Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của Vietcombank LongAn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 40 - 58)

2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietcombank

2.3.2 Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của Vietcombank LongAn

2.3.2.1. Sản phẩm dịch vụ

BIDV Long An cùng đạt điểm cao nhất với 3,9/5 điểm, trong khi điểm thấp nhất thuộc về Agribank Long An với 3,41 điểm. Các tiêu chí về sản phẩm dịch vụ của Vietcombank Long An được đánh giá cao hơn các NHTM khác gồm: tính phong phú, đa dạng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các tiêu chí về quy trình giao dịch và giá cả thì thấp hơn một chút so với BIDV Long An.

Bảng 2.4: Đánh giá sản phẩm dịch vụ của Vietcombank Long An và các đối thủ cạnh tranh S T T SẢN PHẨM DỊCH VỤ AGRI BANK LA VCB LA VIETIN BANK LA BIDV LA SACOM BANK LA 1 Phong phú, đa dạng 3,49 4,03 3,70 3,93 3,88 2 Phù hợp nhu cầu của

khách hàng 3,57 4,04 3,68 3,93 3,61

3 Thủ tục và quy trình

giao dịch đơn giản 3,42 3,80 3,58 3,93 3,67

4 Thời gian giải quyết

khiếu nại nhanh chóng 3,13 3,77 3,59 3,77 3,64 5 Giá cạnh tranh (lãi

suất, phí…) 3,43 3,86 3,65 3,94 3,59

Điểm trung bình 3,41 3,90 3,64 3,90 3,68

(Nguồn: xử lý dữ liệu của tác giả)

Điểm mạnh so với đối thủ:

Vietcombank Long An có các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với thủ tục và quy trình giao dịch đơn giản cũng như giá cả cạnh tranh. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống như huy động vốn và cho vay, các sản phẩm dịch vụ khác như bảo lãnh, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử, phát hành thẻ,... luôn được Vietcombank Long An quan tâm và xác định là một trong những yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay.

Thời gian qua, Vietcombank Long An luôn chú trọng tới việc gia tăng các tiện ích cho khách hàng và cung cấp những sản phẩm phù hợp. Ở mảng tiền gửi, các

chương trình huy động tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có thưởng, hoặc các cách tính lãi suất linh hoạt (lãi suất bậc thang, lĩnh lãi định kỳ) cho phép khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Ở mảng cho vay, các sản phẩm tiền vay từng bước được chuẩn hố thành nhóm sản phẩm cho từng phân đoạn khách hàng cụ thể như "Cho vay Cán bộ quản lý điều hành", "Cho vay cán bộ công nhân viên", "Cho vay mua nhà Dự án", "Cho vay mua ô tơ", “Cho vay du học”. Bên cạnh đó, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như internet banking (VCB-iBanking), SMS banking (VCB SMS-Banking) và thanh tốn hóa đơn tự động (billing payment) đã và đang đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích.

Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng thì Vietcombank Long An rất quan tâm đến hoạt động chăm sóc khách hàng, thực hiện chính sách hậu mãi chu đáo, kịp thời giải quyết các khiếu nại, vướng mắc của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Vietcombank Long An.

Điểm yếu so với đối thủ:

Bên cạnh những điểm nổi bật thì sản phẩm dịch vụ của Vietcombank Long An vẫn còn một số hạn chế nhất định. Quy trình cho vay ở một số sản phẩm cịn rườm rà, gây khó khăn cho khách hàng. Thực tế hiện nay, việc giải quyết khoản vay cá nhân 50 triệu đồng cũng có thủ tục, các tài liệu cần thiết giống như việc giải quyết khoản vay cá nhân 5 tỷ đồng. Việc tiết giảm thủ tục đối với những khoản vay nhỏ là cần thiết nhưng cán bộ cho vay cũng không thể làm khác so với quy trình do Hội sở chính ban hành. Ngồi ra, do Vietcombank Long An luôn đi đầu trong việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn nên khiến cho lãi suất huy động của chi nhánh thường thấp và kém cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Long An.

