1.2.4 .Kinh nghiệm áp dụng bộ ba bất khả thi tại các quốc gia trên thế giới
2.2. Lựa chọn mục tiêu chính sách của Việt Nam trong mối quan hệ với bộ ba bất khả
khả thi
Trong giai đoạn 1995-2000, độ mở về tài chính cịn thấp, các biện pháp kiểm sốt tài khoản vốn vẫn còn chặt chẽ nên một mặt tỷ giá đƣợc giữ ổn định ở mức cao, mặt
khác Việt Nam vẫn giữ đƣợc tính độc lập nhất định về chính sách tiền tệ. Trong giai đoạn 2001-2007, Việt Nam đã có lựa chọn mở cửa hơn về tài chính với việc gỡ bỏ nhiều quy định pháp lý về chu chuyển các dòng vốn quốc tế nhƣng vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu tỷ giá ổn định đi kèm với dự trữ ngoại hối gia tăng mạnh (từ trung bình 8% GDP giai đoạn 1993-2000 tăng lên trung bình trên 18% GDP giai đoạn 2001- 2007). Điều này chỉ ra rằng, nới lỏng kiểm soát tài khoản vốn đã thu hút đƣợc rất nhiều các dịng vốn vào, NHNN đã kiểm sốt tỷ giá bằng cách mở rộng quy mô dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, mặc dù NHNN gia tăng dự trữ ngoại hối và đẩy khối lƣợng tiền đồng lớn ra nền kinh tế để giữ tỷ giá ổn định nhƣng mức độ độc lập của chính sách tiền tệ khơng bị suy giảm, thậm chí tăng nhẹ so với giai đoạn trƣớc; cho thấy NHNN đã trung hòa dòng vốn ngoại tƣơng đối có hiệu quả và chƣa gánh chịu nhiều hệ lụy và chi phí (do quy mơ các dịng vào ra chƣa lớn và dễ kiểm soát).
Tuy nhiên, giai đoạn sau năm 2007 chứng kiến những thay đổi lớn trong xử lý bộ ba bất khả thi tại Việt Nam. Trong khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối/GDP khơng có thay đổi lớn (vẫn giữ ở mức trung bình 18% GDP), sự gia tăng độ mở tài chính và nới lỏng kiểm sốt các dịng vốn chu chuyển đã khiến NHNN phải hi sinh sự ổn định về tỷ giá ở mức độ cao.
Nhƣ vậy, trong giai đoạn hiện nay, sự đánh đổi giữa các mục tiêu chính sách đã trở nên “đau đớn” hơn, sự lựa chọn chính sách đối diện với ràng buộc Bộ ba bất khả thi ở cƣờng độ lớn, khơng gian chính sách thu hẹp hơn, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Điều này cũng phản ánh các biện pháp trung hòa dòng vốn của NHNN trong giai đoạn này là khơng có hiệu quả cao.
Đánh giá các biện pháp trung hịa trong q trình xử lý Bộ ba bất khả thi
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, các mục tiêu chính sách đạt đƣợc trong Bộ ba bất khả thi tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của các biện pháp trung hòa dòng vốn. Trong đó, thực trạng thanh khoản của bảng cân đối tiền tệ NHNN có liên
quan đến việc sử dụng dự trữ ngoại hối để theo đuổi tỷ giá ổn định và đánh giá khả năng quản lý thanh khoản của NHNN thông qua các biện pháp trung hịa.
Hình 2.2. Thực trạng thanh khoản NHNN và dự trữ ngoại hối
Nguồn: số liệu của IMF và NHNN
Dƣ thừa thanh khoản năm 2012 chủ yếu do tăng dự trữ để ổn định tỷ giá. Để đánh giá nguyên nhân dƣ thừa (thiếu hụt) thanh khoản tại NHNN, ngƣời ta thƣờng xem xét sự thay đổi dự trữ ngoại hối rịng, đây chính là ngun nhân liên quan đến việc thực thi chính sách tỷ giá, và từ đó, liên quan đến vấn đề xử lý bộ ba bất khả thi.
Về lý thuyết, trong trƣờng hợp có dƣ thừa thanh khoản, NHNN có thể áp dụng các biện pháp trung hòa “truyền thống” để hấp thụ thanh khoản nhƣ: bán tín phiếu NHNN hoặc nghiệp vụ hợp đồng mua lại trên thị trƣờng mở (biện pháp trung hịa mang tính thị trƣờng); bán tín phiếu NHNN bắt buộc với lãi suất thấp hơn của thị trƣờng (biện pháp trung hòa phi thị trƣờng), phối hợp quản lý thanh khoản với Chính phủ.
