2.5.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng
2.5.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đơng bắc giáp tỉnh Trà Vinh và giáp biển Đơng ở phía đơng và đơng nam. Đơn vị hành chính của tỉnh Sóc Trăng gồm có 10 huyện, 1 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn bao gồm: TP.Sóc Trăng, Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu và Trần Đề.
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đơng.Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước
23
và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long) với đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đơng.
Từ Sóc Trăng có thể đi đến trung tâm các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khắp vùng Nam bộ bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Cùng với hệ thống kênh rạch và 8 tuyến tỉnh lộ dài 277 km, các tuyến đường liên huyện, liên xã nối liền các huyện, thành phố hình thành hệ thống giao thông thủy – bộ khá thuận lợi.
2.5.1.2. Tài nguyên thủy sản – biển
Với chiều dài 72 km đường bờ biển gồm 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc đầu tư khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Sóc Trăng, do đó vẫn tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển tồn diện cả 3 mặt ni trồng, khai thác biển và chế biến. Đẩy mạnh nuôi tôm (sú, thẻ, càng xanh) ở cả vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt; khai thác tốt tiềm năng mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển để nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác. Tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghề cá như mở rộng và sớm hoàn thành việc xây dựng ngư cảng Trần Đề, và đầu tư xây dựng mới cũng như nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng cho thủy sản. Đặc biệt hiện nay tỉnh cũng đang tập trung nghiên cứu các phương án nhằm đẩy mạnh vấn đề khai thác đánh bắt xa bờ.
Phân vùng sinh thái ni thủy sản tỉnh Sóc Trăng: Ni trồng thủy sản tỉnh
Sóc Trăng khá đa dạng và phong phú theo từng vùng canh tác. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nghề ni thủy sản, có thể phân vùng sinh thái ni thủy sản của tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
Vùng 1: Vùng nước ngọt quanh năm (độ mặn <4‰) gồm các huyện Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Tú, Kế Sách, Châu Thành, Long Phú và Tp.Sóc Trăng. Đây là vùng tiếp nhận nguồn nước ngọt từ sông Hậu và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp dẫn về từ đó thơng qua các kênh rạch phân bố nước mặt cho khắp vùng.
24
Vùng này thích hợp phát triển ni thủy sản nước ngọt với các đối tượng như tôm càng xanh, cá rô đồng, cá rô phi, cá tra… nuôi chuyên canh trong ao đất hoặc xen canh, luân canh, nuôi kết hợp trong ruộng và mương vườn.
Vùng 2: Vùng ngọt vào mùa mưa, mặn vào mùa khô gồm huyện Mỹ Xuyên, một phần thị xã Vĩnh Châu tiếp giáp huyện Mỹ Xuyên, một phần huyện Trần Đề tiếp giáp huyện Long Phú, Tp.Sóc Trăng và Mỹ Xuyên. Đây là vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn vào mùa khô theo cửa sông Mỹ Thanh, cửa Trần Đề xâm nhập vào sâu nội đồng thông qua các tuyến kênh rạch.
Vùng này thích hợp cho luân canh lúa – tôm, đối tượng chủ yếu là tơm sú, hình thức ni chủ yếu là quảng canh cải tiến.
Vùng 3: Vùng mặn quanh năm (độ mặn >4‰) gồm thị xã Vĩnh Châu và một phần huyện Cù Lao Dung, Trần Đề tiếp giáp với biển Đông và bị xâm nhập mặn quanh năm.
Thích hợp phát triển ni trồng thủy sản mặn lợ. Các đối tượng nuôi chủ yếu như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá nước lợ, cua, artermia, nhuyễn thể với các phương thức nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh.
2.5.2. Sơ lược về tình hình sản xuất tơm tại tỉnh Sóc Trăng
2.5.2.1. Diễn biến diện tích ni
Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha, độ màu mỡ của đất thích hợp cho việc phát triển nơng nghiệp và ni trồng thuỷ sản. Sóc trăng có diện tích đất nơng nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97% (UBND tỉnh Sóc Trăng, 2014).
