1.2.4 .Kinh nghiệm áp dụng bộ ba bất khả thi tại các quốc gia trên thế giới
1.3. Lý thuyết về can thiệp vơ hiệu hóa
1.3.2. Lợi ích và chi phí của sự can thiệp vơ hiệu hoá
Lợi ích
Can thiệp vơ hiệu hóa là chính sách giúp các quốc gia có thể chủ động sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ để thực hiện chính sách phản chu kỳ kinh tế mà bộ ba bất khả thi truyền thống không thể thực hiện đƣợc. Chẳng hạn, khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trƣởng nóng, chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc thắt chặt cung tiền để rút bớt tiền trong lƣu thơng, tránh hình thành các bong bóng tài sản mang tính đổ vỡ hệ thống. Và ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thối, chính phủ sẽ đứng vai trị là ngƣời kích cầu, vực dậy nền kinh tế thơng qua chính sách tiền tệ mở rộng. Chính vì sự độc lập tiền tệ mà chính sách này mang lại, nhiều nhà kinh tế tin rằng can thiệp vơ hiệu hóa sẽ giúp nền kinh tế tăng trƣởng ổn định. Từ tăng trƣởng ổn định sẽ giúp phát huy hiệu quả trong kinh tế, thu hút vốn nhiều hơn và đƣa các nƣớc tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập tài chính.
Việc thực hiện chính sách vơ hiệu hóa, các quốc gia đã hồn tồn có thể theo đuổi đƣợc cả ba mục tiêu: hội nhập tài chính, ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ ở một mức độ nào đó. Bằng cách áp dụng chính sách này nhƣ là một trong những cách kiểm sốt vốn, các dịng vốn nƣớc ngoài sẽ đƣợc hấp thụ tốt hơn, giúp phát triển nền kinh tế trong nƣớc đồng thời cũng tránh gây nên những áp lực không tốt lên tỷ giá và lạm phát.
Eichengreen và Leblang (2002), Goh, Alias và Olekalns (2003) chỉ ra các bằng chứng cho thấy kiểm soát vốn giúp ổn định thị trƣờng và giảm tổn thất GDP trong cuộc
khủng hoảng. Còn theo Aizenman và Glick 2009, việc thực hiện chính sách này sẽ giúp gia tăng nguồn dự trữ ngoại hối cho chính phủ mà lợi ích mang lại từ việc dự trữ này là rất cần thiết. Trƣớc hết, lƣợng dự trữ ngoại hối dùng để đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro, cung cấp khả năng tự bảo hiểm cho việc phòng trƣờng hợp đình trệ đột ngột dịng vốn nƣớc ngồi. Thứ hai, dự trữ có thể dùng để giảm nhẹ tác động của cú sốc về điều kiện thƣơng mại lên tỷ giá thực và xuất khẩu của một quốc gia, làm cho việc điều chỉnh tài khoản vãng lai của quốc gia đƣợc dễ dàng hơn. Thứ ba, chúng cho phép các quốc gia tránh lệ thuộc vào IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác. Cuối cùng, dự trữ ngoại hối cũng có thể xem nhƣ một cơng cụ giúp các quốc gia can thiệp vào quản lý tỷ giá để thúc đẩy xuất khẩu bằng cách định giá thấp đồng nội tệ.
Chi phí khi thực hiện can thiệp vơ hiệu hóa
Hội nhập tài chính sâu hơn đã dẫn đến những quan ngại về sự bất ổn tài chính và tiền tệ, nó ảnh hƣởng đến quy mơ tích luỹ dự trữ và mức độ can thiệp vơ hiệu hố của mỗi nƣớc. Quy mô mà mỗi nƣớc thực hiện tích luỹ dự trữ và vơ hiệu hố phụ thuộc vào chi phí và lợi ích phải đánh đổi trong việc thực hiện vơ hiệu hóa đó.
