Giải thích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dự định trở về nước của du học sinh việt nam (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Giải thích kết quả hồi quy

Mơ hình logit và probit cho kết quả ƣớc lƣợng hồi quy gần giống nhau. Tuy nhiên nếu phân phối phần dƣ dạng hình chng thì mơ hình probit thích hợp hơn mơ hình logit. Dự định trở về của DHSVN thuộc nhóm sinh viên có dạng phân phối hình chng (Hình 4.2), quan sát tập trung ở giữa hơn là ở 2 phía. Số DHS nhiều nhất ở lựa chọn 4 – dự định có thể về, chiếm 40,98% (200 quan sát). Do đó, mơ hình probit thích hợp hơn.

Hình 4.2 Phân phối tần suất của dự định trở về của DHSVN - nhóm sinh viên

Mơ hình chọn lọc từ 83 biến giải thích. Kiểm định 2 biến về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến giải thích để tham khảo thêm trong q trình chọn biến và bớt biến (Phụ lục B, Bảng B.1) (tham khảo cách thực hiện ở Phần 3.1 và kết quả ở Phụ lục C.5). Mơ hình cuối cùng gồm 28 biến giải thích, 1 biến bình phƣơng và 2 biến tƣơng tác.

Mục đích của hồi quy là tìm những biến giải thích tạo sự khác biệt trong biến phụ thuộc. Do đó, một số yếu tố tuy đƣợc nhiều lựa chọn quan trọng nhƣng tỉ lệ quan trọng đều cao ở

mọi giá trị của biến phụ thuộc thì thƣờng khơng có ý nghĩa trong mơ hình hồi quy (Phần 4.1, các yếu tố lực hút – lực đẩy).

Phần này chỉ giải thích những yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến mơ hình cuối cùng thơng qua dữ liệu của tác động biên lên dự định về ở Phụ lục C.3, tác động biên lên dự định không về ở Phụ lục C.4 (Phụ lục C.3, C.4 đƣợc tổng hợp từ C.2) và một số tham khảo đến dấu của hệ số hồi quy ở Phụ lục C.1. Tác động biên của một yếu tố là khi yếu tố giải thích đó thay đổi 1 đơn vị thì xác suất dự định hiện tại thay đổi bao nhiêu phần trăm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi7

.

4.2.1 Các yếu tố phức hợp 4.2.1.1 Nhóm ngành học 4.2.1.1 Nhóm ngành học

Nhóm ngành KH-KT-CN và y (hd3=1) là yếu tố phức hợp vì có tƣơng tác với tuổi và dự định làm việc trong khu vực học thuật sau khi học xong 5 năm (s_ctype_5aca).

Bảng 4.3 Xác suất của dự định hiện tại đối với ngành nghề

rest (mean) hd3=1 hd3=0 Change 0 ->1

Pr(yg1=1): 0.0001 0.0006 -0.0005 Pr(yg1=2): 0.023 0.0703 -0.0473 Pr(yg1=3): 0.124 0.2289 -0.1049 Pr(yg1=4): 0.622 0.5963 0.0257 Pr(yg1=5): 0.2204 0.1015 0.1188 Pr(yg1=6): 0.0105 0.0023 0.0082

Sau khi cộng tác động của biến tƣơng tác (age và s_ctype_5aca lấy giá trị trung bình), Bảng 4.3 cho thấy ngành phụ thuộc vốn có xác suất không về cao hơn các ngành khác, chênh lệch 12.7% với Pr(yg1=5 và 6). Do đó, DHS thuộc ngành này có xu hƣớng ở lại nƣớc ngồi. Điều này cũng thích hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngồi nƣớc cho rằng nhóm ngành phụ thuộc vốn có khuynh hƣớng khơng trở về nƣớc cao hơn ngành khác do môi trƣờng làm việc cho ngành phụ thuộc vốn ở nƣớc nhà chƣa đƣợc đầu tƣ tốt về cơ sở vật chất, môi trƣờng nghiên cứu,...

