Kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 30)

của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Theo thống kê cho đến hết năm 2011, Hà Nội là địa phương đứng thứ 3 trên toàn quốc về thu hút vốn FDI. Đến nay, Thành phố Hà Nội đã có trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư trên địa bàn với 2.304 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 22,38 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt khoảng 9,2 tỷ USD.

Thành phố Hà Nội tồn tại một số vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về FDI cụ thể như sau:

- Việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực FDI còn chậm so với đòi hỏi thực tiễn q trình phát triển và hội nhập; cịn có sự thiếu đồng bộ, thậm chí có mâu thuẫn giữa các luật liên quan do các văn bản này được ban hành tại nhiều thời điểm khác nhau và do các Bộ ngành khác nhau soạn thảo. Việc phân cấp triệt để công tác cấp phép, quản lý đầu tư cho các địa phương trong bối cảnh công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành, lĩnh vực còn thiếu và đang trong q trình xây dựng hồn thiện dẫn đến tình trạng mất cân đối chung trong thu hút FDI; sự thiếu nhất quá và chưa rõ ràng về phạm vi, đối tượng, trình tự thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền giải quyết, trách nhiệm xử lý trong một số thủ tục đầu tư gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

- Thiếu quy chế phối hợp thực hiện cụ thể giữa các cơ quan Bộ, ngành Trung ương với địa phương.

- Sự q thơng thống trong pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư đã dẫn đến số lượng dự án được cấp phép trên địa bàn ngày càng gia tăng; tuy nhiên dự án FDI nhìn chung cịn có quy mơ nhỏ (tính trung bình đạt 9,7 triệu USD/1 dự án; việc thiếu chế tài ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án cũng như cơ chế xử lý vi phạm là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng một số dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng không được triển khai theo đúng tiến độ, gây lãng phí tài nguyên.

- Ý thức chấp hành nghĩa vụ báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp FDI vẫn chưa cao, tỷ lệ thực hiện đạt thấp (khoảng 25-30%). Do vậy, việc nắm bắt thông tin giám sát quản lý sau đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước rất khó khăn trong điều kiện các quy định, và chế tài xử lý vi phạm của doanh nghiệp cịn thấp, chưa mang tính chất răn đe; Chưa có quy định pháp luật cụ thể về quy trình, điều kiện, thủ tục xử lý thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với những doanh nghiệp có vi phạm pháp luật dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp quản lý và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp này.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như biển, đảo, khoáng sản, đồng bằng, rừng, núi… là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. Bên cạnh những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, Kiên Giang còn là một trong 4 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có tuyến hành lang ven biển phía Nam thơng thương với Campuchia và Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, mở ra nhiều cơ hội giao thương mới. Đến nay, Kiên Giang đã thu hút được gần 600 dự án, tổng vốn đăng ký trên 237.775 tỷ đồng, diện tích đất khoảng 28.192 ha, tập trung ở nhiều lĩnh vực: nuôi trồng, chế biến thủy sản, nơng sản, khai thác và chế biến khống sản, đầu tư hạ tầng và dịch vụ du lịch, bất động sản…; góp phần giúp cơ cấu kinh tế chung của tỉnh từng bước chuyển dịch theo hướng hiệu quả, bền vững. Để huy động nguồn lực cho phát triển và lập lại trật tự trong thu hút đầu tư, tỉnh Kiên Giang đã có 05 biện pháp như sau:

- Nhằm hạn chế các nhà đầu tư khơng đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành quy định suất đầu tư tối thiểu, xác định năng lực tài chính của nhà đầu tư, tiến độ thực hiện dự án và ký quỹ đảm bảo đầu tư đối với các dự án có sử dụng đất, mặt nước và khơng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước khi đầu tư vào tỉnh Kiên Giang để làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, thể hiện tại Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 về các biện pháp đảm bảo thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (trừ Phú Quốc) và Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 5/8/2013 về việc ban hành tiêu chí đầu tư tại đảo Phú Quốc (áp dụng cho Phú Quốc).

- Kết hợp bãi bỏ các quy hoạch, dự án khơng có khả năng thực hiện, tỉnh và rà soát để phê duyệt các quy hoạch xây dựng, các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm đã đủ điều kiện hoặc cho điều chỉnh, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận, tìm kiếm cơ hội, mơi trường đầu tư.

- Thắt chặt công tác quản lý tiến độ đầu tư các dự án, đối với các dự án không triển khai hoặc triển khai quá chậm so với tiến độ cấp phép sẽ thu hồi và xem xét chọn giao cho nhà đầu tư khác.

- Tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và tìm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn; đơn đốc các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai hoặc chưa tuân thủ các cam kết; đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm.

- Tổ chức xử lý kết quả kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp FDI vi phạm quy định pháp luật về quản lý đầu tư, cụ thể: căn cứ báo cáo kiểm tra, giám sát, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện các biện pháp để xử lý như: chấp thuận chủ trương cho gia hạn thời gian thực hiện đầu tư; hoặc thu hồi chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo đủ tài chính, điều kiện thực hiện đầu tư theo quy định.

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Attapeu - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trong thời gian qua, bên cạnh các dự án đầu tư đã triển khai tốt, tại Attapeu còn một số dự án triển khai rất chậm, thậm chí khơng triển khai mà các nhà đầu tư

không báo cáo rõ nguyên nhân. Một số hạn chế trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Attappeu:

- Các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp nên chưa giúp chính quyền tỉnh quản lý chặt chẽ cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

- Những bất cập trong việc tuyển lao động và cho thôi việc tùy tiện của doanh nghiệp dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, người lao động Lào chưa qua đào tạo, chưa có trình độ tay nghề, bộc lộ nhiều yếu kém.

- Trong quá trình triển khai dự án, một số cơ quan chuyên trách không báo cáo tư cách pháp nhân các đơn vị trúng thầu cho cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương, gây khó khăn trong cơng tác quản lý các dự án đầu tư. Việc lập, đăng ký và sử dụng mạng lưới viễn thông chuyên dùng ở một số công ty - doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định. Chế độ báo cáo quyết toán vốn đầu tư, báo cáo kiểm toán kinh tế chưa được thường xuyên, tất cả đã ảnh hưởng phần nào đến quá trình quản lý chung của doanh nghiệp, công ty và địa phương tỉnh.

- Những cam kết trong hợp đồng thiếu chặt chẽ, thường quy định nội dung: phía người dân trong địa bàn đang góp vốn bằng giá trị đất và sức lao động, cịn phía cơng ty là vốn đầu tư, phương tiện (kỹ thuật và thị trường).

Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế gồm:

- Nền kinh tế Lào phát triển chưa cao, trình độ khoa học cơng nghệ cịn rất hạn chế trong bối cảnh phải khẩn trương chuẩn bị mọi việc để hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là một thách thức lớn đối với hoạt động điều hành vĩ mô của Nhà nước, làm cho tỉnh chưa thực hiện nhất quán và hiệu quả.

- Thực hiện cơ chế thị trường là q trình chuyển đổi mang tính tất yếu, tuy vậy đây là quá trình mới mẻ trong quá trình quản lý kinh tế nói chung và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng. Vì vậy, việc thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các các doanh nghiệp FDI của Attapeu cũng khó tránh khỏi những hạn chế yếu kém.

- Một số cấp uỷ Đảng và chính quyền của tỉnh chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến vai trị cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các các

doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh. Việc cụ thể hố các cơ chế chính sách của nhà nước đối với địa phương chưa kịp thời, hiệu quả thấp; trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách chưa cao.

- Do chính sách của nhà nước thiếu nhất quán, thay đổi nhiều hoặc ban hành chậm làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài các địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Vai trị của cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các các doanh nghiệp FDI chưa được xác định một cách đầy đủ. - Một số địa phương, đơn vị trong tỉnh cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo, cải cách hành chính cịn chậm và thiếu kiên quyết.

Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI đã được nâng lên nhưng so với u cầu thì cịn thiếu và yếu, nhất là cán bộ cấp huyện.

1.3.3. Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ những kinh nghiệm của các tỉnh thành có nét tương đồng về đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội với Thành phố Hồ Chí Minh như đã nêu trên có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây vận dụng vào thực tiễn tại Thành phố:

- Bài học một là xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI theo hướng tập trung, gọn nhẹ, để tiến hành quản lý đồng bộ các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp FDI từ khâu được thành lập, cấp giấy phép đầu tư cho đến các giai đoạn quản lý sau cấp phép. Nếu bộ máy quản lý bị phân tán, không được thống nhất, quá nhiều đầu mối dẫn tới chồng chéo, kéo dài thời gian gây trở ngại đến hoạt động của doanh nghiệp FDI.

- Bài học hai là nhanh chóng ban hành quy định về suất đầu tư tối thiểu, xác

định về năng lực tài chính của nhà đầu tư, về tiến độ thực hiện dự án và ký quỹ đảm bảo đầu tư đối với các dự án có sử dụng đất và khơng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước khi đầu tư trên địa bàn Thành phố để làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Bài học ba là tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp FDI

- Bài học bốn là cần thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra, giám

sát để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và tìm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn; đơn đốc các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai hoặc chưa tuân thủ các cam kết; đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm.

- Bài học năm là tổ chức xử lý kết quả kiểm tra, giám sát đối với các doanh

nghiệp FDI vi phạm quy định pháp luật về quản lý đầu tư, cụ thể: chấp thuận chủ trương cho gia hạn thời gian thực hiện đầu tư; hoặc bãi bỏ các quy hoạch, dự án khơng có khả năng thực hiện; hoặc thu hồi chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp khơng đảm bảo đủ tài chính, điều kiện thực hiện đầu tư theo quy định; không triển khai hoặc triển khai quá chậm so với tiến độ cấp phép.

- Bài học sáu là cần phải nhận thức đầy đủ rằng, công tác kiểm tra, giám sát

và hỗ trợ doanh nghiệp FDI đóng vai trị rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển khai cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào các dự án mới.

- Bài học bảy là công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ để đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tai hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá, trốn thuế và các hoạt động tiêu cực khác.

- Bài học tám là tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI

về pháp lý, về xúc tiến đầu tư, về các thủ tục hành chính, về các chính sách ưu đãi và các quy định, các định hướng quy hoạch đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày các cơ sở lý luận liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngồi; các doanh nghiệp FDI và cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời, tác giả tìm ra nguyên nhân hạn chế, tổng kết bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn quản lý đầu tư của các tỉnh thành tại Việt Nam như Hà Nội, Kiên Giang và tỉnh Attapeu, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; chọn những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực trạng cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được rút ra từ những giải pháp hiệu quả mà các tỉnh thành và khu vực lân cận đã áp dụng, tác giả tiếp tục khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án của các doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là nhiệm vụ chủ yếu mà tác giả sẽ thực hiện ở Chương 2 của luận văn..

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực trạng về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại TP.Hồ Chí Minh

2.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi qua các giai đoạn

2.1.1.1. Các giai đoạn thu hút FDI:

Năm 1988, Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 16 dự án FDI, đến năm 2008, số lượng dự án FDI tại TP.HCM tăng mạnh lên đến 546 dự án. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, số dự án FDI có xu hướng giảm do những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.Trong thời kỳ từ năm 1988 đến năm 2013, diễn tiến thu hút FDI tại TP.HCM có thể chia làm 5 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1988 – 1996: thăm dò và tăng dần mức độ tin tưởng - Giai đoạn 1997 – 2000: giảm nhanh

- Giai đoạn 2001 – 2005: phục hồi và phát triển - Giai đoạn 2006 – 2008: tăng tốc phát triển mạnh mẽ - Giai đoạn 2009 – 2013: tăng trưởng chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)