CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Đánh giá tác động của các loại tài sản đối với sinh kế hộ dân
Nguồn lực vốn con người ở ấp 5 là hạn chế quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hiệu quả các loại nguồn vốn khác và khả năng đa dạng hóa sinh kế hộ gia đình.
Ấp 5 gặp vấn đề về lao động thiếu kĩ năng, trình độ học vấn thấp, tỉ lệ phụ thuộc và tỉ lệ trẻ em nghỉ học sớm cao. Trong đó, vấn đề nổi bật mà chính sách có thể tác động và việc tác động mang lại hiệu quả lâu dài chính là cải thiện năng lực lao động. Người dân cần có năng lực để có thể đọc, hiểu, tiếp nhận các thông tin, kiến thức, kĩ năng để áp dụng vào công việc.
Phân tích về tỉ lệ nghỉ học sớm ở trẻ em cho thấy có hai nguyên nhân đáng lưu ý là chi phí và nhận thức. Trẻ em bỏ học tập trung phần lớn ở các giai đoạn chuyển cấp, đặc biệt là từ tiểu học lên trung học cơ sở. Chi phí phát sinh gia tăng vì trẻ em phải di chuyển xa hơn để đến trường (Phụ lục 14 và 15). Trên địa bàn ấp chỉ có trường tiểu học. Các cấp học cao hơn cách ấp từ 20 km trở lên. Chi phí cho con đi học sau lớp 5 tối thiểu mỗi ngày là 20.000 đồng/em chỉ tiền xe và tiền ăn sáng, chƣa kể học phí. Hiện tại, ấp chỉ có xe đƣa đón học sinh do tƣ nhân tổ chức kinh doanh và thu phí hàng ngày (15.000 đồng/em cả lƣợt đi và về). Trong điều kiện thu nhập hạn chế, cơ sở hạ tầng không thuận tiện, các hộ gia đình lựa chọn cho trẻ nghỉ học để giảm gánh nặng chi tiêu. Ngoài ra trẻ em ở nhà còn có thể phụ giúp gia đình, bổ sung vào lực lƣợng lao động. Khoảng 50% trẻ em trong ấp 5 mất đi cơ hội học tập trong suốt 15 năm. Một bộ phận trẻ em ở các gia đình không nghèo (25%) cũng không muốn tiếp tục đến trường vì trở ngại trong vấn đề đi học xa và không thấy việc đi học là cần thiết. Ở địa phương, thị trường
dành cho lao động có trình độ học vấn cao hầu nhƣ không có. Đầu tƣ cho giáo dục đòi hỏi chi phí tốn kém liên tục trong khoảng thời gian dài và kết quả thu đƣợc lại chậm thấy. Trong hoàn cảnh khó khăn của địa phương, người dân không nhận thấy được sự cần thiết của giáo dục.
Chính điều đó giới hạn khả năng lao động và năng lực tƣ duy. Chất lƣợng nguồn lao động hiện tại một phần là kết quả của tình trạng trẻ em nghỉ học sớm trong quá khứ. Tình trạng trẻ em nghỉ học sớm lại tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng cải thiện sinh kế hộ gia đình trong tương lai.
Với năng lực hiện tại, dù thực hiện di dời họ cũng khó chuyển đổi công việc khi đến nơi ở mới.
Ngoài trình độ học vấn thấp, nguồn lực con người ở địa phương còn gặp vấn đề về thiếu kĩ năng lao động. 100% lao động tạo thu nhập cho hộ nghèo là lao động không kĩ năng.
Các chương trình đào tạo của địa phương theo sự phản ánh của người dân là hoàn toàn không hiệu quả. Trong yêu cầu về loại hình hỗ trợ mà hộ dân mong muốn đƣợc nhận, có đến 45% hộ nghèo muốn đƣợc đào tạo nghề hiệu quả cho họ hay cho con cái của họ. Chỉ có 4% hộ không nghèo yêu cầu dạng hỗ trợ này. Kết hợp với kết quả khảo sát về thu nhập cho thấy lao động đã qua đào tạo kĩ năng hiệu quả là yếu tố tạo nên sự gia tăng thu nhập đáng kể và tính ổn định của dòng tài chính ít phụ thuộc vụ mùa. Yếu tố khác biệt này dễ dàng đƣợc các hộ nghèo nhận thấy và mong muốn có đƣợc sự hỗ trợ để cải thiện thu nhập.
5.1.2. Vốn tự nhiên
Sau nguồn vốn con người, nguồn vốn tự nhiên là yếu tố quan trọng kế tiếp ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình. Quan trọng hơn hết là nguồn lực đất đai và các sản vật rừng.
Khác biệt lớn giữa hộ nghèo và không nghèo là diện tích đất sản xuất trung bình nhóm hộ sở hữu (4.427 ha và 30.050 ha). Thiếu đất canh tác là một trong những nguyên nhân khiến cho các hộ phải lựa chọn công việc làm thuê hay nghề rừng. Diện tích đất nhỏ hẹp khiến cho việc đầu tƣ không mang lại hiệu quả. Năng suất đất của hộ nghèo thấp hơn 1/2 lần so với hộ không nghèo. Việc mở rộng quyền tiếp cận đất đai có thể gia tăng lựa chọn sinh kế hiệu quả cho người dân.
Các nguồn tài nguyên tự nhiên thuộc về rừng, hồ, ao, suối đã và đang đóng vai trò rất quan trọng với sinh kế người dân ấp 5. Phần lớn các hộ dân đều thừa nhận có khai thác tài nguyên cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp hàng ngày vì thuận tiện (cá, thú rừng) nhƣng không lƣợng hóa
đƣợc cụ thể. Ngoài ra, các sản vật rừng có thể mang lại thu nhập đủ để tồn tại khi không có việc làm (14% hộ dân).
5.1.3. Vốn tài chính
Vốn tài chính là trợ lực quan trọng trong việc khởi đầu bất cứ sự thay đổi nào về sinh kế. Hộ nghèo rất thiếu nguồn vốn này vì không có thu nhập dôi dƣ. Các định chế tài chính và thông tin về vốn vay trong khu vực không sẵn có để đáp ứng nhu cầu người dân. 27% hộ nghèo phải sử dụng đến vốn vay nặng lãi. Hoạt động của ngân hàng chính sách không thường xuyên và tùy đối tƣợng chứ không áp dụng rộng rãi với tất cả các hộ.
Vốn hỗ trợ từ các chương trình từ thiện, tổ chức xã hội cho hộ nghèo làm ăn chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ. Nguồn vốn giải ngân lớn nhất các hộ nhận đƣợc là khoản vay tối đa 20.000.000 đồng/hộ của ngân hàng chính sách. Theo các hộ làm nông, vốn đầu tƣ cần thiết trung bình là 50.000.000 đồng/ha đất mới có thể sinh ra lợi nhuận. Việc cho vay các khoản nhỏ lẻ, không liên tục khiến cho các hộ đầu tƣ không đạt tới quy mô hiệu quả mà rơi vào trạng thái nợ nần nhiều hơn. Ngoài ra, đây không phải là khoản vay sẵn sàng thường xuyên để đáp ứng nhu cầu vay vốn mà xuất hiện theo chương trình hỗ trợ. Nó không đi kèm với nhu cầu phát sinh vốn thực tế và không có phương án hỗ trợ sử dụng vốn hiệu quả nên có đến 86% hộ vay chƣa trả đƣợc nợ. Các hộ không nghèo có thể có các khoản vay giá trị lớn (lên đến 200.000.000 đồng) và linh động vào thời điểm cần thiết để đầu tư theo phương án hoạch định cá nhân.
“…Ở đây 100 hộ dân thì phải có tới 50 hộ phải vào rừng. Nếu không thì làm sao sống nổi…”
(Anh L.M.T - Ấp 5 Mã Đà)
5.1.4. Vốn vật chất
Hạn chế lớn nhất về hạ tầng là hệ thống điện lưới chưa bao phủ được hết vùng dân cư.
Các hộ không nghèo đều có nguồn năng lƣợng hợp lí để sử dụng trong khi 36% hộ nghèo vẫn phải sử dụng acquy sạc điện. Đây là yếu tố gây trở ngại cho hoạt động sản xuất (bơm nước), học tập và sinh hoạt tối thiểu (thắp sáng).
5.1.5. Vốn xã hội
Mạng lưới hoạt động hiện tại ở địa phương hoàn toàn dựa trên cơ chế tự phát. Không có sự sắp xếp có tổ chức nào để hình thành mạng lưới liên kết các hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại chủ động. Tổ chức Hội ở địa phương chỉ phát huy được vai trò hỗ trợ các khoản tài chính và trợ giúp vật chất nhỏ cho các hộ nghèo. Sự hỗ trợ giới hạn mang nhiều ý nghĩa tinh thần hơn là tạo cú hích giúp hộ vượt nghèo. Các hộ không nghèo có mạng lưới xã hội tốt hơn khi chủ động tham gia ở hội kinh doanh bên ngoài để cùng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn.
5.1.6. Ảnh hưởng tương tác giữa các loại nguồn vốn
Sự hạn chế về loại vốn này thường sẽ làm giảm khả năng xây dựng hay hiệu suất sử dụng của loại vốn khác. Đánh giá nguồn lực vốn hiện có của các hộ nghèo và tìm hiểu quan hệ tương tác giữa các loại tài sản là cơ sở của các tác động chính sách để hỗ trợ người dân. Mối quan hệ đƣợc trình bày trong Bảng 5.1 sau đây:
Bảng 5.1. Quan hệ tương tác giữa các loại nguồn vốn sinh kế Nguồn vốn
tác động
Nguồn vốn bị tác động Vốn
con người Vốn tự nhiên
Vốn vật chất
Vốn tài chính
Vốn xã hội
Vốn con người
Vốn tự nhiên
Vốn vật chất
Vốn tài chính
Những phân tích trên cho thấy nguồn lực vốn con người có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và thay đổi nhiều loại nguồn vốn khác. Đầu tư vốn con người đòi hỏi đầu tư bước đầu ở vốn vật chất và vốn tài chính. Mở rộng quyền tiếp cận của hộ dân với vốn tự nhiên là giải pháp gia tăng nguồn lực vốn tài chính lâu dài. Hiện tại, sự hỗ trợ của vốn xã hội có thể giúp các hộ nghèo gia tăng vốn vật chất và vốn tài chính ở quy mô nhỏ. Để tạo ra cú hích đủ lớn thì cần có phối hợp các nguồn lực tạo ra sự gia tăng đồng thời các loại nguồn vốn để tạo guồng cho chính các loại nguồn vốn tiếp tục thúc đẩy nhau phát triển.
5.2. Đánh giá tác động của chính sách đối với các loại tài sản và bối cảnh tổn thương