Hình 4.3 cho thấy mức độ tác động mạnh của DHS thuộc ngành phụ thuộc vốn mà có ý định làm việc trong khu học thuật làm tăng mạnh xác suất dự định hiện tại không trở về, tăng 18% (mức 5 và 6 của dự định hiện tại).

Hình 4.3 Xác suất của dự định hiện tại đối với ngành nghề và dự định làm việc trong khu học thuật age = mean hd3 = 1 s_ctype_5aca=1 hd3 = 0 s_ctype_5aca=1 Change 0 ->1 Pr(yg1=1): 0.0001 0.003 -0.0029 Pr(yg1=2): 0.0264 0.168 -0.1416 Pr(yg1=3): 0.1344 0.3267 -0.1923 Pr(yg1=4): 0.6255 0.4647 0.1608 Pr(yg1=5): 0.2046 0.0372 0.1674 Pr(yg1=6): 0.009 0.0004 0.0086

4.2.1.2 Dự định làm việc trong khu vực học thuật (sau khi học xong 5 năm)

Dự định làm việc trong khu vực học thuật (trƣờng học, viện nghiên cứu,..) sau khi hoàn thành chƣơng trình học 5 năm (s_ctype_5aca=1) có hệ số ƣớc lƣợng là (-0.6651 + 0.5908*hd3) âm với hd3 = 0 hoặc 1, khác dấu kì vọng vì có thể DHS có dự định về nƣớc để giảng dạy (theo ý kiến của DHS, việc xin giảng dạy ở nƣớc ngồi rất khó) hoặc do ràng buộc về nƣớc của học bổng. DHS có dự định làm việc trong khu vực học thuật (30% DHS) có xu hƣớng về nƣớc, xác suất dự định về nƣớc 31% (Bảng 4.4). Tác động biên của dự định về của yếu tố dự định làm việc trong khu vực học thuật là 11.79%.

Bảng 4.4 Xác suất của dự định trở về đối với khu vực dự định làm việc sau 5 năm

rest(mean) s_ctype_5aca=1 s_ctype_5aca=0 Change 0 ->1

Pr(yg1=1): 0.0006 0.0002 0.0005 Pr(yg1=2): 0.0759 0.0358 0.0401 Pr(yg1=3): 0.2374 0.1601 0.0773 Pr(yg1=4): 0.5893 0.6275 -0.0382 Pr(yg1=5): 0.0948 0.1702 -0.0755 Pr(yg1=6): 0.002 0.0062 -0.0041

Tuổi cũng là yếu tố phức hợp, xem Phụ lục C.7.

4.2.2 Các yếu tố lực hút và lực đẩy

Các yếu tố lực hút và lực đẩy có những cặp biến cùng hƣớng đến một vấn đề và có quan hệ với nhau (kiểm định Chisquare với Pr = 0.000) nhƣ về trung tâm nghiên cứu (pushe2 và

Ba yếu tố lực đẩy từ nƣớc nhà làm tăng xác suất dự định không về khoảng 5% (khi các yếu tố khác khơng đổi): thu nhập thấp (pusha2), khơng có cơ hội đào tạo nâng cao chuyên môn (pushd2) và thiếu an ninh xã hội (pushj2). Số lƣợng DHS chọn 3 yếu tố này là quan trọng làm DHS có thể khơng về khá cao, khoảng 70% nhóm sinh viên (Phụ lục B, Bảng B.8). Hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố xa các trung tâm nghiên cứu hiện đại và sáng tạo (pushe2) có ý nghĩa thống kê 10% nhƣng trái dấu kì vọng do bị ảnh hƣởng bởi một số biến trong mơ hình8 dù kiểm định tƣơng quan hay đa cộng tuyến (VIF) không cao (Phụ lục C.5).

