2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietcombank
2.3.1.1 Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh ngành ngân hàng
Dựa trên quan điểm của Michael Porter và các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả tiến hành thảo luận với chuyên gia là ban giám đốc
và các trưởng, phó phịng của Vietcombank Long An để tìm ra 7 tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM, bao gồm: sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, năng lực tài chính, năng lực cơng nghệ, năng lực quản trị điều hành, và uy tín, thương hiệu.
Các tiêu chí năng lực cạnh tranh nói trên được đánh giá chi tiết thông qua 2 bảng câu hỏi với 30 biến quan sát nhằm khảo sát ý kiến của khách hàng (phụ lục 2) và ý kiến của chuyên gia (phụ lục 3). Đối tượng khảo sát được đề nghị cho điểm từng tiêu chí theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).
Tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát đến 150 khách hàng là các tổ chức, cá nhân đang sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Long An với các nhóm câu hỏi liên quan đến 5 tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM gồm: sản phẩm dịch vụ, mạng lưới hoạt động, con người, công nghệ và uy tín, thương hiệu. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát 22 chuyên gia là Phó Giám đốc và các Trưởng, Phó phịng của Vietcombank Long An với các nhóm câu hỏi liên quan đến 2 tiêu chí: năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (bên trong, bên ngoài) đến năng lực cạnh tranh của NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cũng như khả năng đáp ứng (tận dụng, thích nghi) của Vietcombank Long An đối với tác động từ các nhân tố bên ngoài.
Kết quả, tác giả thu về được 138 phiếu khảo sát ý kiến khách hàng và 22 phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia, từ đó tiến hành tổng hợp ý kiến khảo sát để đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank Long An và các đối thủ.