Phân tích ANOVA trường hợp biến Nghề nghiệp

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng (Trang 58 - 66)

Bảng 4.20: Thống kê mô tả biến Dựđịnh mua vé theo Nghề nghiệp

Descriptives

Dự định mua vé

95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviat ion Std. Error Lower Bound Upper Bound Min imu m Max imu m Chưa đi làm 38 3.1930 .83695 .13577 2.9179 3.4681 1.33 5.00 Nhân viên văn phòng 97 3.4433 .98216 .09972 3.2454 3.6412 1.00 5.00 Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…) 39 3.7179 .97794 .15660 3.4009 4.0350 1.00 5.00 Khác (Kinh doanh tự do, Giáo

viên,…) 47 3.6879 .87201 .12720 3.4319 3.9440 1.00 5.00 Total 221 3.5008 .94688 .06369 3.3752 3.6263 1.00 5.00

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định phương sai (Biến Dựđịnh mua vé theo Nghề nghiệp)

Test of Homogeneity of Variances

Dự định mua vé

Levene Statistic df1 df2 Sig. .946 3 217 .419

Kết quả kiểm định cho thấy Sig. = 0.419 > 0.05, nên không có sự khác biệt về phương sai của biến Dựđịnh mua vé theo 4 nhóm của biến Nghề nghiệp là: Chưa đi làm, Nhân viên văn phòng, Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…) và Khác (Kinh doanh tự do, Giáo viên,…). Vậy phân tích ANOVA là phù hợp trong trường hợp này.

Trang 59

Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA trường hợp biến Nghề nghiệp

ANOVA

Dự định mua vé

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 7.406 3 2.469 2.822 .040

Within Groups 189.844 217 .875

Total 197.250 220

Kết quả phân tích cho thấy Sig. = 0.040 < 0.05 nên có sự khác biệt giữa 4 nhóm Nghề

nghiệp trong xu hướng mua vé qua mạng. Ta tiếp tục lựa chọn so sánh Dunnett để tìm xem các nhóm nào có sự khác biệt với nhau.

Bảng 4.23: So sánh Dunnett khi chọn nhóm Chưa đi làm làm chuẩn

Multiple Comparisons Dự định mua vé Dunnett t (2-sided) 95% Confidence Interval (I) Nghenghiep (J) Nghenghiep Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound Nhân viên văn phòng Chưa đi làm .25032 .17900 .345 -.1696 .6702 Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…) Chưa đi làm .52497*.21320 .037 .0248 1.0251 Khác (Kinh doanh tự do, Giáo

viên,…)

Chưa đi làm

.49496*.20405 .041 .0163 .9736 *. The mean difference is significant at the 0.05 level.

Trang 60

Bảng 4.24: So sánh Dunnett khi chọn nhóm Khác làm chuẩn

Multiple Comparisons Dự định mua vé Dunnett t (2-sided) 95% Confidence Interval (I) Nghenghiep (J) Nghenghiep Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound Chưa đi làm Khác -.49496*.20405 .042 -.9768 -.0131

Nhân viên văn phòng Khác -.24464 .16623 .319 -.6372 .1479 Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…) Khác .03001 .20260 .998 -.4484 .5084 *. The mean difference is significant at the 0.05 level.

Dựa trên kết quả phân tích của 2 bảng 4.23 và 4.24, ta thấy có sự khác biệt giữa nhóm là Chưa đi làm và Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…), giữa nhóm Chưa đi làm và Khác (Kinh doanh tự do, Giáo viên,…) trong xu hướng mua vé qua mạng.

Do so sánh Dunnett chỉ chọn được 2 nhóm là Chưa đi làm và Khác (Kinh doanh tự do, Giáo viên,…) làm chuẩn để so sánh với các nhóm còn lại, nên ta không thể so sánh

được 2 nhóm là Nhân viên văn phòng và Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…). Để làm được

Trang 61

Bảng 4.25: Kiểm định T-test 2 nhóm Nhân viên văn phòng và Quản lý

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality

of Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differe nce Std. Error Differ

ence Lower Upper Equal variances assumed .230 .633 -1.477 134 .142 -.27465 .18600 -.64252 .09322 Dự định mua vé Equal variances not assumed -1.479 70.482 .143 -.27465 .18565 -.64488 .09558

Kết quả T-test cho thấy không có sự khác biệt trong xu hướng mua vé qua mạng giữa 2 nhóm Nhân viên văn phòng và Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…)

Dựa trên kết quả phân tích của 3 bảng 4.23, 4.24 và 4.25 ta thấy có sự khác biệt trong xu hướng mua vé qua mạng giữa nhóm là Chưa đi làm và Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…), giữa nhóm Chưa đi làm và Khác (Kinh doanh tự do, Giáo viên,…).

