Chính sách giao khoán và chủ trương di dời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Đánh giá tác động của chính sách đối với các loại tài sản và bối cảnh tổn thương

5.2.1. Chính sách giao khoán và chủ trương di dời

Đây là chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực vốn tự nhiên và vốn vật chất của người dân.

Vốn tự nhiên: Chính sách giao khoán đất rừng đặc dụng và chủ trương di dời khiến cho mối quan hệ giữa người dân với đất đai không được xác lập lâu dài và ổn định. Điều này dẫn đến 2 ảnh hưởng lớn trong quyết định của hộ có đất. Thứ nhất, hộ không có động cơ nuôi dƣỡng, cải tạo đất vì không đƣợc sử dụng lâu dài. Thay vào đó là khai thác và sử dụng thuốc quá mức để tận thu trong thời gian đƣợc giao khoán và dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất trồng.

Thứ hai, các hộ ít nguồn lực không dám đầu tƣ hay chuyển đổi cây trồng trên đất vì sợ việc di dời đƣợc thực hiện và sẽ mất đi giá trị đầu tƣ đáng kể trên đất. Bên cạnh đó, diện tích đất giao khoán nhỏ hẹp khiến các hộ không muốn thực hiện đầu tƣ vì không đạt đƣợc quy mô hiệu quả.

Vốn vật chất: Quy định của hợp đồng giao khoán cũng không cho phép người dân xây dựng nhà ở. Hoạt động sửa chữa nhà cửa bằng gạch, xi măng đều phải kí cam kết không bồi thường khi di dời nên người dân chấp nhận ở nhà tạm dù đã hư hỏng, rách nát cần sửa chữa.

Chính sách giao khoán và chủ trương di dời làm gia tăng nguy cơ bị tổn thương của hộ với điều kiện bất lợi của thời tiết, dịch bệnh lên con người và cả cây trồng, vật nuôi. Việc hạn chế đầu tƣ các tài sản vật chất cố định từ các chính sách phân tích trên làm suy giảm khả

năng đối phó với diễn biến bất lợi của tự nhiên. Khả năng phản kháng kém đồng nghĩa với việc hộ phải chịu thiệt hại nặng nề hơn khi tình trạng bất lợi diễn ra.

5.2.2. Chính sách bảo tồn

Đây là chính sách làm suy giảm nguồn vốn tự nhiên, hạn chế nguồn vốn vật chất và tác động gián tiếp làm giảm trình độ học vấn đối với nguồn lực vốn con người.

Vốn tự nhiên: Mọi sản vật từ rừng, ao, suối đều bị cấm khai thác. Đây là nguồn vốn quan trọng trong sinh kế hộ gia đình làm nghề rừng. Nghiên cứu của Nguyễn Huân (2002) cũng cho thấy việc thành lập rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn làm giảm diện tích và khả năng sản xuất của các xã và người dân địa phương. Việc xây dựng trung tâm sinh thái làm thay đổi dòng nước khiến nhiều hộ ở vùng xa lòng hồ không có nước sinh hoạt.

Vốn vật chất: Hộ dõn trong vựng lừi duy trỡ hiện trạng nhà ở hƣ cũ khi khụng cũn đƣợc chặt cây rừng nhƣ lúc họ dựng nhà. Hoạt động chăn thả vật nuôi bị cấm vì những lo ngại ảnh hưởng đối với thú rừng về nguồn gen. Việc đào ao thả cá cũng bị nghiêm cấm trong phạm vi rừng đặc dụng. Chính sách bảo tồn này đã giới hạn vốn vật chất và khả năng đa dạng hóa sinh kế của người dân.

Vốn nhân lực: Việc đầu tư hạ tầng bị hạn chế vì những lo ngại người dân sẽ ổn định và chuyển đến ở đông hơn. Hệ quả là các hộ dân trong khu vực không được hưởng điều kiện đầy đủ về hạ tầng cơ sở. Thiếu các cơ sở giáo dục và y tế tại địa phương gây ảnh hưởng bất lợi với việc phát triển vốn con người.

Chính sách bảo tồn xuất hiện làm gia tăng nguy cơ bị tổn thương của người dân vì tạo ra xu hướng thu hẹp nguồn lực tự nhiên mà người dân có thể tiếp xúc. Ngoài ra, việc phân quyền, quản lí và thực thi chính sách bảo tồn hiện tại có dẫn đến một số thay đổi trong lựa chọn sinh kế của người dân và làm cho công tác bảo tồn không đạt được hiệu quả.

không hiệu quả. Theo kết quả khảo sát, có một số trường hợp xử lí vi phạm trong đó người dân phải đóng tiền phạt nhƣng Hạt Kiểm lâm không ghi nhận biên bản (Phụ lục 26). Về vấn đề này, Tô Xuân Phúc và Thomas Sikor (2011) cũng đề cập đến trong bài viết về lâm tặc khai thác gỗ lậu ở Việt Nam. Hai tác giả dẫn chứng trường hợp ở Nghệ An, có tới 39% lợi nhuận khai thác gỗ rơi vào tay cán bộ thực thi pháp luật. Bài viết cũng đề cập đến quan điểm về việc trao quyền trên cơ sở gắn lợi ích của người dân với rừng để tạo lập cơ chế giám sát đa chiều qua các hình thức đồng quản lí, giao khoán bảo vệ lâu dài rừng tự nhiên, quản lí bền vững rừng phòng hộ và đặc dụng7.

