Nghiên cứu đã thực hiện ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn BMP từ việc tiến hành xử lý các số liệu được đề cập trong bảng 1.1, thông qua việc sử dụng phần mềm DEAP, với 2 biến xuất lượng là sản lượng tôm sú thu được (Y1) và sản lượng tơm thẻ chân trắng thu được (Y2) tính theo đơn vị kg/vụ tùy theo loại giống mà hộ đang nuôi trên ao và 7 biến nhập lượng gồm: Số lượng con giống sử dụng tính theo đơn vị con/vụ (X1); Diện tích ao canh tác tính
Làm đất 4% Con giống 11% Thức ăn 59% Thuốc 7% Lao động 9% Khác 10%
43
theo đơn vị hecta/vụ (X2); Lượng thức ăn sử dụng tính theo đơn vị kg/vụ (X3); Chi phí cho việc sử dụng thuốc thủy sản tính theo đơn vị triệu đồng/vụ (X4); Chi phí cho việc làm đất cải tạo ao tính theo đơn vị triệu đồng/vụ (X5); Số ngày cơng lao động gia đình tính theo đơn vị ngày công/vụ (X6); Số ngày công lao động thuê mướn tính theo đơn vị ngày công/vụ (X7). Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật được trình bày trong bảng 4.13 dưới đây (xem chi tiết kết quả xử lý ước lượng hiệu quả kỹ thuật ở phần phụ lục).
Bảng 3.13: Mức độ tập trung hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn BMP Hiệu quả kỹ thuật TECRS TEVRS Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ 0-9 0 0 0 0 10-19 10 14 0 0 20-29 8 11 0 0 30-39 6 9 3 4 40-59 5 7 1 1 50-59 3 4 7 10 60-69 4 6 6 9 70-79 6 9 5 7 80-89 2 3 6 9 90-100 26 37 42 60 Tổng 70 100 70 100
Nguồn: Kết quả phân tích
Số liệu ở bảng 3.13 chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật của các hộ ni tơm được dẫn ra từ mơ hình DEA khơng nằm tập trung mà phân phối rải rác ở mức hiệu quả kỹ thuật từ 10% đến 100% với mức trung bình là 63,2% với giả thiết ảnh hưởng quy mô không đổi (thấp nhất là 10,3% và cao nhất là 100%), và mức hiệu quả kỹ thuật sẽ nằm rải rác ở mức từ 30% đến 100% với mức trung bình là 85,2% với giả thiết ảnh hưởng quy mô thay đổi (thấp nhất là 30,9% và cao nhất là 100%). Với hiệu quả kỹ thuật bình quân theo 2 giả thiết lần lượt là 63,2% và 85,2% đã cho thấy được tính khơng hiệu quả của việc sử dụng các nhập lượng trong nuôi tôm. Như vậy, với cách tiếp cận theo hướng tối thiểu hóa chi phí thì người nơng dân vẫn có thể tiết
44
kiệm được 36,8% tổng các nhập lượng để có được cùng mức sản lượng với giả thiết ảnh hưởng quy mô không thay đổi, và tiết kiệm được 14,8% tổng các nhập lượng để đạt được cùng mức sản lượng với giả thiết ảnh hưởng quy mô thay đổi.
Bảng 3.14: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn BMP Số hộ TECRS TEVRS SE 1 1,000 1,000 1,000 - 2 0,127 0,716 0,178 Irs 3 0,103 0,659 0,156 Irs 4 0,223 0,983 0,156 Irs 5 0,343 0,784 0,437 Irs 6 1,000 1,000 1,000 - 7 0,316 0,810 0,390 Irs 8 0,438 1,000 0,438 Irs 9 1,000 1,000 1,000 - 10 0,292 0,886 0,329 Irs … 68 0,283 0,814 0,348 Irs 69 1,000 1,000 1,000 - 70 0,172 0,583 0,295 Irs Trung bình 0,632 0,852 0,708
Nguồn: Kết quả phân tích
Ghi chú: TECRS: hiệu quả kỹ thuật dưới giả thuyết qui mô không đổi TEVRS:hiệu quả kỹ thuật dưới giả thuyết qui mô thay đổi
SE: hiệu quả qui mô
Kết quả xử lý ở bảng 3.14 cho thấy hiệu quả qui mơ trung bình của các hộ nuôi tôm được khảo sát là 0,708. Trong đó có 24 hộ đạt hiệu quả qui mơ tối ưu (SE = 1) chiếm 34%, 46 hộ chưa đạt hiệu quả qui mô tối ưu (SE < 1) chiếm 66%. Trong số 66% số hộ chưa đạt hiệu quả qui mơ tối ưu thì có 1,5% số hộ (tương đương 1 hộ trong số 70 hộ) đang hoạt động trong vùng hiệu quả qui mơ giảm, có nghĩa là những hộ này không nên gia tăng qui mơ sản xuất, bởi vì nếu họ tiếp tục gia tăng qui mơ thì hiệu quả kỹ thuật sẽ giảm xuống. Trong khi đó, 65% số hộ cịn lại chưa đạt hiệu quả qui mô tối ưu đang hoạt động trong trong vùng hiệu quả qui mô tăng, tức là
45
những hộ này có thể cải thiện hiệu quả kỹ thuật của họ bằng cách vừa tăng qui mô sản xuất vừa thay đổi cách phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào.
Tóm lại, số hộ ni tơm đạt hiệu quả qui mô tối ưu chiếm khoảng 34%, các hộ còn lại phần lớn đang hoạt động trong vùng hiệu quả qui mô tăng, ở một mức độ nào đó các hộ có thể cải thiện hiệu quả kỹ thuật của mình bằng cách gia tăng qui mô sản xuất.