CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Các nghiên cứu trước
Nghiên cứu về tình huống ấp 5 dựa trên sự hỗ trợ về lí luận của một số nghiên cứu trước để hình thành chiến lược nghiên cứu, xây dựng lập luận và đưa ra khuyến nghị chính sách.
(1) Về cơ sở để xây dựng chiến lƣợc nghiên cứu:
Tác giả tham khảo cách thiết kế nghiên cứu của ba tác giả:
Nguyễn Hồng Hạnh (2013), Sinh kế bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số sống tại các vùng định canh, định cư. Tình huống huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang.
Nguyễn Thị Minh Phương (2011), Sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê: Nghiên cứu tình huống tại xã Eabar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắklăk.
Nguyễn Xuân Vinh (2014),Chính sách sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
Tình huống xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Đây là các nghiên cứu sử dụng khung phân tích DFID, xây dựng bảng câu hỏi để thu thập thông tin sơ cấp trong nghiên cứu về sinh kế. Các nghiên cứu này đã hỗ trợ cung cấp định hướng về cách thức tiến hành nghiên cứu, các mục cần thiết trong xây dựng bảng hỏi và phương pháp cấu trúc luận văn.
(2) Về cơ sở đƣa ra lập luận và khuyến nghị chính sách:
Đối với vấn đề bảo vệ lợi ích của người dân trong khu bảo tồn, tác giả dựa vào nghiên cứu của IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. Hướng dẫn cập nhật những tài liệu của các tổ chức quốc tế về xu hướng phát triển trong quản lí bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Theo tài liệu hướng dẫn, người dân phải được xem là đối tác bình đẳng, tham gia quản lí, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và hưởng lợi trong các chiến lược bảo tồn. Họ có quyền không phải di dời khỏi khu vực đã sống lâu đời hoặc nếu việc di dời là cần thiết thì chỉ tiến hành trên cơ sở tự nguyện, được thông báo trước và bồi thường thỏa đáng.
Đối với vấn đề giao rừng cho dân, tác giả dựa vào khuyến nghị trong nghiên cứu của Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (2014), Báo cáo Giao đất rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao. Báo cáo chỉ ra rằng chính sách giao đất - rừng lâu dài cho hộ dân phát huy đƣợc tính hiệu quả trong sử dụng đất, bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế hộ nhƣng diện tích lại rất hạn chế. Phần lớn diện tích rừng hiện tại được giao cho các tổ chức Nhà nước (Ban quản lí rừng và Công ty lâm nghiệp) dẫn đến tình trạng bao chiếm đất đai, hạn chế quỹ đất cho các hộ gia đình. Báo cáo cũng có đề cập
Đối với vấn đề về phát triển chăn nuôi vùng cao, tác giả dựa vào kết luận trong nghiên cứu của Vũ Thị Ngọc (2012), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu sử dụng khung phân tích của DFID (2001) để đánh giá các tác nhân ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình. Nghiên cứu đề cao vai trò của nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính trong việc cải thiện các nguồn vốn còn lại. Nghiên cứu cũng đề xuất phát triển mô hình nông – lâm kết hợp trên đất dốc và khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc lớn nhƣ một ƣu thế trên các xã ở tiểu vùng địa hình cao.
Đối với vấn đề vai trò của Nhà nước trong mô hình sản xuất theo nhóm, tác giả dựa vào kết luận trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh (2014), Chính sách sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Tình huống xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Nghiên cứu đề xuất mô hình sinh kế cộng đồng để cải thiện khả năng tiếp cận về vốn vật chất và vốn tài chính. Theo tác giả Nguyễn Xuân Vinh , sự thiếu hụt về vốn và kĩ thuật có thể đƣợc giải quyết bằng mô hình hợp tác xã và nhóm sản xuất có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước.
Đối với các mô hình hỗ trợ sinh kế trực tiếp cho người dân, tác giả sử dụng nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhật và cộng sự (2013), Nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam. Nghiên cứu phân tích sự thành công của ba dự án hỗ trợ sinh kế đƣợc thực hiện bởi ba đối tác quốc tế Oxfam, SCJ và ILO. Qua đó, nghiên cứu rút ra bài học về cách thức hỗ trợ sinh kế hiệu quả cho người nghèo là “nhỏ, chắc, dần dần và thích ứng thực tế”, hơn là các chương trình giảm nghèo của quốc gia “lớn, đại trà, nhanh và theo mệnh lệnh hành chính”. Các chương trình này thúc đẩy quá trình giảm nghèo nội sinh, người dân làm chủ dự án thay vì những hỗ trợ không ràng buộc. Nghiên cứu cũng đề cao vai trò của việc kết nối người nông dân với thị trường, kết hợp hiệu quả với doanh nghiệp và phát huy vai trò của người phụ nữ trong hình thức tín dụng vi mô theo nhóm. Hệ thống giám sát đánh giá kết hợp với cơ chế phân quyền, trao quyền mạnh mẽ cho người dân giúp duy trì và nhân rộng hoạt động sau khi dự án rút đi. Đó là tính bền vững của dự án giảm nghèo.
3.3. Thiết kế nghiên cứu