25
Bảng 2.3: Diễn biến tình hình diện tích ni tơm tỉnh Sóc Trăng năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014
ĐVT: ha
TT Địa phương Tơm sú Trong đó Sú Tôm thẻ Tổng DT tôm nước lợ QCCT TC BTC Năm 2013 1 Vĩnh Châu 15.893 2.950 1.007 11.936 7.741 23.634 2 Mỹ Xuyên 12.074 9.922 0 2.152 5.092 17.166 3 Trần Đề 1.784 1.058 726 0 1.570 3.354 4 Long Phú 0 0 0 0 136 136 5 Cù Lao Dung 528 243 0 285 928 1.455 6 Mỹ Tú 131 131 0 0 55 186 7 Thạnh Trị 27 0 0 27 21 47 8 TPST 50 0 0 50 0 50 Tổng cộng 30.486 14.304 1.733 14.449 15.542 46.028 Đến tháng 9/2014 1 Vĩnh Châu 8.238 114 34 8.090 13.902 23.249 2 Mỹ Xuyên 8.832 6.431 0 2.401 11.459 20.998 3 Trần Đề 1.312 800 512 0 3.075 4.388 4 Long Phú 0 0 0 0 283 283 5 Cù Lao Dung 264 153 111 0 1.613 1.877 6 Mỹ Tú 45 0 0 45 100 145 7 Thạnh Trị 13 0 0 13 49 62 8 TPST 19 0 0 19 78 97 Tổng cộng 18.723 7.498 657 10.568 30.560 51.099
Nguồn: Báo cáo của chi cục ni trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng 2014
ĐBSCL chiếm trên 90% diện tích ni tơm của cả nước, với nhiều mơ hình ni đa dạng như quãng canh cải tiến, tôm rừng, tôm – lúa, bán thâm canh và thâm canh. Mơ hình quảng canh cải tiến có mật độ nuôi và năng suất thấp (4-6 con/m2, năng suất 400-450 kg/ha/năm) và chiếm diện tích lớn nhất trong các mơ hình (trên 300.000ha) và được ni chủ yếu ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng. Mơ hình ni tơm – lúa luân canh có mật độ ni 4-6 con/m2, năng suất 200-560
26
kg/ha/năm, được nuôi chủ yếu ở cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng với tổng diện tích khỏang 160.000 ha. Mơ hình ni sú bán thâm canh và thâm canh có mật độ 25-35 con/m2, năng suất 4–6 tấn/ha/vụ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre với tơng diện tích trên 61.000 ha,. Mơ hình ni tơm chân trắng thâm canh được bắt đầu từ năm 2007 và phát triển khá nhanh trong vài năm gần đây, nhất là ở Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, với mật độ ni 50-120 con/m2, năng suất 6-12 tấn/ha (Khoa Thuỷ sản, 2013).
Theo báo cáo của VASEP (2014) thì diện tích ni tơm sú tồn quốc là 613.400 ha (2012) và giảm xuống còn 600.000ha vào năm 2013. Bên cạnh đó thì diện tích ni tơm thẻ chân trắng là 41.800 ha năm 2012 và tăng lên 66.000ha năm 2013. Như vậy, trong năm 2013 diện tích ni tơm sú của tỉnh Sóc Trăng chiếm khoảng 5,08% tổng diện tích ni tơm sú cả nước và chiếm 23,55% tổng diện tích ni tơm thẻ chân trắng cả nước.
Theo kết quả thống kê ở bảng 2.3 thì tổng diện tích tơm mà tỉnh thu hoạch được vào năm 2013 vào khoảng 46.028 ha, trong đó diện tích ni tơm sú chiếm khoảng 66,23% (tương đương 30.586 ha) và diện tích ni tơm thẻ chiếm 33,77% diện tích (tương đương 15.542 ha). Nếu mơ hình ni tơm thẻ chân trắng chỉ ni được theo hình thức thâm canh thì mơ hình ni tơm sú có nhiều hình thức ni bao gồm thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh; trong đó hình thức quảng canh hiện tại chiếm tỷ lệ rất nhỏ do hiện tại lượng tôm tự nhiên cạn kiệt cùng với việc năng suất nuôi quá thấp nên hầu hết các nông hộ hiện tại khơng cịn chọn hình thức này để canh tác. Ngồi ra, hình thức ni thâm canh cũng ít được lựa chọn bởi nông hộ (chỉ chiếm khoảng 5,68% tổng diện tích ni tơm sú), ngun nhân chính là do hình thức này địi hỏi mức đầu tư quá cao, vượt quá khả năng của nơng hộ. Vì thế các hình thức bán thâm canh và quảng canh cải tiến dường như là lựa chọn tối ưu cho người nuôi tôm với mức đầu tư vốn, kỹ thuật… phù hợp, hình thức nuôi quảng canh cái tiến chiếm 46,92% tổng diện tích ni sú và hình thức ni bán thâm canh chiếm 47,40% tổng diện tích ni sú.
