Kỹ thuật sản xuất của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn thực hành nuôi tốt hơn (BMP) trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 48 - 50)

3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TƠM CỦA NÔNG HỘ

3.2.2. Kỹ thuật sản xuất của hộ

Hiện tại đối với ngành sản xuất tơm nói riêng hay tồn bộ ngành nơng nghiệp nói chung thì cây/con giống đang là vấn đề nan giải. Do nhu cầu nhiều hơn khả năng cung cấp, trong khi các nhà sản xuất giống có uy tín khơng đủ khả năng đáp ứng thì các nguồn cung cấp con giống thiếu chất lượng (sản xuất giống không đúng kỹ thuật, giục đẻ quá mức, khơng kiểm sốt dịch bệnh trên con giống, con giống thiếu chất lượng đóng bao bì giả…) đang có chiều hướng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác người nông dân không đủ kỹ thuật cũng như kiến thức để xác định được con giống có chất lượng hay khơng thì đây đã trở thành vấn đề cần sớm được giải quyết cần có sự can thiệp của các cơ quan chuyên môn.

Bảng 3.10: Nguồn cung cấp con giống

Khoản mục Tần số Tỷ lệ (%)

Mua từ công ty/trại giống 54 77 Mua từ đại lý/cửa hàng 12 17

Mua từ người nuôi khác 1 2

Mua từ thương lái 3 4

Tổng 70 100

40

Kết quả khảo sát về nguồn gốc con giống được trình bày trong bảng 3.10, kết quả khảo sát cho thấy trong số 70 nơng hộ được khảo sát thì có 77% số hộ (tương đương 54 trong số 70 hộ được phỏng vấn) mua con giống trực tiếp từ cơng ty hoặc trại giống, có 17% số hộ (tương đương 12 trong số 70 hộ được phỏng vấn) mua con giống từ đại lý hay cửa hàng giống, 6% số hộ cịn lại mua con giống trơi nổi trên thị trường và không biết rõ nguồn gốc. Trong số 94% số hộ sử dụng con giống rõ nguồn gốc thì chỉ 85% (tương đương 56 trong số 70 hộ được phỏng vấn) sử dụng con giống có được chứng nhận sạch bệnh. Những kết quả thống kê này cho thấy được khả năng cập nhật và nắm bắt thông tin của các hộ rất tốt, một phần thông qua việc tuyên truyền phổ biến kiến thức trong HTX/THT, nhưng phần lớn là do đây là một quy định bắt buộc trong hướng dẫn BMP.

Bảng 3.11: Tình hình kỹ thuật sản xuất của nơng hộ sau khi thực hiện nuôi sạch

Khoản mục Tần số Tỷ lệ

(%)

Xử lý nước thải sau khi tham gia

Tốt hơn 50 79 Vẫn vậy 11 17 Xấu hơn 2 4 Diễn biến dịch bệnh Tốt hơn 44 68 Vẫn vậy 17 26 Xấu hơn 4 6 Tập huấn kỹ thuật về ni sạch Có 44 63 Khơng 26 37 Phân loại tơm khi bán Có 17 24 Khơng 53 76 Sử dụng giống có chứng nhận Có 56 85 Khơng 10 15

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Với những hướng dẫn cụ thể trong BMP đã làm cho tình hình sản xuất tơm của nơng hộ được thuận lợi hơn khi tham gia thực hiện. Cụ thể, về chất lượng nước thải sau khi xử lý trước khi thải ra kênh rạch thì có 79% (tương đương 50 trong số 63 hộ cho ý kiến) cho rằng chất lượng nước tốt hơn trước khi tham gia thực hiện BMP, thậm chí theo cảm nhận của người nông dân nước thải ra có chất lượng tương

41

đương với lúc lấy vào (về màu sắc, mùi, độ trong…), 17% số hộ cho rằng chất lượng nước thải khơng có gì thay đổi do trước giờ vẫn xử lý đúng quy cách và 4% số hộ cho rằng chất lượng nước thải ngày càng xấu hơn.

Trong năm 2014 tình hình dịch bệnh diễn biến rất căng thẳng, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy có đến 68% số hộ (tương đương 44 trong số 65 hộ cho ý kiến) cho rằng khi thực hiện theo BMP họ có thể kiểm sốt dịch bệnh tốt hơn trước, 26% số hộ cho rằng khơng có gì thay đổi và 6% số hộ đánh giá theo chiều hướng ngược lại. Trong số 70 hộ được khảo sát này thì có 63% số hộ (tương đương 44 trong số 70 hộ được phỏng vấn) cho biết đã được trực tiếp tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện BMP, 37% số hộ cịn lại được biết thơng qua việc tuyên truyền lại trong HTX/THT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn thực hành nuôi tốt hơn (BMP) trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 48 - 50)