Yếu tố lực hút liên quan đến phong cách sống - nhìn chung cuộc sống được tổ chức, có thứ

tự ở nƣớc ngồi (pullf2) có xu hƣớng làm tăng dự định khơng trở về của DHS với tác động

biên 7.53%. Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của CP (pullk2) có ý nghĩa thống kê và có hệ số hồi quy âm, trái dấu với kỳ vọng. Điều này do dù đƣợc CP nƣớc ngoài hỗ trợ nhƣ trƣờng hợp CP Canada, DHS vẫn gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ nƣớc phát triển (theo góp ý của DHS) trong khi về Việt Nam khởi nghiệp, DHS có nhiều cơ hội phát triển và tham gia vào nhiều lĩnh vực chƣa đƣợc khám phá và nhận đƣợc sự hỗ trợ từ gia đình.

4.2.3 Các yếu tố làm tăng dự định trở về

Phụ lục C.3 so sánh mức độ tác động của các yếu tố lên xác suất dự định trở về của DHS (mức 1, 2 và 3 của biến phụ thuộc). Yếu tố tác động mạnh nhất đến dự định chắc chắn về của DHSVN là lí do khởi nghiệp ở Việt Nam có hệ số tác động biên 0.1356. Trong số DHS chọn lí do này, 54% thuộc ngành KH-KT-CN và y (hd3) có xu hƣớng khơng về nƣớc. Lí do về nƣớc khi mơi trường làm việc có thể áp dụng kiến thức và kinh nghiệm học ở nước

ngoài cũng làm tăng 7.15% xác suất dự định trở về của DHS trong điều kiện các yếu tố

khác không đổi. Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam đƣợc Ngân hàng thế giới (2014) đánh giá: “Ứng dụng cơng nghệ ở Việt Nam cịn rất hạn chế. Căn cứ theo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo của INSEAD, Việt Nam chƣa có khả năng huy động và sử dụng kiến thức mới cho các mục đích xã hội và thƣơng mại”. Do đó, hiện tại khả năng ứng dụng KH-KT-

8 Kết quả của hồi quy phụ: probit pushe2 pushd2 whyreh famsup2 inistay hd3 cho thấy có ảnh hƣởng nhƣng các thơng số về Rsquare thấp.

oprobit yg1 pushe2 pushd2 whyreh famsup2 inistay hd3: hệ số hồi quy của pushe2 đã đổi dấu và có ý nghĩa ở mức 5% do: (1) 2 biến famsup2 và inistay là biến quan trọng của mơ hình làm pushe2 khơng có ý nghĩa đối với yg1 và (2) pushd2 có thể thay thế pushe2 và DHS nhóm ngành hd3 mà mong muốn trở về khởi nghiệp (whyreh) có ảnh hƣởng mạnh hơn.

CN ở Việt Nam còn thấp là một hạn chế trong việc thu hút DHS nhƣng cũng đồng thời cho thấy tiềm năng phát triển trong tƣơng lai của Việt Nam cịn rất lớn. Vì vậy, cả hai lí do trên thể hiện nguyện vọng về nƣớc của DHS đều thách thức quyết tâm đổi mới của CP.

Yếu tố khó khăn khi phải sống xa gia đình chiếm phần lớn trả lời của DHS (70.49%) (Phụ lục B, Bảng B.7) nhƣng khơng có sự khác biệt giữa DHS có dự định trở về hay khơng trở về nên khơng có ý nghĩa đối với mơ hình hồi quy. Khó khăn một mình, khơng thể thích nghi (difabrc) chỉ chiếm 7.38% DHS nhƣng có ảnh hƣởng lớn thứ hai làm tăng dự định trở

về của DHS với tác động biên 12.65% nhƣ kì vọng.

Ý định làm việc ở cơ quan/tổ chức khu vực học thuật sau khi học xong 5 năm với hệ số tác động biên tƣơng đối cao 0.11799

.

Yếu tố ràng buộc trở về của học bổng (compulsory) chỉ đứng thứ tƣ với tác động biên là 0.1169, có dấu của hệ số ƣớc lƣợng âm đúng kì vọng. DHS có ràng buộc học bổng quay về nên phần lớn có dự định trở về sau khi học xong.