Về vấn đề quản lí, dù chủ trương của luật pháp cho phép khai thác bền vững một số lâm sản ngoài gỗ trong rừng đặc dụng nhƣng các hoạt động hiện tại đều bị cấm. Năng lực của cơ quan quản lí bị giới hạn trong việc giám sát hoạt động khai thác hợp pháp của người dân.

Vấn đề thực thi chính sách bảo tồn chƣa hiệu quả vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là cơ chế phân quyền tập trung và năng lực quản lí giới hạn. Thứ hai là việc thực hiện mục tiêu bảo tồn không gắn liền với mục tiêu ổn định sinh kế cho người dân nên không nhận được sự hỗ trợ từ lực lƣợng đông đảo này mà còn tạo tác động ngƣợc lại. Dân cƣ xen lẫn với rừng khiến cho công tác tuần tra, giám sát dù tốn nhiều nguồn lực cũng khó đảm bảo hiệu quả. Hơn nữa, phần đông các hộ đi vào rừng sâu đều là hộ nghèo, chế tài xử phạt khó thực hiện khi các hộ khai nhận chỉ thu nhặt chai và không có sinh kế ổn định ngoài nghề rừng. Việc thiếu cơ chế hợp lí để xử lí các trường hợp này dẫn đến sự nới lỏng về xử lí vi phạm. Từ đó lại tạo không gian cho các hộ tranh thủ săn bắn thú rừng, đồng thời phát sinh vấn đề tham nhũng. Đây cũng là nguyên nhân của những vi phạm lặp lại và tâm lí ỷ lại, xóa đi động cơ chuyển đổi sinh kế của người dân (Phụ lục 26).

5.2.3. Các chính sách của chính quyền địa phương

Đây là nhóm chính sách có ảnh hưởng đến tất cả các loại tài sản của người dân trừ vốn tự nhiên.

7 Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung tâm Con người và Thiên nhiên (2011).

Vốn vật chất: Chính sách đầu tƣ hạ tầng hiện tại vẫn hạn chế khi 25% hộ chƣa có điện lưới tiêu dùng và xã không có phương tiện giao thông công cộng cho người dân. Xã không chi đầu tƣ phát triển trong giai đoạn 2013 - 2014 (Phụ lục 27).

Vốn con người: Các chương trình đào tạo lao động hàng năm về cây trồng vật nuôi đều không mang lại hiệu quả. 100% hộ dân cho biết họ đi học vì tiền khuyến khích chứ không thấy việc huấn luyện hữu ích. Khả năng ứng dụng hạn chế vì người dân không có vốn để đầu tư.

Thông tin không sát thực với điều kiện của địa phương (các loại thuốc không tìm thấy trên thị trường). Chương trình chỉ dừng lại ở việc cung cấp lý thuyết và thực hành kiểu mẫu một lần.

Trong khi đó, người dân cần kĩ sư theo sát quá trình ứng dụng để hỗ trợ họ khi cần nhưng không có nguồn lực đáp ứng.

Vốn tài chính: Điểm tích cực là chính quyền xã chủ động trong việc tìm kiếm, vận động các nguồn tài trợ để giúp đỡ cho người nghèo. Tuy nhiên đa phần các nguồn viện trợ đều nhỏ lẻ, không lâu dài nên chƣa có nhiều ý nghĩa cải thiện đƣợc sinh kế cho hộ dân. Các chương trình cho vay vốn cũng thất bại vì không đi kèm với hỗ trợ phương án sử dụng hiệu quả và điều kiện ràng buộc hay giải ngân bằng tiền mặt. Chính điều đó dẫn đến việc các hộ đã sử dụng hết vào nhu cầu tiêu dùng nhất thời và không có khả năng hoàn trả lại. Sự thiếu đồng bộ và tính phối hợp của các chương trình hỗ trợ là nguyên nhân làm cho các chương trình này đều không hiệu quả.

Vốn xã hội: Theo thông tin từ ấp trưởng, trong ấp 5 cũng từng có manh nha hình thành hợp tác xã trồng xoài nhưng đã tan rã ngay sau đó vì không có người đứng đầu để dẫn dắt, không có cơ chế điều hành và các quy định để tuân thủ. Các thành viên tham gia không biết cụ thể họ sẽ làm gì và quay về với mô hình cá nhân nhỏ lẻ. Sự khởi xướng chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng và không có cơ quan hay tổ chức nào đứng ra thực thi cho người dân nên không có kết quả. Trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương.

Chính sách của địa phương thất bại trong việc tổ chức cho người dân sản xuất theo

khu vực nuôi trồng lân cận. Chất lượng sản phẩm kém cạnh tranh và xu hướng giá luôn thấp là tổn thương mà các hộ dân phải đối mặt khi tham gia thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)