2.3.2.2. Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực của một NHTM chủ yếu được đánh giá dựa trên các đặc điểm của đội ngũ nhân viên giao dịch – là những người trực tiếp cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy nguồn nhân lực của Vietcombank Long An được đánh giá có chất lượng khá cao (đạt 4,04/5 điểm)

và đứng đầu so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.5: Đánh giá nguồn nhân lực của Vietcombank Long An và các đối thủ cạnh tranh S T T NHÂN LỰC AGRI BANK LA VCB LA VIETIN BANK LA BIDV LA SACOM BANK LA

1 Nhân viên có ngoại hình

và trang phục thu hút 3,33 3,99 3,54 3,81 3,77 2 Nhân viên thân thiện,

lịch sự, nhiệt tình 3,13 4,01 3,67 3,93 3,78

3 Thực hiện giao dịch

nhanh chóng, chính xác 3,28 4,13 3,77 4,04 3,90 4 Kiến thức chuyên môn

tốt, nhiều kinh nghiệm 3,64 4,01 3,65 3,93 3,71

Điểm trung bình 3,34 4,04 3,66 3,93 3,79

(Nguồn: xử lý dữ liệu của tác giả)

Điểm mạnh so với đối thủ:

So với các NHTM nhà nước khác trên địa bàn thì Vietcombank Long An được thành lập khá muộn và là một ngân hàng non trẻ với độ tuổi bình quân toàn chi nhánh là 29,7 tuổi. Đội ngũ nhân viên phần lớn là những người trẻ tuổi, năng động và nhiệt huyết với công việc. Tuy nhiên, nhờ quy trình tuyển dụng nghiêm túc và khá gắt gao nên cán bộ nhân viên vẫn có đầy đủ phẩm chất và nền tảng kiến thức chuyên mơn cần thiết. Về trình độ học vấn, 5,6% đạt trình độ cao học, hơn 78% đạt trình độ đại học và 4,6% đạt trình độ cao đẳng. Ngồi ra trong q trình hoạt động, chi nhánh cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng cho toàn thể cán bộ nhân viên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có khả năng thích nghi nhanh chóng với mơi trường kinh doanh nhiều thay đổi và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Điểm yếu so với đối thủ:

phong cách phục vụ cũng như kỹ năng, kiến thức chuyên môn nhưng nguồn nhân lực của Vietcombank Long An vẫn còn một số hạn chế nhất định so với các đối thủ cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trong khi lượng cán bộ tín dụng tăng khơng đáng kể dẫn đến sự quá tải trong thời gian qua. Cụ thể, mức tăng trưởng tín dụng bình qn trong 5 năm gần đây là 22%, lớn hơn nhiều so với mức tăng số lao động bình quân là 9%. Tại thời điểm 31/12/2013, mức dư nợ bình quân mà mỗi cán bộ khách hàng phải quản lý là 218 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp và 60 tỷ đồng đối với khách hàng thể nhân. Dư nợ và khối lượng công việc lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động cho vay của Vietcombank Long An trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cán bộ khách hàng thể nhân có thời gian cơng tác rất ngắn tại vị trí của mình do một phần được tuyển mới, phần khác là được điều chuyển từ các bộ phận khác sang. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến công tác thẩm định khách hàng vốn địi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm thì mới hạn chế được rủi ro.

2.3.2.3. Mạng lưới hoạt động

Kết quả khảo sát cho thấy mạng lưới hoạt động của Vietcombank Long An đạt điểm trung bình là 4,15/5 điểm và xếp thứ 2 chỉ sau Agribank Long An với 4,24/5 điểm. Nhờ lợi thế ra đời từ khá sớm, Agribank Long An đã xây dựng được mạng lưới hoạt động phủ khắp địa bàn các xã, phường, huyện thị thuộc tỉnh Long An. Điều này phản ánh qua điểm số của Agribank Long An ở các tiêu chí như mức độ rộng lớn cũng như tính thuận tiện của địa điểm giao dịch được khách hàng đánh giá cao nhất. Tuy nhiên ở tiêu chí về tính khang trang, an ninh của địa điểm giao dịch thì Vietcombank Long An được đánh giá trội hơn với 4,41/5 điểm, cao hơn so với mức điểm 4,13/5 của Agribank Long An.

