Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Thiết kế nghiên cứu

Chiến lược thực hiện gồm các bước: (1) Thu thập thông tin thứ cấp để chọn mẫu phân tầng. (2) Phỏng vấn sơ bộ để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. (3) Thiết kế bảng câu hỏi và lựa chọn phương thức khảo sát. (4) Tiến hành lấy mẫu, thực hiện khảo sát thu thập thông tin sơ cấp. (5) Xử lí thông tin thu thập, phân tích kết quả điều tra (Sơ đồ 3.2 và Phụ lục 10).

Sơ đồ 3.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự thiết kế).

3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi sơ khởi đƣợc xây dựng theo hai căn cứ:

 Danh sách liệt kê các thông tin cần thu thập về tài sản, tổn thương, hoạt động sinh kế, tác động chính sách trong tài liệu hướng dẫn về khung sinh kế bền vững của DFID (2001) và FAO (2005).

 Bảng câu hỏi khảo sát của các đề tài sinh kế sử dụng khung phân tích DFID của các tác giả Nguyễn Xuân Vinh (2014), Nguyễn Hồng Hạnh (2013), Nguyễn Thị Minh Phương (2011).

Các câu hỏi gồm hai loại:

 Dạng câu hỏi đóng với đáp án có sẵn. Đáp án được xây dựng bước đầu dựa vào quan sát thực tế và nguồn thông tin thứ cấp có liên quan.

 Dạng câu hỏi mở để thu thập thông tin chia sẻ cụ thể và chi tiết về hộ gia đình.

Bảng câu hỏi chính thức đƣợc hoàn thiện dần trong suốt quá trình khảo sát theo trình tự:

 Khảo sát sơ bộ 4 hộ gia đình để hoàn chỉnh các phương án của dạng câu hỏi đóng trong bảng câu hỏi sơ khởi.

 Khảo sát chính thức trên mẫu đã chọn và điều chỉnh bảng hỏi sau mỗi lần khảo sát (Phụ lục 30).

3.3.3. Cách thức chọn mẫu khảo sát

Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu dựa trên tổng thể 362 hộ dân (giảm đi 50 hộ dân đang tiến hành di dời trong tổng số 412 hộ dân của ấp). Mẫu khảo sát gồm có 37 hộ dân, chiếm 10% tổng thể.

Cách thức chọn mẫu phân tầng dựa trên bốn tiêu chí biết trước về tỉ lệ trong tổng thể:

đặc điểm dân tộc, mức sống, nghề nghiệp chính và khu vực sống của hộ dân. Đây là các tiêu chí có thể có tác động đến sinh kế của hộ dân theo tác giả Nguyễn Xuân Vinh (2014).

Bảng 3.1. Các tiêu chí lấy mẫu

(Đơn vị tính: hộ gia đình)

Các tiêu chí lấy mẫu Số hộ dân Tỉ lệ

Tổng thể Mẫu Tổng thể Mẫu

Tổng hộ dân 362 37 100% 100%

Dân tộc 3 0 0,8% 0,0%

 Nùng 1 0 0,3% 0,0%

 Mường 1 0 0,3% 0,0%

 Chàm 1 0 0,3% 0,0%

Mức sống của hộ dân

 Nghèo 93 8 25,7% 21,6%

 Cận nghèo 38 3 10,5% 8,1%

 Không nghèo 231 26 63,8% 70,3%

Nghề nghiệp chính của hộ dân

 Nông nghiệp 90 9 24,9% 24,3%

 Kinh doanh - dịch vụ 90 9 24,9% 24,3%

 Công nhân khu công nghiệp 46 5 12,7% 13,5%

 Làm thuê - Nghề rừng 136 14 37,6% 37,8%

Khu vực sinh sống

 Cụm Đồng 4 137 14 37,8% 37,8%

 Cụm Bà Hào 225 23 62,2% 62,2%

(Nguồn: Số liệu cung cấp bởi UBND xã Mã Đà và ấp trưởng ấp 5).

Tỉ lệ các hộ dân tộc trong tổng thể rất thấp (0,8%) nên không xuất hiện trong mẫu khảo sát. Các tiêu chí khác đều đảm bảo về mặt tỉ lệ nhƣ trong tổng thể.

3.3.4. Cách thu thập dữ liệu khảo sát

Đối với hộ gia đình: Người phỏng vấn trực tiếp nêu từng câu hỏi. Câu trả lời được ghi nhận trên văn bản giấy. Mỗi cuộc phỏng vấn với hộ gia đình diễn ra trong thời gian từ 30 – 120 phút. Có ghi âm trường hợp mẫu để rà soát thông tin.

Trong quá trình phỏng vấn, tác giả cũng chủ động đặt các câu hỏi gợi mở ngoài câu hỏi sẵn có trong bảng hỏi để quan sát thái độ, kiểm chứng thông tin, thăm dò ý kiến đánh giá của cá nhân và tìm hiểu thông tin về các hộ lân cận. Đó cũng là cơ sở để chọn đối tƣợng khảo sát tiếp theo.

Đối với chính quyền và chuyên gia: phỏng vấn đƣợc thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại. Nội dung phỏng vấn đƣợc ghi chép bằng giấy. Tất cả đều đƣợc ghi âm khi đƣợc phép.

Các câu hỏi phỏng vấn chính quyền và các chuyên gia đƣợc liệt kê theo dạng gợi mở.

Tác giả có thể linh hoạt điều chỉnh trong quá trình đối thoại.

Nội dung câu hỏi phỏng vấn chính quyền tập trung vào lĩnh vực chính sách mà cơ quan phụ trách, các tác động lên người dân địa phương và kế hoạch dự kiến thực hiện. Nội dung câu hỏi dành cho chuyên gia liên quan đến tính khả thi của đề xuất chính sách dành cho địa phương trong lĩnh vực mà các chuyên gia phụ trách.

3.3.5. Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu

Theo quản lí của UBND xã, các hộ dân cƣ trên địa bàn đƣợc phân thành ba nhóm:

nghèo, cận nghèo và không nghèo. Việc phân tích dữ liệu cho thấy nhóm hộ cận nghèo chiếm tỉ lệ thấp và không đặc trƣng nên khi phân tích riêng không mang lại nhiều ý nghĩa. Tác giả gộp chung các hộ nghèo và cận nghèo vào nhóm hộ nghèo, nhóm còn lại là nhóm hộ không nghèo khi xử lí thông tin trong toàn bài.

Dữ liệu thu thập ở dạng thông tin dàn trải đƣợc tiến hành phân nhóm và mã hóa phục vụ cho mục tiêu phân tích.

Việc thiếu thông tin về thu nhập do các hộ không cung cấp vì nhiều lí do (không nhớ, từ chối cung cấp) được thay thế bằng thông tin về chi tiêu tương đương.

Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là chỉ tiêu trung bình và tỉ lệ mẫu của thống kê mô tả.

Nghiên cứu sử dụng biểu đồ và bảng để trình bày thông tin, thực hiện so sánh giữa các nhóm hộ và rút ra kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)