1.3 Các thành phần cấu thành nên hệ thống kiểm soát rủi ro
1.3.4 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể kiểm sốt được các rủi ro. Do đặc điểm kinh tế, hoạt động kinh doanh, những quy định luôn thay đổi nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này.
Sau khi đơn vị đã nhận dạng rủi ro ở mức độ toàn đơn vị và mức độ hoạt động cần thiết thì tiến hành phân tích rủi ro, thường gồm các bước sau:
- Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro
- Đánh giá khả năng hay xác suất có thể xảy ra
Nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh, môi trường pháp lý và những hoạt động của đơn vị luôn thay đổi và phát triển. Kiểm sốt hữu hiệu trong điều kiện này có thể lại không hữu hiệu trong điều kiện khác. Do vậy nhận dạng rủi ro thường được tiến hành một cách liên tục đó chính là quản trị sự thay đổi.
- Sự thay đổi của môi trường hoạt động: môi trường luật pháp hay kinh tế thay đổi có thể dẫn đến gia tăng áp lực cạnh tranh và từ đó rủi ro gia tăng một cách đáng kể. - Nhân sự mới: một giám đốc điều hành mới của đơn vị có thể khơng hiểu về văn hóa của đơn vị hay chỉ có thể tập trung vào thành tích mà khơng chú trọng đến những hoạt động kiểm sốt có liên quan.
- Hệ thống thông tin mới hay nâng cấp hệ thống thông tin: những biện pháp kiểm sốt hữu hiệu thơng thường có thể khơng cịn phù hợp khi đơn vị phát triển hệ thống mới.
- Tăng trưởng nhanh chóng: khi hoạt động kinh doanh của đơn vị tăng trưởng một cách nhanh chóng, hệ thống hiện tại có thể khơng phù hợp ở những bộ phận kinh doanh có nhiều thay đổi, ở nhân viên mới được tuyển dụng hoặc ở nơi giám sát lỏng lẻo.
- Kỹ thuật mới: khi những kỹ thuật mới được áp dụng vào quá trình sản xuất hay hệ thống thơng tin thì hệ thống kiểm sốt cần phải được thay đổi.
- Dòng sản phẩm mới hay hoạt động mới: khi đơn vị đưa ra dòng sản phẩm mới hay tham gia vào những nghiệp vụ mới kiểm soát hiện hữu có thể khơng cịn thích hợp.
Đơn vị cần có cơ chế để nhận dạng những thay đổi đã diễn ra, dưới giả định hay những điều kiện nhất định. Các vấn đề như kỹ thuật, những hành động của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng sẽ được bàn bạc và nhận diện. Những rủi ro và cơ hội được phân tích từ đó đưa ra biện pháp đối phó thích hợp. Cơ chế nhận dạng và phân tích rủi ro nên tập trung vào các dữ kiện có thể xảy ra trong tương lai và lập kế hoạch dựa vào những thay đổi này. Tuy nhiên cần quan tâm đến các chi phí liên quan. Khơng một đơn vị nào có đủ khả năng và nguồn lực để phân tích và thu thập một cách đầy đủ những thông tin về tất cả những tình huống có thể xảy ra và ảnh hưởng của
chúng. Bởi vì khơng ai có khả năng tiên đốn chính xác tương lai. Do vậy một cơ chế phù hợp là cơ chế có khả năng dự đốn những thay đổi ảnh hưởng đến đơn vị, giúp tránh được những rủi ro đang đe dọa và tạo thuận lợi cho những cơ hội sắp đến.