Bảng 4.5 Xác suất của dự định trở về đối với ràng buộc trở về của học bổng

rest(mean) Compulsory=1 Compulsory=0 Change 0 ->1

Pr(yg1=1): 0.0006 0.0002 0.0005 Pr(yg1=2): 0.0754 0.0357 0.0397 Pr(yg1=3): 0.2367 0.1599 0.0768 Pr(yg1=4): 0.5899 0.6275 -0.0376 Pr(yg1=5): 0.0953 0.1705 -0.0752 Pr(yg1=6): 0.0021 0.0062 -0.0041

Tuy nhiên, theo Bảng 4.5, xác suất chênh lệch của sự thay đổi yếu tố này tác động lên dự định trở về không lớn, so với ý nghĩa ràng buộc trở về. Xác suất cao nhất là dự định có thể về, Pr (yg1=4) = 59%, cho thấy DHS còn do dự giữa ý định về hay không về cao.

4.2.4 Các yếu tố làm tăng dự định không trở về

Phụ lục C.4 so sánh mức độ tác động của các yếu tố lên xác suất dự định hiện tại không về của DHS (mức 5 và 6 của biến phụ thuộc). Tác động biên của yếu tố ảnh hƣởng đến dự định chắc chắn khơng về có phần cao hơn các yếu tố ảnh hƣởng đến dự định chắc chắn về. Cụ thể, dự định ban đầu không về nước (inistay) làm tăng đến 69% xác suất dự định hiện

tại không về so với dự định ban đầu trở về trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,

chứng tỏ vai trò quan trọng của dự định ban đầu đối với dự định hiện tại. Dự định ban đầu

chưa quyết định chiếm phần lớn tổng số quan sát (50.6%DHS) có tác động biên là 13.76%

so với dự định ban đầu trở về nước. Kết quả này tƣơng tự với Güngưr và Tansel (2003).

Nhóm ngành phụ thuộc vốn có tác động biên 12.7%, ảnh hƣởng lớn đến dự định không về

của DHS, đồng thời cũng là nhóm ngành có số lƣợng DHS cao nhất. Đặc biệt, DHS thuộc ngành phụ thuộc vốn mà có dự định làm việc trong khu vực học thuật làm tăng đến 18%

xác suất dự định không về trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố gia đình tiếp tục đƣợc khẳng định trong nghiên cứu này. Phần lớn gia đình của sinh viên ủng hộ (rất ủng hộ và hoàn toàn ủng hộ) con cái ở lại nƣớc ngoài lâu dài (66% DHS), chỉ khoảng 20% gia đình ít hoặc hồn tồn khơng ủng hộ. Mức độ ủng hộ của cha mẹ càng cao càng làm tăng dự định không về nƣớc của DHS, với tác động biên hơn 5.5%. DHS hiện tại sống cùng với vợ/chồng cũng làm tăng xác suất dự định không về hơn 10.98% so với DHS khác trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Đối với nhóm sinh viên, dù chỉ 13.5% DHS liên quan đến yếu tố này nhƣng thể hiện sự gắn bó trong hơn nhân.

Những yếu tố khác cũng làm tăng xác suất dự định khơng về từ 5-8% và có trên 50% DHS lựa chọn yếu tố là quan trọng gồm: lực hút phong cách sống (cuộc sống được tổ chức và có

thứ tự) ở nƣớc ngồi, khả năng thích nghi với mơi trường mới theo thời gian, lực đẩy thiếu an ninh xã hội, và thiếu cơ hội đào tạo nâng cao chuyên môn ở nƣớc nhà.

Yếu tố thu nhập thấp và so sánh mức sống ở nước ngồi so với Việt Nam có mức tác động biên thấp nhất. Mức sống ở nƣớc ngoài tốt hơn làm tăng dự định không trở về nƣớc của DHS, nhƣng chỉ làm tăng khoảng 3% xác suất dự định không về trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Đối với tác động của các yếu tố khác ít quan trọng hơn xem Phụ lục C.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dự định trở về nước của du học sinh việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)