Kết hợp với bảng thống kê mô tả 4.20 ở trên, có thể thấy những người trong nhóm Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…) và Khác (Kinh doanh tự do, Giáo viên,…) có xu hướng mua vé qua mạng hơn những người thuộc nhóm Chưa đi làm. Điều này phù hợp thực tế khi mà những người trong 2 nhóm Quản lý (TP, GĐ, QLDA,…) và Khác (Kinh doanh tự do, Giáo viên,…) thường giữ những chức vụ cao trong công việc hoặc có thu nhập cao và mong muốn tiết kiệm thời gian trong việc mua vé nên họ có xu hướng mua vé qua mạng hơn những người trong nhóm Chưa đi làm.

Trang 62

Tóm tt

Chương này đã tiến hành các bước sau:

- Kiểm định thang đo các yếu tố xuất hiện trong mô hình bằng việc kiểm tra độ

tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm tra độ giá trị thông qua phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố thì có 6 yếu tốđộc lập là Tính hiệu quả, Nhận thức nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện dễ dàng, Sự thích thú và Nhận thức rủi ro và 1 yếu tố phụ thuộc là Dựđịnh mua vé.

- Kết quả phân tích hồi qui đa biến của mô hình cho thấy cả 6 yếu tố trên đều có

ảnh hưởng đến Dựđịnh mua vé của hành khách. Thứ tự ảnh hưởng đến yếu tố

Dựđịnh mua vé từ cao đến thấp của 6 yếu tố này lần lượt là: Sự thích thú, Điều kiện dễ dàng, Nhận thức nỗ lực, Tính hiệu quả, Nhận thức rủi ro và Ảnh hưởng xã hội.

- Kiểm định lại các giả thuyết của mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh cho thấy cả 6 giả thuyết đều được chấp nhận.

- Trong nghiên cứu, cũng có xem xét có hay không có sự khác biệt trong mức độ

quan trọng của Dựđịnh mua vé đối với các nhóm khác nhau của các biến Giới tính, Tuổi và Trình độ học vấn.

Trang 63

CHƯƠNG 5: KT LUN

5.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng của hành khách và xem xét sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng thuộc các thành phần nhân khẩu học trong xu hướng mua vé máy bay qua mạng. Nghiên cứu nhằm giúp các doanh nghiệp hàng không cũng như các cơ quan có liên quan đề ra những chính sách phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống bán vé qua mạng.

Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: (1) nghiên cứu sơ bộ thực hiện kỹ thuật phỏng vấn sâu 01 nhân viên của hãng hàng không Vietnam Airlines, 01 nhân viên của hãng hàng không Jetstar Pacific và 08 khách hàng thường xuyên của 2 hãng hàng không này và (2) nghiên cứu chính thức thực hiện kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Mẫu

được lấy theo phương pháp thuận tiện. Đối tượng lấy mẫu là các hành khách của các hãng hàng không nội địa đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM.

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng được kế thừa từ nghiên cứu của Mohsen Manzari (2008). Thang đo được kiểm định bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá.

Quá trình phân tích kết quả trong nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua sự

hỗ trợ EXCEL và SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

5.1.1. Về thang đo

Kết quả kiểm tra độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều đạt yêu cầu lớn hơn 0.6.

Trang 64

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến quan sát trong các thang đo không có sự

thay đổi.

5.1.2. Về mô hình lý thuyết

Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu là mô hình của Mohsen Mazari (2008). Mô hình này bao gồm 8 yếu tố là: Tính hiệu quả, Nhận thức nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện dễ dàng, Sự thích thú và Nhận thức rủi ro, Tiết kiệm thời gian và Tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, sau giai đọan nghiên cứu sơ bộđã lọai bỏ 2 yếu tố là Tiết kiệm thời gian và Tiết kiệm chi phí.

Mô hình đề xuất sau giai đọan nghiên cứu định tính có 6 yếu tố là: Tính hiệu quả, Nhận thức nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện dễ dàng, Sự thích thú và Nhận thức rủi ro. Sau khi phân tích nhân tố khám phá thì các yếu tố này vẫn được giữ nguyên.

