Đánh giá thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bình định (Trang 64 - 67)

2.2 Thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

2.2.2 Đánh giá thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ

Bình Định

2.2.2.1 Mơi trường nội bộ

Hầu hết các doanh nghiệp (chiếm 75%) đã xây dựng cho đơn vị các tiêu chuẩn về giá trị đạo đức và nội quy làm việc cụ thể đòi hỏi nhân viên các cấp phải tuân thủ trong quá trình làm việc. 70% trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát có cách thức tuyển dụng nhân viên vào các vị trí cơng việc đảm bảo đúng người đúng việc.

Bên cạnh đó cũng cịn có những tồn tại, yếu kém trong môi trường nội bộ; cụ thể, 25% doanh nghiệp chưa ban hành các quy định cụ thể hoặc khẳng định các vấn đề liên quan về đạo đức nghề nghiệp, khi vi phạm xảy ra được xử lý theo cảm tính của chủ doanh nghiệp. 30% số doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên chưa đúng người đúng việc, hầu như nhân viên cịn kiêm nhiệm nhiều cơng việc. Mức độ quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho nhân viên của các doanh nghiệp chưa thực sự nhiều nên tỷ lệ này còn khá thấp, chỉ chiếm 39%. Mức độ tham gia của Hội đồng quản trị/ ban kiểm soát vào hoạt động KSRR rất thấp, chỉ chiếm 25% trong tổng số doanh nghiệp. Điều này cho thấy sự hoạt động của ban điều hành trong việc hướng dẫn và giám sát KSRR chưa thực sự năng động, chưa được thực hiện rộng khắp các doanh nghiệp. Số còn lại

phản ánh HĐQT/ Ban kiểm soát chỉ quan tâm đến việc kiểm soát khi rủi ro thực sự xảy ra hoặc khi có báo cáo rủi ro đột xuất. Ban kiểm sốt ở một số doanh nghiệp được lập chỉ nhằm đối phó với quy định của pháp luật.

Nguyên nhân của những tồn tại: Đối với các doanh nghiệp quy mơ nhỏ, khi có rủi ro xảy ra thường là do chủ doanh nghiệp dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà đưa ra quyết định nên việc kiểm soát rủi ro chưa thực sự được phổ biến ở các doanh nghiệp. Nhìn chung, cơ chế quản lý của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh cịn mang tính truyền thống. Các doanh nghiệp chưa có những biện pháp cần thiết như động viên, khen thưởng để giữ chân người lao động làm việc lâu dài, chưa quan tâm đến cơng tác quản trị doanh nghiệp, ít quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn cho nhân viên để sử dụng các thiết bị hiện đại.

KSRR địi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về nền kinh tế. Cơ cấu trình độ lao động trong các doanh nghiệp chế biến gỗ có điểm hạn chế như số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm từ 3-5%, công nhân kỹ thuật khoảng 30%, cịn lại chủ yếu là lao động phổ thơng gần 70%. Điều này là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến doanh nghiệp không thể xây dựng và thực hiện hiệu quả hệ thống KSRR. Bên cạnh đó, KSRR địi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh vì sẽ tốn kém nhiều chi phí. Bỏ ra một chi phí thực để phòng ngừa một cái chưa chắc xảy ra là điều không dễ để chủ doanh nghiệp quyết định làm. Do đó, nhiều doanh nghiệp sau khi cân nhắc giữa chi phí và lợi ích mà KSRR mang lại đã quyết định mặc kệ rủi ro. Họ dành khoản tiền đó cho các hoạt động kinh doanh sinh lợi khác nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.

2.2.2.2 Thiết lập các mục tiêu

Theo kết quả khảo sát, có 66% doanh nghiệp có xây dựng các mục tiêu chiến lược kinh doanh cho đơn vị, trong đó thì có 39% doanh nghiệp có quy định rủi ro có thể chấp nhận đối với từng mục tiêu cụ thể. Vẫn còn 34% doanh nghiệp chưa thiết lập mục tiêu chiến lược cho đơn vị. Đa số doanh nghiệp mới chỉ xác định và giải quyết các mục tiêu trước mắt mà chưa hướng tới xây dựng các mục tiêu trong dài hạn. Trước yêu

cầu ngày càng cao, các doanh nghiệp của ngành chế biến gỗ đã thiết lập và thực thi các chiến lược kinh doanh, quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên các chiến lược kinh doanh này chỉ mang tính chất đối phó, khơng mang tính khả thi về lâu dài, các doanh nghiệp đã vận dụng một cách cứng nhắc chiến lược đã đề ra, thiếu sự linh động biến đổi theo điều kiện môi trường.

Chúng ta thấy các sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam hiện nay hầu như đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính độc đáo của sản phẩm khơng cao… ngoại trừ một số ít sản phẩm mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hóa đặc thù… Những dịng sản phẩm doanh nghiệp tập trung ưu thế chủ yếu là sản phẩm gỗ thuần túy và gỗ kết hợp vải, nệm. Sản phẩm gỗ kết hợp với các vật liệu mới như đan giả mây, kim loại, gỗ sơn màu… chưa được quan tâm và phát triển trong các bộ sưu tập sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định chưa xây dựng chiến lược thị trường trên thế chủ động, và chưa theo định hướng chung nên một số doanh nghiệp bị động về thị trường, các mặt hàng xuất khẩu gỗ chủ yếu sang các nước Châu Á, thị trường tiềm năng như Mỹ bị bỏ hẳn một thời gian lâu dài.

Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ đưa ra những mục tiêu kinh doanh trước mắt, ngắn hạn, theo từng giai đoạn, chưa đầu tư xây dựng những chiến lược kinh doanh dài hạn, phổ biến đến các thành viên trong doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp không xem xét hết các rủi ro và khơng có những chiến lược dài hạn để chủ động ứng phó với rủi ro một cách hiệu quả.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 10,9% so với năm 2011, trong khi chế biến gỗ là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường chính như các nước EU năm 2012 giảm 17,5% so với năm 2011. Một phần là do các doanh nghiệp đều thận trọng, nhận ít đơn hàng, vì sợ giá nguyên liệu vật tư, phụ kiện tăng cao, dễ bị thua lỗ; mặc dù các nhà nhập khẩu EU gửi đơn hàng nhiều nhưng giá mua thấp, tăng 3% - 5% hoặc không tăng.

Đồng thời, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh.

Trước những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, những yêu cầu về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản FLEGT của EU, các tiêu chuẩn mới về cadmium, creosote, về an toàn sản phẩm tiêu dùng, đạo luật Lacey của Mỹ, Đạo luật cấm khai thác gỗ bất hợp pháp 2012 của Úc, thúc đẩy các doanh nghiệp cần xác định lại mục tiêu kinh doanh của đơn vị và tìm ra các giải pháp để ứng phó. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ, hình thành một số sản phẩm sản xuất tại Bình Định có sức cạnh tranh trong và ngoài nước, hướng đến phát triển đồ gỗ nội thất và thị trường nội địa với số dân dự báo đến năm 2020 là 100 triệu người. Đây được xem là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp chế biến gỗ Bình Định hướng đến, phấn đấu đến năm 2020 hơn 20% doanh thu bán tại thị trường nội địa.

Nguyên nhân của những tồn tại là doanh nghiệp chưa nắm bắt hết tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của những mục tiêu dài hạn đối với toàn bộ tiến trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, để giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro một cách tổng thể hơn. Mặt khác, do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế của nguồn nhân lực nên chưa thể hiểu được, nắm bắt, lường trước và có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế hiện nay để có những đề xuất, thay đổi kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bình định (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)