7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ trải dài trên 55km dọc bờ Tây sơng Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích tồn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ơ Mơn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai).
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng hạ lưu sông Mekong, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, dân số 1,2 triệu người. Cần Thơ là điểm giao lưu kinh tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ - Cà Mau - An Giang - Kiên Giang), thuận lợi phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế theo hướng kinh tế vùng như khu công nghiệp chế biến nông ngư sản và phục vụ nông ngư nghiệp, khu cơng nghiệp có cơng nghệ cao, khu cảng biển và sân bay hàng không quốc tế, khu thương mại tập trung đồng bộ với nhịp độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tồn vùng. Cơng nghiệp là thế mạnh của thành phố, đặc biệt là công nghiệp chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y - thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện. (Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, năm 2014)
Tiềm năng, lợi thế phát triển
Thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170 km, là nơi hội tụ, đầu mối giao thông huyết mạch bằng đường thủy, đường bộ, đường biển, đường không với các tỉnh, thành trong cả nước.
Hạ tầng tương đối thuận lợi và các dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhà đầu tư từ thành phố Cần Thơ đến các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt, về đường hàng không, Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt chuẩn là sân bay quốc tế, nhà ga có cơng suất 2 triệu lượt khách mỗi năm, đáp ứng những tuyến di chuyển quan trọng của các nhà đầu tư.
Hệ thống cảng được nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hồng Diệu) có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT; Cảng Trà Nóc có 03 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thơng qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT; Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thơng qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hồn thành cơng trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tư giai đoạn II.
Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn nhất của vùng đồng bằng sơng Cửu Long, có đầu mối giao thương nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh và sang Campuchia, thành phố có hệ thống sơng rạch chằng chịt và một số làng nghề truyền thống, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có đầy đủ các loại hình đào tạo giáo dục, y tế. Đây là ưu thế nổi trội của thành phố Cần Thơ so với các tỉnh, thành trong khu vực, giúp Cần Thơ sớm trở thành nơi phát triển dịch vụ Giáo dục và Y tế cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời giúp Cần Thơ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nguồn lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật và nghiệp vụ cao, tiền đề đưa thành phố Cần Thơ trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ - du lịch trước năm 2020.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ hoạt động đầu tư trên địa bàn thành phố, ngoài Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hiện có 47 tổ chức tín dụng với 226 địa điểm có giao dịch, hầu hết các ngân hàng lớn đều có trụ sở, chi nhánh tại Cần Thơ.
Các lĩnh vực cần thu hút đầu tư
Thành phố đang tập trung kêu gọi đầu tư vào các dự án hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng các khu công nghiệp và vào các dự án theo các định hướng phát triển của thành phố, như sau:
Về công nghiệp tập trung vào sản xuất hàng tư liệu phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp; chế biến tinh nông thủy sản sau thu hoạch; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến lương thực - thực phẩm và đồ uống, năng lượng, cơ khí và chế tạo máy móc thiết bị, hóa chất và các sản phẩm từ hóa sinh, sinh học, điện và điện tử, tin học và vật liệu mới.
Về nông nghiệp - thủy sản: phát triển mạnh kinh tế vườn kết hợp nuôi thủy sản và du lịch vườn; xây dựng vùng chuyên canh rau màu an tồn, sạch phục vụ đơ thị; xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao; phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ thuật nơng nghiệp và hoa kiểng cho nhu cầu đô thị và du lịch. Phát triển mạnh thủy sản với các loại hình ni bán cơng nghiệp, cơng nghiệp; ni luân canh lúa - thủy sản.
Về thương mại: Thành phố Cần Thơ đẩy mạnh đầu tư phát triển để trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ của vùng đồng bằng sông Cửu Long; gắn thị trường Cần Thơ với thị trường các tỉnh lận cận, các thành phố lớn, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cả nước và các nước trong khu vực; thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước đi đôi với hội nhập quốc tế. Phát triển thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Khuyến khích phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ ở ngoại thành gắn với quy hoạch các khu dân cư mới.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội: Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch.
Chính sách thu hút đầu tư
Thành phố Cần Thơ luôn kêu gọi và sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thực hiện các dự án đầu tư tại thành phố Cần Thơ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhà đầu tư trong khn khổ pháp luật cho phép, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Cần Thơ, Thành phố luôn kêu gọi và sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thực hiện các dự án đầu tư tại thành phố Cần Thơ. Thành phố đã hành Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành Quy định về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn
thành phố Cần Thơ (hỗ trợ lãi suất, quan hệ tín dụng, xúc tiến thương mại, quảng bá, đào tạo, thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng, thuê đất, về thuế).