5.1.3. Về kết quả

Phân tích hồi qui cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng của hành khách từ cao đến thấp bao gồm: Sự thích thú, Điều kiện dễ dàng, Nhận thức nỗ lực, Tính hiệu quả, Nhận thức rủi ro và Ảnh hưởng xã hội. Các hệ số hồi qui

đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và phù hợp với các giả thuyết đã đặt ra.

Mô hình nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố trong mô hình giải thích được 42.2% sự biến

động của biến phụ thuộc Dựđịnh mua vé.

5.2. KIẾN NGHỊ

Phân tích hồi qui cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng của hành khách từ cao đến thấp bao gồm: Sự thích thú, Điều kiện dễ dàng, Nhận thức nỗ lực, Tính hiệu quả, Nhận thức rủi ro và Ảnh hưởng xã hội, với hệ số beta lần lượt là: 0.373, 0.303, 0.292, 0.265, -0.198 và 0.116. Về khía cạnh kinh doanh, nghiên

Trang 65

cứu này cung cấp một số thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp hàng không như

sau:

(1) Sự thích thú đóng vai trò quan trọng nhất trong dự định mua vé qua mạng của hành khách. Vì vậy việc tăng cường các chương trình marketing nhằm vào sở thích của hành khách là rất cần thiết.

(2) Điều kiện dễ dàng đóng vai trò quan trọng thứ hai trong dựđịnh mua vé của hành khách. Điều kiện dễ dàng bao hàm cả những yếu tố “chủ quan” của hành khách như

kiến thức về hệ thống bán vé, máy tính và có kết nối internet và phương tiện thanh tóan, và những yếu tố “khách quan” như sự sẵn có của những tài liệu chỉ dẫn về việc sử

dụng hệ thống bán vé và những người trợ giúp trực tuyến. Vì vậy việc tăng cường phổ

biến kiến thức, cung cấp thêm các tài liệu hướng dẫn sử dụng, và hỗ trợ trực tuyến cho khách hàng cần được chú trọng hơn. Một điều quan trọng mà các doanh nghiệp hàng không cần quan tâm là cải thiện khả năng thanh tóan cho khách hàng vì kết quả thống kê cho thấy chỉ có 61.8% khách hàng được phỏng vấn có các lọai thẻ tín dụng có khả

năng thanh tóan trực tuyến.

(3) Nhận thức nỗ lực có ảnh hưởng cùng chiều đến dựđịnh mua vé. Nhận thức nỗ lực là sự nhận thức về khả năng thực hiện việc mua vé của hành khách, liên quan đến các kỹ

năng để thực hiện việc mua vé và mức độ khó – dễ của các thao tác trong quá trình đặt mua vé. Vì vậy các hãng hàng không cần chú ý tới việc đơn giản hóa các thao tác trong hệ thống.

(4) Tính hiệu quả cũng có ảnh hưởng cùng chiều lên dự định mua vé. Hành khách kỳ

vọng hệ thống bán vé qua mạng sẽ giúp họ mua được vé nhanh hơn và dễ dàng hơn. Vì vậy việc cải tiến giao diện, rút ngắn các bước (nếu có thể),… trong quá trình đặt mua vé nên được quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống.

Trang 66

(5) Nhận thức rủi ro có quan hệ ngược chiều với dựđịnh mua vé. Điều này phù hợp thực tế, vì mua vé qua mạng có thể dẫn đến việc lộ thông tin cá nhân và một số thông tin quan trọng khác (số tài khỏan thẻ tín dụng và mật mã) của hành khách trong quá trình thanh tóan qua hệ thống này. Sự lo sợ bị đánh cắp số tài khỏan và mật mã tài khỏan ngân hàng mà khách hàng sử dụng để thanh tóan là rất lớn. Vì vậy việc cải thiện khả

năng bảo mật và giảm thiểu rủi ro của hệ thống bán vé là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Công ty cũng nên có các chính sách cam kết bảo mật và bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp các thông tin cá nhân hoặc các thông tin liên quan của khách hàng bị lộ do lỗi từ phía hệ thống của công ty.

(6) Ảnh hưởng xã hội có quan hệ cùng chiều với dự định mua vé. Khách hàng có xu hướng mua vé qua mạng khi nhận được nhiều sựủng hộ của những người xung quanh, và ngược lại. Điều này mang hàm ý đến các doanh nghiệp là nên tăng cường các chương trình marketing cho hệ thống bán vé qua mạng. Chương trình marketing nên nhắm đến các đối tượng sử dụng trực tiếp và cả những người có ảnh hưởng đến người sử dụng trực tiếp như gia đình và bè bạn.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)