Bảng 2.6: Đánh giá mạng lưới hoạt động của Vietcombank Long An và các đối thủ cạnh tranh S T T MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG AGRI BANK LA VCB LA VIETIN BANK LA BIDV LA SACOM BANK LA 1 Mạng lưới giao dịch rộng lớn 4,35 3,93 3,97 3,96 3,81

2 Địa điểm giao dịch

thuận tiện, dễ tiếp cận 4,23 4,13 3,87 4,04 3,88 3 Điểm giao dịch khang

trang, an ninh 4,13 4,41 3,87 4,09 3,81

Điểm trung bình 4,24 4,15 3,90 4,03 3,84

(Nguồn: xử lý dữ liệu của tác giả)

Điểm mạnh so với đối thủ:

Ngoại trừ tiêu chí về mức độ rộng lớn của mạng lưới giao dịch, các tiêu chí cịn lại về mạng lưới hoạt động của Vietcombank Long An được khách hàng đánh giá rất cao. Đạt được điều này là nhờ Vietcombank Long An đã thiết lập mạng lưới điểm giao dịch tại các huyện có tiềm năng kinh tế mạnh của tỉnh như Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước và thành phố Tân An. Các phòng giao dịch đều toạ lạc tại các vị trí thuận tiện, gần khu công nghiệp và khu vực đông dân cư. Trụ sở chính được xây dựng tại trung tâm thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, gần với Quốc lộ 1A - là trục đường huyết mạch nối liền thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, Vietcombank Long An cịn nổi trội hơn các đối thủ nhờ vào cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, tạo cho khách hàng giác thoải mái, thuận tiện và an ninh khi đến giao dịch tại ngân hàng.

Điểm yếu so với đối thủ:

Mạng lưới hoạt động của Vietcombank Long An mặc dù được xây dựng ở nhiều huyện, thị lớn trên địa bàn tỉnh Long An nhưng nhìn chung vẫn cịn bó hẹp, kém bao phủ rộng khắp (chỉ đạt 3,93/5 điểm, thua xa so với đối thủ dẫn đầu là Agribank Long An với 4,35/5 điểm). Nguyên nhân là Vietcombank Long An mới

huyện trên địa bàn tỉnh mà chỉ tập trung tại một số huyện lớn. Đến nay Vietcombank Long An chỉ có trụ sở chi nhánh tại huyện Bến Lức và 5 phòng giao dịch ở thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hoà. Mạng lưới giao dịch mỏng khiến Vietcombank Long An gặp khơng ít khó khăn trong việc tăng trưởng huy động vốn cũng như phát triển tín dụng, đặc biệt là tín dụng thể nhân so với các đối thủ khác.

2.3.2.4. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính thể hiện sức mạnh về vốn, quy mô và khả năng sinh lời tài sản của NHTM. Khi năng lực tài chính mạnh, ngân hàng sẽ có lợi thế cạnh tranh khi bảo đảm an tồn hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại kể cả thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, từ đó có điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm dịch vụ mới nổi trội, tiện ích cao đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu trên thương trường… Do Vietcombank Long An và các đối thủ cạnh tranh đều là đơn vị hạch toán phụ thuộc các NHTM nên nguồn vốn chủ sở hữu là vốn chủ sở hữu tập trung tại hội sở chính chứ khơng tách riêng cho từng chi nhánh. Vì vậy trong phạm vi của luận văn này không xét đến vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và hệ số an toàn vốn (CAR) của Vietcombank Long An và các đối thủ.

Khi được khảo sát về năng lực tài chính của Vietcombank Long An và nhóm NHTM đối thủ, các chuyên gia cho rằng năng lực tài chính của Vietcombank Long An nằm ở mức khá mạnh với 3,62/5 điểm, xếp sau Vietinbank Long An (đạt 3,73/5 điểm) và Agribank Long An (đạt 3,68/5 điểm).

Bảng 2.7: Đánh giá năng lực tài chính của Vietcombank Long An và các đối thủ cạnh tranh STT NĂNG LỰC TÀI CHÍNH AGRI BANK LA VCB LA VIETIN BANK LA BIDV LA SACOM BANK LA

1 Quy mô, thị phần hoạt

động 5,00 3,50 3,77 2,82 2,91

2 Hiệu quả kinh doanh 3,18 2,91 3,55 2,91 4,05

3

Cơ cấu tài sản nợ - có (cơ cấu vốn huy động, cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, bán lẻ, các nhóm nợ…)

3,64 3,86 3,77 3,23 3,55

4

Khả năng bù đắp rủi ro (dư quỹ dự phòng rủi ro so với nợ xấu)

3,68 4,00 3,82 3,14 2,86

5 Khả năng xử lý nợ xấu 2,91 3,82 3,73 2,86 2,86

Điểm trung bình 3,68 3,62 3,73 2,99 3,25

(Nguồn: xử lý dữ liệu của tác giả)

