống tham nhũng, thất thốt, lãng phắ, thay vì tập trung toàn lực cho sản xuất. Hay vấn đề quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh tế và tham nhũng thất thoát cao trong hệ thống dẫn đến đầu tƣ công vào nền kinh tế đạt hiệu quả thấp. Hay việc Nhà nƣớc quản lý, điều tiết giá một số hàng hóa đƣợc cho là chiến lƣợc nhƣ điện, nhiên liệu..Nếu sự điều tiết này là tăng quá lớn thì làm đảo lộn tất cả các hoạch định, tắnh toán hiệu quả của các kế hoạch, dự án, thậm chắ làm phá sản. Nhƣng nếu Nhà nƣớc khơng điều tiết thì có doanh nghiệp sẽ bị lỗ (nhƣ ngành điện chẳng hạn) và các thành phần kinh tế khác hƣởng lợiẦ

Tóm lại, áp dụng thể chế kinh tế thị trƣờng không làm giảm nhẹ sự quản lý của nhà nƣớc.Vấn đề là phƣơng thức quản lý của nhà nƣớc nhƣ thế nào để vừa đảm bảo đầy đủ các quy luật khách quan của bản thân nền kinh tế thị trƣờng vừa đảm bảo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đó là hƣớng đến mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do đó bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, định hƣớng và hỗ trợ phát triển, Nhà nƣớc còn phải làm thật tốt các nhiệm vụ phân phối lại thu nhập quốc dân theo hƣớng công bằng, dân chủ và làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG i : lý LUẬN CHUNG về VAI TRÒ BAN HÀNH hệ THỐNG PHÁP LUẬT của NHÀ nước TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG; hệ THỐNG PHÁP LUẬT và tín DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)