Kết quả thống kê ở bảng 2.3 trên cũng cho thấy hai huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu chiếm cơ cấu diện tích lớn ni tơm nhất trong tổng diện tích ni tơm tại tỉnh
27
Sóc Trăng (trên 85% cơ cấu diện tích). Kế đến là huyện Trần Đề chiếm 7% năm 2013 và 8,5% trong 9/2014 và Cù Lao Dung chiếm 3% năm 2013 và 4% trong 9 tháng đầu năm 2014, các huyện còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể, đặc biệt 3 huyện Châu Thành, Kế Sách và Ngã Năm khơng có diện tích ni tơm.
Trong 9 tháng đầu năm 2014 tổng diện tích ni tơm nước lợ của tỉnh đã đạt 51.099 ha, vượt 5.071 ha so với diện tích ni trồng cả năm 2013. Diện tích ni tơm có tăng nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2014 nhưng có biến động rất lớn về mặt cơ cấu diện tích trong ngành.
Bảng 2.4: Cơ cấu diện tích ni tơm tỉnh Sóc Trăng năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014 2014
Năm 2013 9 tháng đầu năm 2014
Tôm sú 66,23% 40,19%
Tôm thẻ chân trắng 33,77% 59,81%
Tổng 100% 100%
Nguồn: Báo cáo của chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng 2014
Kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy có sự biến động mạnh về cơ cấu diện tích ni tơm, cụ thể ở năm 2013 diện tích ni tơm thẻ chân trắng chỉ chiếm khoảng 33,77% tổng diện tích thì đến năm 2014 mơ hình ni này đã chiếm đến 59,81% tổng diện tích ni tơm. Việc thay đổi cơ cấu này một phần do diện tích tăng thêm như đã đề cập ở phần trên, nhưng phần lớn là do việc chuyển đổi mơ hình ni của người nuôi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Điều này đã cho thấy phần nào tính hiệu quả cũng như lợi ích mà sản phẩm này mang lại cho người nuôi.
2.5.2.2. Diễn biến sản lượng thu hoạch
Theo báo cáo của VASEP (2014) thì sản lượng tôm sú cả nước năm 2012 là 302.000 tấn và tôm thẻ chân trắng là 186.000 tấn Đến năm 2013 thì sản lượng tơm sú cả nước đạt 268.000 tấn và tôm thẻ chân trắng là 280.000 tấn. Qua số liệu thống kê trình bày trong bảng 2.5 có thể thấy tổng sản lượng tơm của tỉnh trong năm 2013 chiếm 13,27% tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong cả nước, cụ thể
28
tổng sản lượng tôm sú của tỉnh trong năm 2013 là 22.080 tấn (tương đương 8,24% tổng sản lượng tôm sú cả nước) và sản lượng tôm thẻ của tỉnh là 50.682 tấn (tương đương 18,1% tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng của cả nước.
Bảng 2.5: Tổng sản lượng tơm thu hoạch của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014
ĐVT: tấn
TT Huyện Tổng sản lượng tôm nước
lợ Tổng SL tôm sú Tôm thẻ Năm 2013 1 Vĩnh Châu 35.953 12.545 23.408 2 Mỹ Xuyên 18.627 6.007 12.620 3 Trần Đề 10.937 2.175 8.762 4 Long Phú 996 0 996 5 Cù Lao Dung 5.873 1.163 4.710 6 Mỹ Tú 177 106 71 7 Thạnh Trị 69 37 32 8 Thành phố ST 130 47 83 Tổng cộng 72.762 22.080 50.682 9 tháng đầu năm 2014 1 Vĩnh Châu 11.108 1.743 9.365 2 Mỹ Xuyên 17.119 2.918 14.201 3 Trần Đề 21.585 1.560 20.025 4 Long Phú 1.248 - 1.248 5 Cù Lao Dung 5.703 149 5.554 6 Mỹ Tú 298 32 266 7 Thạnh Trị 28 - 28 8 Thành phố ST 121 4 117 Tổng cộng 57.208 6.406 50.802
Nguồn: Báo cáo của chi cục ni trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng 2014
Qua bảng 2.5 cũng có thể thấy rõ rằng trong năm 2014 cùng với sự chuyển dịch cơ cấu diện tích thì cơ cấu sản lượng tôm trong tỉnh cũng thay đổi theo chiều
29
hướng tương tự, cụ thể trong 9 tháng đầu năm 2014 sản lượng tơm sú có xu hướng giảm mạnh, sản lượng tôm trong 9 tháng này chỉ bằng 29% tổng sản lượng năm trước (tương đương 6.406 tấn). Ở một hướng ngược lại, cùng với diện tích tăng lên do sự chuyển đổi từ mặt hàng tôm sú sang tôm thẻ chân trắng của người nuôi nên sản lượng tôm thẻ chân trắng thu hoạch trong 9 tháng đầu năm 2014 đã vượt 120 tấn hơn sản lượng thu hoạch trong cả năm 2013. Tuy vậy, về tổng sản lượng tôm của tỉnh vẫn đang có xu hướng ổn định bằng chứng là tổng sản lượng tôm 9 tháng đầu năm 2014 hiện bằng 78,6% so với tổng sản lượng tôm năm 2013 của tỉnh, điều này cho thấy hiện tại ngành vẫn đang phát triển ổn định, chỉ có sự chuyển đổi giữa các mặt hàng trong ngành lẫn nhau.