Điểm mạnh so với đối thủ:

Quy mô, thị phần của Vietcombank Long An ở mức khá cao với 3,5/5 điểm, thấp hơn hai đối thủ là Agribank Long An (đạt 5/5 điểm) và Vietinbank Long An (đạt 3,77/5 điểm) nhưng lại lớn hơn nhiều so với các đối thủ còn lại. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013 thì Vietcombank Long An đứng thứ 3 về thị phần huy động vốn (chiếm 8,4%), xếp sau Agribank Long An (chiếm 28,6%) và Vietinbank Long An (chiếm 9,5%); đứng thứ 2 về thị phần tín dụng tín dụng (chiếm 10,4%), xếp sau Agribank Long An (chiếm 30,6%).

Cơ cấu tài sản nợ - có của Vietcombank Long An rất tốt với điểm số đạt được là 3,86 điểm, xếp trên các ngân hàng khác. Nguyên nhân là do cơ cấu nguồn vốn huy động, cho vay của chi nhánh khá cân đối. Tỷ lệ huy động vốn trên tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước với mức tăng bình quân 20%. Tỷ trọng vốn huy

động trung dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động cũng tăng liên tục trong các năm qua với tốc độ tăng trưởng bình qn là 168%. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn của Vietcombank Long An ở mức khá thấp và có đang xu hướng giảm với tốc độ bình quân trong các năm gần đây là 21%.

Khả năng bù đắp rủi ro và khả năng xử lý nợ xấu của Vietcombank Long An đạt khá cao với điểm số lần lượt là 4,0/5 điểm và 3,82/5 điểm. Điều này đã góp phần làm tăng năng lực tài chính của Vietcombank Long An. Có được kết quả này là do Vietcombank Long An luôn tuân thủ đúng quy định trích lập, đảm bảo trích đủ quỹ dự phịng rủi ro theo kết quả phân loại nợ hàng năm. Tính đến 31/12/2013, dư nợ xấu của Vietcombank Long An là 279,7 tỷ đồng, số dư lũy kế của quỹ dự phòng rủi ro là 244,82 tỷ đồng và đạt tỷ lệ đảm bảo nợ xấu là 87,5%. Bên cạnh đó, Vietcombank Long An cũng thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng, kiên quyết xử lý nợ xấu, nợ quá hạn và đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong năm 2013, Vietcombank Long An đã thu được 9,23 tỷ đồng nợ xử lý dự phòng rủi ro, đạt 136% kế hoạch Hội sở chính giao. Nợ xấu nội bảng trong năm phát sinh tăng là 144.627 triệu đồng, phát sinh giảm là 165.760 triệu đồng, trong đó giảm từ xử lý dự phòng là 25.518 triệu đồng, bán nợ là 58.590 triệu đồng.

Điểm yếu so với đối thủ:

Hiệu quả kinh doanh của Vietcombank Long An còn thấp với số điểm đạt được là 2,91 điểm, kém hơn nhiều so với các ngân hàng khác và chưa tương xứng với quy mô và thị phần hoạt động của chi nhánh. Điều này thể hiện qua Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của Vietcombank Long An rất thấp và giảm liên tục trong các năm qua. Lợi nhuận sau dự phòng năm 2013 là 609 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với lợi nhuận 9,7 tỷ đồng trong năm 2012. Nguyên nhân đưa đến tình trạnh này là do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh buộc Vietcombank Long An phải luôn áp dụng mức giá hấp dẫn đối với sản phẩm dịch vụ để duy trì khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Ngồi ra, chính sách hỗ trần lãi suất cho lĩnh vực ưu tiên cũng làm thu hẹp lợi nhuận đầu ra của chi nhánh. Do đó, biên độ chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra thấp dẫn

đến tỷ lệ lãi thuần/tài sản sinh lời (NIM) trong năm 2013 chỉ đạt 0,97%, giảm mạnh so với 1,58% trong năm 2012 và 4,54% trong năm 2011. Một nguyên nhân khác khiến cho hiệu quả kinh doanh của Vietcombank Long An giảm sút là tình trạng nợ xấu tăng cao trong vài năm gần đấy đã dẫn đến việc trích lập dự phòng tăng cao. Trong năm 2013 nếu khơng trích lập dự phịng thì Vietcombank Long An đạt lợi nhuận 65 tỷ đồng, nhưng trong năm chi nhánh phải trích thêm dự phòng đến 196 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)