2.2. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các
2.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác kiểm tra, giám
sát đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2.1. Đặc điểm và trình độ của đội ngũ cán bộ công chức
Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phần lớn tâm huyết với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng tham gia trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, có mục đích lý tưởng trong việc bảo vệ sự nghiêm minh của hiến pháp và pháp luật, có trình độ giác ngộ chính trị cao.
Đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM có trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Kiến thức pháp luật của đội ngũ cán
bộ công chức dồi dào, phong phú. Mặt khác kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công chức kiểm tra, giám sát khá dồi dào do tích lũy từ khi thành phần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, mở rộng đầu tư trên nhiều lĩnh vực và các kinh nghiệp tích lũy từ q trình hội nhập tồn cầu của đất nước ta.
2.2.2.2. Năng lực công tác và phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ công chức công chức
Về năng lực công tác, đội ngũ cán bộ công chức phần lớn đang làm việc tại các cơ quan trọng yếu của hệ thống chính trị, là các chuyên gia am hiểu nhiều trên lĩnh vực mình cơng tác, có kinh nghiệm thực tiễn trong cơng việc, có trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát, từng tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, am hiểu pháp luật nên công tác kiểm tra, giám sát phần lớn được thực hiện đúng quy trình, đúng yêu cầu kiển tra, giám sát, đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Về phẩm chất đạo đức và lối sống, đa số cán bộ công chức là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý hiện nay, tự đặt mình vào sự kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể, nên cán bộ, cơng chức giữ được phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Những cán bộ, công chức khơng đảm bảo các phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đều không được cơ cấu vào thành phần các đoàn kiểm tra, giám sát.
2.3. Đánh giá chung về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhằm tìm ra những điểm khác nhau trong quan điểm giữa cơ quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và các doanh nghiệp FDI, từ đó đánh giá hiệu quả và nhận định những mặt hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, tác giả tiến hành khảo sát hai nhóm đối tượng này.
Để lập ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh và phù hợp phục vụ việc khảo sát, tác giả phỏng vấn sâu 11 chuyên gia (Phụ lục 2) đang công tác tại các cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng nhà nước về quản lý đầu tư có nguồn vốn nước ngồi như sau:
- Văn phịng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
- Phịng Đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố; - Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố; - Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố;
- Phịng An ninh Kinh tế - Cơng an Thành phố.
Sau bước phỏng vấn chuyên gia, tác giả hình thành 2 loại bảng câu hỏi tương ứng với 2 nhóm đối tượng khảo sát. Có 60 bảng câu hỏi được phát ra đối với 60 cán bộ thuộc các cơ quan chức năng phụ trách công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI nằm ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn TP.HCM (sau đây gọi tắt là cán bộ), thu về 51 bảng hợp lệ; có 100 bảng câu hỏi được phát ra đối với đại diện của 100 doanh nghiệp FDI nằm ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp phép (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp FDI), thu về 96 bảng hợp lệ. Kết quả thu được trình bày chi tiết ở Phụ lục 7 và Phụ lục 8.
2.3.1. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các cơ quan chức năng
Từ kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy có những thành cơng và tồn tại thể hiện qua 05 vấn đề chủ yếu như sau:
2.3.1.1. Đánh giá của cơ quan chức năng về các hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI (Phụ lục 7)
Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư năm 2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, số doanh nghiệp FDI trên địa bàn còn hiệu lực hoạt động là 3971 doanh nghiệp; tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp FDI có thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư định kỳ theo chế độ. Theo kết quả khảo sát từ 51 cán bộ, có 3 ngun nhân chính (chiếm tới 70,6%) khiến phần lớn doanh nghiệp không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, gồm:
- Nguyên nhân thứ nhất, do cơ quan có thẩm quyền khơng có hướng dẫn
hay tập huấn để doanh nghiệp thực hiện (25,5%) dẫn đến doanh nghiệp không nắm được nội dung, cách thức, thời gian lập và nộp báo cáo cụ thể.
