Forest Products Ltd. – Bài học cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Millar Western Forest Products Ltd. là một công ty sản xuất và cung cấp gỗ xẻ ở bang Alberta, Canada. Mỗi năm công ty sản xuất 375 triệu BF gỗ cung cấp cho thị trường Canada, Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Giá sản phẩm gỗ tại Canada hình thành dựa trên giá tại Mỹ và định danh bằng đồng đôla Mỹ. Công ty thường xuyên thực hiện phòng ngừa rủi ro biến động của giá gỗ và tỷ giá bằng các công cụ tài chính trên sàn
giao dịch Chicago (CME). Đây là sàn giao dịch đầu tiên tiến hành trao đổi cung cấp bảo vệ giá cho ngành công nghiệp lâm sản.
Vào 05/2009 công ty quyết định phòng ngừa rủi ro cho sự giảm giá của sản phẩm gỗ xẻ để bán vào tháng 9/2009 bằng cách bán giao sau hợp đồng gỗ SPF 2x4 (gỗ thơng linh sam loại kích cỡ 2x4).
Tỷ giá vào tháng 05/2009: 1 USD = 1,17 CAD (1 US Dollar = 1,17 Canadian Dollar), giao dịch ở mức Can$304.20/MBF (US$260.00).
+ Nếu cơng ty khơng phịng ngừa rủi ro thì giá tăng là một thuận lợi với cơng ty, nhưng giá giảm là một rủi ro rất lớn. Công ty phải tốn chi phí lưu kho lớn khi giá bán không thuận lợi.
+ Trường hợp đôla Canada tăng giá thì giá gỗ tính bằng đơla Mỹ quy sang đơla Canada đã giảm đi (cần ít đơla Canada hơn để mua 1 đôla Mỹ).
09/2009 đôla Canada tăng giá như sau: 1 USD = 1.08 CAD (1 US Dollar = 1.08 Canadian Dollar). Công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME. Do đôla Canada tăng giá từ tỷ giá Can$1,17 đến Can$1,08. Nên giá gỗ xẻ SPF 2x4 tính bằng đơla Mỹ sang giá tính bằng đơla Canada đã giảm đi (cần ít đơla Canada hơn để mua 1 đôla Mỹ), giao dịch ở mức Can$280.80/MBF (US$260.00). Đồng đôla Canada tăng giá nên giá gỗ giao ngay quy từ giá định danh bằng đơla Mỹ về giá tính bằng đơla Canada giảm đi từ Can$304.20/MBF xuống Can$280.80/MBF. Khoản lỗ do tỷ giá mang lại là Can$23,40/MBF. Bằng cách mua giao sau đôla Canada với tỷ giá hối đối, cơng ty sẽ lãi khi đôla Canada tăng giá.
Tỷ giá đôla Canada/ đôla Mỹ đã được các nhà xuất khẩu Canada quan tâm hơn trong những năm gần đây khi có những biến động lớn trong giá trị của đồng đơla Canada. Giá hàng hóa tuy sản xuất tại một quốc gia nhưng lại thay đổi phụ thuộc vào những diễn biến của quốc gia khác. Nhà sản xuất tại Canada khi bán hàng hóa có giá được tính bằng đơla Mỹ, họ sẽ phải gặp rủi ro do giá bán mặt hàng này giảm đi do đôla Canada tăng giá. Như vậy khi công ty dự định bán hàng hóa trong tương lai, sẽ gặp rủi
ro khi đồng nội tệ tăng giá. Trong trường hợp này công ty tiến hành rủi ro tỷ giá bằng cách mua giao sau đôla Canada.
Hợp đồng giao sau (future) là một loại công cụ quản trị rủi ro do bất ổn về giá cả hàng hóa, lãi suất và ngoại tệ, là hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán để mua hoặc bán tài sản vào một ngày tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay.
Bài học kinh nghiệm: Chiến lược mà công ty ở trên sử dụng bắt đầu với một quy trình dự tính ban đầu trước khi phịng ngừa rủi ro được đặt ra và kết thúc với quá trình đánh giá khi phòng ngừa rủi ro kết thúc. Hợp đồng giao sau sản phẩm gỗ xẻ và giao sau tỷ giá tuy phải chịu một khoản phí giao dịch nhưng đáp ứng được mục tiêu phòng ngừa rủi ro tổng thể cho công ty. Các công ty sản xuất chế biến gỗ nguyên liệu thì phịng ngừa vị thế bán hàng hóa; các cơng ty phân phối hoặc mua gỗ xẻ để chế biến ra sản phẩm đồ gỗ, mua gỗ để xây dựng thì phịng ngừa giá gỗ nguyên liệu tăng bằng vị thế mua hàng hóa. Từ phương pháp này, có thể rút ra kinh nghiệm cho các doanh nghiệp chế biến gỗ như sau:
- Tối ưu hóa chi phí dự trữ gỗ nguyên liệu để bán hoặc chế biến thành sản phẩm đồ gỗ: Nhà sản xuất có thể có những nhận định hiệu quả về cung cầu hàng hóa trong tương lai, giá giao ngay và giá giao sau trong công cụ tài chính phái sinh sẽ như thế nào bằng cách xem xét giá tương lai vào thời điểm hiện tại. Từ đó, nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam có thể đưa ra những quyết định sản xuất và dự trữ gỗ nguyên liệu tối ưu nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho.
- Các bước tiến hành khi thực hiện phòng ngừa rủi ro giá gỗ nguyên liệu: xác định mục tiêu, xác định vị trí rủi ro, kiểm tra thị trường, kế hoạch phòng ngừa, thực hiện phòng ngừa, chấm dứt các phòng ngừa, đánh giá hiệu quả việc phòng ngừa.
- Tiến hành nhận diện, đo lường độ nhạy cảm và am hiểu các loại rủi ro công ty đang gánh chịu: công ty chế biến gỗ phải chắc chắn rằng đã biết là đang gánh chịu bao nhiêu rủi ro và chắc chắn rằng mọi người trong công ty hiểu như nhau. Các nhà quản trị cao cấp phải biết nên kỳ vọng vào điều gì.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Những biến động ngày càng phức tạp của nền kinh tế đã làm phát sinh nhiều rủi ro ngày càng trở nên khó lường. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải xây dựng cho đơn vị một hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động hiệu quả.
Trong chương 1, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học trong nước và ngoài nước, tác giả đã tổng hợp và trình bày được
- Những lý luận cơ bản về sự hình thành và phát triển lý thuyết rủi ro và kiểm soát rủi ro.
- Hệ thống kiểm soát rủi ro dựa trên lý thuyết nền COSO năm 2004 gồm tám thành phần cấu thành: môi trường nội bộ, thiết lập các mục tiêu, xác định các sự kiện, đánh giá rủi ro, các phản ứng đối với rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát.
- Mối quan hệ giữa KSRR với các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. - Đồng thời, tác giả cịn phân tích kinh nghiệm kiểm sốt rủi ro của một cơng
ty về ngành chế biến gỗ để rút ra bài học cho các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam.
Dựa vào cơ sở lý luận trên, tác giả tiến hành khảo sát các doanh nghiệp để tìm hiểu thực trạng kiểm sốt rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định, từ đó đánh giá về thực trạng kiểm sốt này. Đó chính là nội dung chương 2, để có nhìn nhận tổng qt về thực tiễn KSRR tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ tỉnh Bình Định hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH