Quan điểm và mục tiêu xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 71 - 72)

Để các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank Long An được thực hiện hiệu quả và khả thi, cần dựa theo các mục tiêu và cơ sở như sau:

Một là, cạnh tranh bằng cách tập trung phục vụ nhu cầu khách hàng là nhiệm

vụ trọng tâm, nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng. Nghiên cứu của Ersnt & Young về thị trường ngân hàng bán lẻ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mới đây dựa trên hơn 32.000 khách hàng, trong đó có hơn 800 người Việt Nam, cho thấy tỷ lệ thay đổi ngân hàng phục vụ của người Việt Nam cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi tỷ lệ bình qn trên tồn cầu về thay đổi dịch vụ ngân hàng chỉ từ 40-50%, tại Việt Nam tỷ lệ này lên tới 65%-77%. Có nghĩa là cứ 10 người sử dụng dịch vụ ngân hàng thì có đến 6-8 người sẵn sàng thay đổi ngân hàng hiện tại để chuyển sang một ngân hàng khác. Thực tế cho thấy, khả năng thuyết phục khách hàng quay lại là rất khó. Vì vậy, khách hàng chính là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Vietcombank Long An phải xem khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên cơ sở hài hồ lợi ích và bảo đảm u cầu quản lý rủi ro của toàn hệ thống, thực hiện nhất quán phương châm hoạt động kinh doanh luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trên con đường hướng tới tương lai.

Hai là, cạnh tranh bằng năng lực lõi của Vietcombank Long An để tồn tại và

phát triển bền vững. Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế cũng như ngành tài chính- ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng sâu rộng của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế có tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng tại Việt Nam. Các ngân hàng này thường có một phân khúc khách hàng riêng, khơng vướng phải những rào cản về hạn mức cho vay

chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản … Trước bối cảnh đó, để cạnh tranh và tạo được vị thế của mình trên thường trường, VCB Long An xác định phải xác định được năng lực lõi của mình, tái cơ cấu chi nhánh một cách toàn diện; phát huy mọi lợi thế, tiếp tục phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, hướng tới phát triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế.

Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank Long An phải dựa trên

nền tảng cạnh tranh công bằng, lành mạnh, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật. Về nguyên lý, cạnh tranh luôn là động lực cho sự phát triển và hoàn thiện hoạt động của các tổ chức kinh doanh trong kinh tế thị trường. Đối với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, điều này lại càng đúng. Tuy nhiên trong những năm qua, các việc thành lập quá nhiều NHTMCP và ngân hàng có yếu tố nước ngoài nhưng chưa chú ý đến năng lực tài chính của các NHTM, dẫn đến một số NHTM có năng lực tài chính quá nên để cạnh tranh tranh với các NHTM khác, đặc biệt là với các NHTM Nhà nước, buộc các NHTM nhỏ phải tìm cách giảm chuẩn cho vay, huy động vượt trần lãi suất, bán phá giá sản phẩm dịch vụ nhằm giành giật khách hàng của nhau… Chính sự cạnh tranh quyết liệt trong hệ thống các định chế tài chính lại càng làm gia tăng lãi suất huy động và cho vay, tức là chi phí vốn đang ngày càng tăng lên, mơi trường tín dụng càng thêm bất ổn. Là chi nhánh NHTMNN, chính vì vậy Vietcombank Long An phải tuyệt đối chấp hành nghiêm kỷ cương kỷ luật quản lý điều hành và thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về Luật cạnh tranh giữa các ngân hàng nhằm giữ vững lòng tin của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)