Bảng 2.6: Xếp hạng tổng diện tích và sản lượng ni của các huyện
TT Huyện Xếp hạng diện tích Xếp hạng sản lượng
Năm 2013 1 Vĩnh Châu 1 1 2 Mỹ Xuyên 2 2 3 Trần Đề 3 3 4 Long Phú 6 5 5 Cù Lao Dung 4 4 6 Mỹ Tú 5 6 7 Thạnh Trị 8 8 8 Thành phố ST 7 7 9 tháng đầu năm 2014 1 Vĩnh Châu 1 3 2 Mỹ Xuyên 2 2 3 Trần Đề 3 1 4 Long Phú 5 5 5 Cù Lao Dung 4 4 6 Mỹ Tú 6 6 7 Thạnh Trị 8 8 8 Thành phố ST 7 7
Nguồn: Báo cáo của chi cục ni trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng 2014
Ngồi sự dịch chuyển sản lượng tôm từ tơm sú sang tơm thẻ chân trắng thì sản lượng tôm thu hoạch giữa năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014 cũng có sự thay đổi
30
thứ hạng về sản lượng giữa các huyện trong tỉnh. Toàn tỉnh Sóc Trăng có 8 huyện thị có diện tích ni tơm nước lợ, trong năm 2013 tình hình sản lượng tôm thu hoạch có tỷ lệ thuận với diện tích ni. Theo đó các huyện có diện lớn hơn nhất cũng là các huyện có sản lượng tơm lớn hơn, cụ thể 3 huyện có sản lượng lớn nhất là Vĩnh Châu (23.408 tấn), Mỹ Xuyên (12.620 tấn) và Trần Đề (8.762 tấn). Trong 9 tháng đầu năm 2014, tuy diễn biến về cơ cấu diện tích ni giữa các huyện khơng thay đổi nhiều nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh đã làm cho cơ cấu sản lượng giữa các huyện trong tỉnh có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, huyện Trần để với diện tích 4.388 ha đứng thứ 3 (sau TX.Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên) nhưng lại có sản lượng cao nhất trong số các huyện là 21.585 tấn (trong đó có đến 93% là tôm thẻ chân trắng), kế đến là huyện Mỹ Xuyên với tổng sản lượng là 17.119 tấn (trong đó có 83% là sản lượng của tơm thẻ chân trắng). Và có thể thấy huyện Vĩnh Châu là huyện chịu thiệt hại nặng nề nhất của dịch bệnh với sản lượng chỉ 11.108 tấn (có 84% là sản lượng tơm thẻ chân trắng).
2.5.2.3. Thiệt hại trên tôm trong 9 tháng đầu năm 2014
Như đã phân tích ở phần trước, diện tích ni trồng tơm nước lợ trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng lên, diện tích trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 104,3 % kế hoạch, tăng 1,27 lần so với cùng kỳ 2013. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng vì thế trên diện tích thả cũng đã thiệt hại 40,6%, trong đó tơm sú thiệt hại 7.077,5 ha (chiếm 34,46% diện tích thả), tơm thẻ thiệt hại 13.650,6 ha (chiếm 44,67% diện tích thả); tập trung nhiều nhất ở huyện Mỹ Xuyên và TX. Vĩnh