- Nguyên nhân thứ hai, do nội dung của báo cáo yêu cầu quá nhiều hạng
mục (23,5%). Thông thường mỗi năm, một doanh nghiệp FDI cần phải lập 02 báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư (định kỳ 06 tháng và cả năm) theo nghị định 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát đánh giá đầu tư; 18 báo cáo (định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng và năm) theo Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp và dự án FDI theo quyết định số 77/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010; bên cạnh đó, doanh nghiệp cịn phải hồn thành Phiếu Thơng tin tình hình thực hiện dự án theo mẫu quy định của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Số lượng báo cáo tương đối nhiều nhưng nội dung giữa các báo cáo này có nhiều hạng mục trùng nhau mà doanh nghiệp không được hướng dẫn chi tiết, đồng thời không nắm được cơ quan hỗ trợ nào cần liên hệ để giải quyết vướng mắc nên gây cản trở việc hoàn thiện báo cáo.
- Nguyên nhân thứ ba, do doanh nghiệp FDI khơng có kinh phí và nhân lực
để thực hiện (21,6%). Thực trạng cho thấy, các doanh nghiệp FDI chưa ý thức được vai trị của cơng tác lập và nộp báo cáo theo đúng quy định của pháp luật; khâu kiểm tra, tổng kết báo cáo trong nội bộ doanh nghiệp còn vướng nhiều hạn chế; mặt khác, các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh nên doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng đầu tư nhân lực và kinh phí cho cơng tác này.
Biểu đồ 2.1: Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ theo nhận định của cán bộ thực hiện
Các cán bộ cho rằng: để doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các báo cáo theo đúng quy định của pháp luật cần có sự đơn đốc kiểm tra nghiêm túc, thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền (33,3%). Mặc dù các cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI ý thức được tầm quan trọng của sự đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp nhưng việc thực hiện vẫn chưa thường xuyên. Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy mong muốn tạo ấn tượng thiện cảm với các cơ quan có thẩm quyền của nhà đầu tư (29,4%) và ý thức chấp hành pháp luật tốt của nhà đầu tư (21,6%) cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp chủ động lập và nộp báo cáo đúng quy định. Theo nhận định của phần lớn các cán bộ tham gia khảo sát, ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cịn chưa cao (bằng chứng là chỉ có 20% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tự giác nộp báo cáo giám sát đầu tư). Để doanh nghiệp nâng cao ý thức chủ động thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo giám sát đánh giá tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp, các cơ quan chức năng cần tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và có biện pháp xử lý, chế tài đối với các doanh nghiệp không thực hiện báo cáo theo đúng định kỳ thời gian quy định; đồng thời biểu dương các doanh nghiệp thực hiện báo cáo nghiêm túc, trung thực, đầy đủ và đúng thời gian quy định.
Biểu đồ 2.2: Nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ theo nhận định của các cán bộ
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
Phần lớn các cán bộ được khảo sát cho rằng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI là rất cần thiết và nên thực hiện (62,8%).
Công tác kiểm tra, giám sát là một bộ phận quan trọng và cần thiết trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy một số lượng không nhỏ các cán bộ thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát có ý kiến trái chiều, tức khơng cần thiết và không nên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát này (27,5%). Như vậy, có thể nhận định rằng một bộ phận cán bộ vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI, dẫn đến thiếu tập trung, chưa đặt hết tâm huyết trong công việc, chưa chủ động bồi dưỡng nâng cao kiến thức chun mơn. Vì thế, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và chất lượng các phản hồi ý kiến doanh nghiệp không cao.
Theo nhận định của các cán bộ tham gia khảo sát, hạn chế lớn trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI tại các cơ quan chức năng là về nguồn nhân sự (56,9%) và về cơ sở pháp lý (17,6%). Về nhân sự, số lượng cán bộ phụ trách công tác kiểm tra, giám sát chưa đủ để có thể quản lý đồng bộ tất cả các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM, cùng với những hạn chế về trình độ chun mơn nghiệp vụ, kinh nghiệm của một số cán bộ đã làm cho hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát giảm đáng kể. Về cơ sở pháp lý, việc chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý đã và đang tiếp tục gây ra nhiều khó khăn cho các cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát lẫn các doanh nghiệp FDI.