Ví dụ: Bộ Tài chính có thể đồng ý phát hành và bán trái phiếu Chính phủ nhiều hơn mức cần thiết để tài trợ thâm hụt ngân sách và giữ phần vƣợt trội tại NHNN dƣới hình thức tiền gửi. Khoản mục này không tạo thanh khoản nếu đƣợc giữ tại tài khoản ở NHNN và không sử dụng trong thị trƣờng nội địa.
Những biện pháp trên có tác dụng làm giảm tài sản trong nƣớc ròng, bù lại phần gia tăng tài sản nƣớc ngồi rịng (do tăng dự trữ ngoại hối) và giữ cho lƣợng tiền cơ sở (tiền mặt lƣu thông và tiền gửi của NHTM tại NHNN) không thay đổi. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp quy mô can thiệp q lớn và chi phí trung hịa thơng qua thị trƣờng mở quá cao, NHNN có thể sử dụng các biện pháp khơng truyền thống và mang tính bổ sung nhƣ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (biện pháp can thiệp phi thị trƣờng).
2.3. Thực trạng hoạt động vơ hiệu hóa ở Việt Nam
Từ năm 2000 cho đến 2007, tốc độ tăng trƣởng GDP luôn nằm ở mức 7-8% /năm với sự gia tăng xuất khẩu liên quan tới công nghệ thông tin (IT) và sự quay trở lại của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Việc gia nhập WTO cuối 2006, nhƣ một “bệ phóng” để Việt Nam tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Tổng sản phẩm trong nƣớc trong năm 2007 tăng 8.46%; năm 2008 tăng 6.18%. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Năm 2007, tỷ trọng GDP khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm chỉ còn 20% so với 20.81% năm 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng dần và chiếm 41.7% cao hơn so với các năm trƣớc, khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38.30%. Nét mới trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao trong điều kiện có nhiều khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thƣơng mại, tài chính ngân hàng. Năm 2008 lại có xu hƣớng chuyển dịch ngƣợc lại do tác động của suy thoái kinh tế tồn cầu là khó tránh khỏi.
Năm 2010, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và đạt trung bình 5%-mức cao nhất kể từ 2007 chủ yếu nhờ các biện pháp kích cầu của Chính phủ. Những nền kinh tế mạnh nhƣ Mỹ tăng 2.8%, Nhật 3.8%, Trung Quốc tăng 10.3%, thì GDP Việt Nam tăng trƣởng mặc dù không cao những vẫn đạt ngƣỡng cao hơn mức trung bình thế giới, 6.8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6.5%). Tuy trong 2011, lạm phát đạt mức 18%, nhƣng GDP vẫn đạt 6%/năm. Dù rằng mức tăng trƣởng không theo kiểu vƣợt bậc nhƣ Trung Quốc, nhƣng Việt Nam cũng xứng đáng là quốc gia có nền kinh tế hấp dẫn các nhà đầu tƣ bởi những chính sách điều hành đƣợc đánh giá là phù hợp trong giai đoạn
hiện nay.
Với những hiệu quả mang lại từ chính sách tiền tệ, năm 2011 cũng là năm đánh dấu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt kết qủa khả quan, thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đề ra và tạo sự hỗ trợ lớn cho việc ổn định tỷ giá. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan công bố tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2011 đạt gần 87.36 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ và vƣợt so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm đề ra là 10%. Điều đáng mừng là tỷ trọng nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm rất mạnh so với các năm trƣớc và dƣới khá xa so với mục tiêu phấn đấu do Quốc hội và Chính phủ đƣa ra. Bên cạnh đó kiều hối cũng đang góp phần đáng kể trong việc cải thiện dự trữ ngoại hối, ƣớc tính vừa cơng bố của Ngân hàng Thế Giới (WB) cho thấy lƣợng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2011 đạt gần 9 tỷ USD. Theo Bloomberg, Việt Nam nằm trong top danh sách các thị trƣờng sơ khai tiềm năng nhất đối với các nhà đầu tƣ quốc tế trong thời gian tới, với điểm hấp dẫn là 71.4. Đây sẽ là dấu hiệu tốt cho những khoản thu hút đầu tƣ tƣơng lai ở Việt Nam.