Theo quan điểm của Aizenman và Glick (2008) thì có thể chia chi phí của phản ứng vơ hiệu hóa thành bốn loại như sau:
Đầu tiên là chi phí cơ hội trực tiếp của việc tích luỹ dự trữ. Thay vì tích lũy dự trữ, lƣợng vốn này đƣợc Chính phủ đầu tƣ vào các cơng trình cơng cộng của quốc gia sẽ giúp phục vụ cho phát triển đất nƣớc, mang lại một năng suất biên của vốn công tƣơng ứng. Mặt khác, khi tích lũy dự trữ, sẽ cần có một nguồn vốn vay thay thế để đầu tƣ, hành động này còn làm phát sinh chi phí tài chính cần để chi trả lãi của những khoản vay này.
Một chi phí tài chính khác của hoạt động vơ hiệu hóa là khoản chi phí dùng để trả lãi trái phiếu do NHNN phát hành để thu hồi nội tệ trong nƣớc. Các chi phí tài chính của sự vơ hiệu hóa đƣợc đƣa ra bởi sự khác biệt trong lãi suất giữa trái phiếu của hai quốc gia.
Sự vơ hiệu hóa và tích lũy dự trữ cũng liên quan đến chi phí rủi ro đạo đức vĩ mơ và vi mơ. Chi phí rủi ro đạo đức vĩ mơ thƣờng phát sinh trong chế độ chính trị bất ổn. Các nƣớc có nền chính trị khơng ổn định thƣờng khơng kiểm sốt đƣợc trong việc quản lí dự trữ ngoại hối của mình dẫn đến những chi tiêu cơng khơng hợp lí. Chi phí rủi ro đạo đức vi mơ lại liên quan tới các ngân hàng. Mặc dù Chính phủ đã đƣa ra một mức dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế nguồn vốn cho vay của các ngân hàng, hạn chế các hợp đồng tín dụng rủi ro cao nhƣng vì lợi nhuận hấp dẫn từ các thƣơng vụ này, nhiều ngân hàng đã bỏ qua và vẫn tiến hành cho vay, làm tăng tỷ lệ nợ xấu.
Cuối cùng, tích lũy dự trữ và vơ hiệu hóa có thể kích thích những biến dạng khu vực tài chính và cản trở phát triển tài chính. Cụ thể, việc sử dụng quá nhiều các công cụ phi thị trƣờng nhƣ tăng yêu cầu dự trữ bắt buộc, kiểm sốt chặt chẽ tín dụng trực tiếp sẽ làm tăng lãi suất cho vay từ các ngân hàng, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu để vơ hiệu hóa thanh khoản trong nƣớc cũng làm biến đổi cấu trúc nợ cơng và mục đích của nợ cơng: từ phát hành chứng khoán Kho bạc để huy động vốn đầu tƣ những cơng trình cơng cộng chuyển thành phát hành trái phiếu để tăng tích lũy dự trữ, làm mất đi một nguồn vốn lớn của nền kinh tế.
Chính bởi những chi phí lớn của tích luỹ dự trữ và vơ hiệu hoá, mỗi quốc gia sẽ quyết định mức độ thực hiện chính sách hỗn hợp này phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng chịu đựng những ảnh hƣởng tiêu cực lên nền kinh tế. Các quốc gia khuyến khích kiềm chế tài chính sẽ tham gia gia tăng tích lũy dự trữ và vơ hiệu hố trong thời gian dài hơn. Kiềm chế tăng trƣởng tài chính cũng đồng nghĩa với lạm phát đƣợc kiểm sốt. Việc tích lũy dự trữ lớn cũng giúp quốc gia đó có lợi thế trong cạnh tranh xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn. Sự ổn định của chính sách hỗn hợp hiện nay thì phức tạp hơn do mức độ tính tốn chi phí - lợi ích của mỗi nƣớc. Và hành động của mỗi nƣớc cũng sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền tác động lên nhiều nƣớc khác.