2.3.1.2. Các quy định về nội dung và hình thức báo cáo có tác động lớn đến kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
Về tình hình tổ chức, phân cơng việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI tại các cơ quan chức năng, kết quả khảo sát cho thấy 45,1% số cán bộ trả lời là có sự tổ chức, phân công nhiệm vụ do lãnh đạo quy định; 52,9% trả lời là có sự tổ chức, phân công nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Hệ thống các quy định pháp luật đối với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp FDI trong giai đoạn hiện nay chưa đầy đủ, cụ thể và rõ
ràng. Một số văn bản pháp lý đã quy định tương đối chi tiết về việc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và các chế độ báo cáo thống kê cơ sở mà doanh nghiệp phải thực hiện (Nghị định 113/2010/NĐ-CP và Quyết định số 77/2011/QĐ-TTg). Tuy nhiên vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cách thức nội dung thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra cũng như các biện pháp chế tài, xử lý đối với các doanh nghiệp FDI không thực hiện báo cáo theo quy định hoặc thực hiện báo cáo không đầy đủ nội dung. Ngoài ra, các quy định liên quan đến công tác kiểm tra doanh nghiệp FDI như phương pháp, cách thức, nội dung, thời điểm, thời gian và định kỳ thực hiện kiểm tra đối với các doanh nghiệp FDI trong quá trình thực hiện dự án đầu tư… cũng chưa được ban hành. Do đó, các cán bộ phụ trách những cơng tác mà chưa có hướng dẫn cụ thể từ văn bản pháp lý sẽ phải làm theo sự tổ chức, phân công của lãnh đạo cơ quan chức năng, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong công tác quản lý doanh nghiệp FDI nói chung.
Hình thức phổ biến nhất trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI là bằng văn bản, chiếm tới 66,7%. Hình thức kiểm tra, giám sát thơng qua làm việc trực tiếp với người đại diện doanh nghiệp FDI tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền cũng tương đối phổ biến với 23,5%. Hình thức kiểm tra, giám sát trực tiếp tại trụ sở của doanh nghiệp FDI chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, tương ứng 3,9%. Bên cạnh đó, một số cơ quan chức năng lại khơng có hình thức kiểm tra, giám sát nào (5,9%). Hiện nay, đa số các cơ quan chức năng chuyển đổi việc thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua văn bản hoặc làm việc trực tiếp với chủ đầu tư hoặc đại diện doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan, thay cho hình thức làm việc trực tiếp tại trụ sở của doanh nghiệp. Nguyên nhân của sự thay đổi này bắt nguồn từ việc TP.HCM đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thu hút vốn FDI, trong đó có biện pháp cải cách thủ tục hành chính hướng tới hạn chế tối đa tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra, giám sát; hạn chế việc doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng. Mặt khác, nhược điểm lớn nhất của cách thức kiểm tra bằng văn bản hoặc làm việc tại trụ sở cơ quan chức năng là các cơ
quan chức năng khơng kiểm sốt được tính trung thực của báo cáo. Do đó, việc linh hoạt phối hợp các hình thức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI có ý nghĩa quan trọng.
Biểu đồ 2.3: Các hình thức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM
Phần lớn các ý kiến từ các cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đánh giá thời gian quy định doanh nghiệp phải nộp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư là hợp lý, số lần báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư như hiện nay là phù hợp (56,9%).
Các cán bộ được khảo sát cho rằng nên bổ sung vào trong báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư một số nội dung sau: nguyên nhân chậm tiến độ (13,7%), đưa ra kế hoạch, biện pháp khắc phục, điều chỉnh việc chậm trễ Báo cáo giám sát (13,7%), xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện Báo cáo (5,9%), bổ sung các quy định về thanh tra, giám sát (2,0%). Mặt khác, 100% cán bộ tham gia khảo sát đều không đề xuất hủy bỏ bất kỳ nội dung nào trong bảng báo cáo hiện nay.
2.3.1.3. Công tác hướng dẫn, đôn đốc thực hiện báo cáo chưa được thực hiện tốt, gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi