Giải pháp 1: Nâng cao sự hiểu biết về tính cần thiết của cơng tác kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 80)

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát đối với các

3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao sự hiểu biết về tính cần thiết của cơng tác kiểm

tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao ý thức của các cán bộ về ý nghĩa, vai trị của cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI, từ đó tâm huyết với nhiệm vụ, thực sự quan tâm chia sẻ các khó khăn với doanh nghiệp; khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, quán triệt tác phong, thái độ của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý và các cán bộ trực tiếp phụ trách công tác tiếp xúc, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp thông qua phối hợp nhiều hình thức đa dạng như kiểm tra nội bộ, tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức cuộc thi về kiến thức và kỹ năng, tổ chức thi đua giữa các cán bộ, bổ sung một số chính sách khuyến khích, tuyên dương, khen thưởng.

- Nâng cao nhận thức các nhà đầu tư, các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp FDI về tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát thông qua các hình thức tun truyền trên nhiều kênh thơng tin khác nhau, đặc biệt là trên cổng thông tin điện tử chính thức của các cơ quan chức năng; đồng thời, xây dựng các văn bản pháp lý ràng buộc chế độ kiểm tra, giám sát định kỳ buộc các doanh nghiệp phải nghiêm túc chấp hành.

- Xây dựng các quy chế tuyên dương, khen thưởng cụ thể và rõ ràng đối các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, trong đó có vấn đề nghiêm túc và trung thực trong việc thực hiện các báo cáo; khuyến khích doanh nghiệp chủ động tương tác với cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư đang được tiến hành tại doanh nghiệp khi có khó khăn, vướng mắc để được giải đáp, hướng dẫn cụ thể để tránh xảy ra sai sót.

3.2.2. Giải pháp 2: Cần thay đổi một số nội dung và hình thức thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

- Tăng cường nội dung kiểm tra, giám sát việc góp vốn và thực hiện các nghĩa vụ về xuất khẩu, tài chính, quan hệ lao động, tiền lương và bảo vệ môi trường, cơ chế báo cáo thông tin của đơn vị, trong đó có chế độ báo cáo cơng tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ của doanh nghiệp FDI.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp FDI để thắt chặt quản lý tiến độ đầu tư của doanh nghiệp, dự án đã đăng ký.

- Các doanh nghiêp phải thực hiện báo cáo giám sát đánh giá đầu tư trung thực, đúng thời gian quy định; cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến dự án đầu tư của doanh nghiệp mình cho cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền phải thẩm định các báo cáo, phản hồi về doanh nghiệp những vấn đề phát sinh sau khi thẩm định báo cáo của doanh nghiệp.

- Xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ nộp báo cáo, không thực hiện báo cáo theo đúng quy định hoặc báo cáo không trung thực; khuyến khích các doanh nghiệp phân cơng bộ phận pháp lý chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các quy định về lập và hoàn chỉnh các báo cáo kiểm tra, giám sát đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được triển khai thực hiện tại doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi các thông báo, hướng dẫn từ các cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin như báo đài, thông cáo tại cơ quan đăng ký đầu tư, website của các cơ quan công quyền, cơ quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án,… để kịp thời có kế hoạch triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngồi tại doanh nghiệp theo đúng tinh thần và quy định của pháp luật Nhà nước.

- Nên chọn hình thức giám sát chuyên đề nhiều hơn để giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Nếu giám sát thường xuyên để nắm bao quát tình hình thì giám sát chuyên đề sẽ đi sâu vào một hay một số lĩnh vực cụ thể nhất định nhằm phát huy lợi thề của hình thức giám sát chun đề. Bên cạnh đó, tăng cường nhiều cuộc kiểm tra,

giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc địa điểm thực hiện dự án để xử lý các vấn đề phát sinh đảm bảo kịp thời và đạt hiệu quả cao nhất.

- Sau khi có kết quả một cuộc giám sát, nếu phải quyết định xử lý doanh nghiệp, thì nội dung cuộc giám sát tiếp theo phải là việc chấp hành những quyết định xử phạt của doanh nghiệp; nếu kết quả giám sát đòi hỏi phải thực hiện các phương án bổ sung, thì cần bổ sung nội dung giám sát có liên quan đền tiến trình giải quyết các khó khăn đó để báo cáo kịp thời về cơ quan có thẩm quyền.

3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường cơng tác hướng dẫn, đơn đốc và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện các báo cáo giám sát có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện các báo cáo giám sát

- Tăng cường lực lượng và thẩm quyền cho bộ phận kiểm tra, giám sát, quản lý sau khi cấp phép, đảm bảo việc sâu sát trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, cụ thể là thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm chuẩn hóa lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm tra, giám sát. Từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác này. Việc tăng nhân sự hợp lý kết hợp với xây dựng quy chế phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các sở ngành có liên quan sẽ làm tăng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI đạt hiệu quả, đảm bảo nắm được tình hình hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp FDI trên địa bàn mình quản lý để thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng định kỳ quy định; từng bước nâng cao chất lượng Báo cáo giám sát của các doanh nghiệp FDI, cụ thể: nội dung báo cáo thể hiện đủ thông tin theo yêu cầu quản lý, trung thực, khách quan, thể hiện cụ thể tình hình triển khai, thực hiện dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tổ chức những buổi hội thảo với chuyên đề cụ thể, nêu bật được tầm quan trọng của sự phối hợp giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp, ý nghĩa thiết thực và lợi ích của việc lập báo cáo đối với doanh nghiệp; hướng dẫn cụ thể nội dung, cách thức trình bày một báo cáo hồn chỉnh, giải thích phương pháp thống kê, tổng kết trong từng hạng mục, giới thiệu những kênh thơng tin chính thức và các cơ quan hỗ trợ đến doanh nghiệp; tập trung làm rõ các vướng mắc, tiếp thu

những ý kiến đề xuất của doanh nghiệp và xem xét, cân nhắc một cách nghiêm túc với những kiến nghị có tính thiết thực nhằm chủ động thay đổi một số quy định không phù hợp với thực trạng, tạo sự thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. - Mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM. Tập huấn cần chú trọng đến hiệu quả, chủ năng là tập huấn về kỹ năng tác nghiệp cụ thể như: việc xây dựng kế hoạch, phân tích đánh giá kết quả giám sát, đề xuất kiến nghị, việc xử lý kết quả giám sát và thực hiện báo cáo giám sát. Khuyến khích các doanh nghiệp có nhân sự đảm nhiệm chuyên trách công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và lập báo cáo giám sát việc thực hiện đầu tư các dự án của doanh nghiệp (nếu đơn vị chưa có nhân sự cho cơng tác này).

- Các văn bản, các quy định chế tài liên quan đến việc lập báo cáo của các doanh nghiệp cần được công bố rộng rãi và dễ dàng truy cập trên các cổng thơng tin điện tử chính thức của các cơ quan chức năng; những thơng báo mới phải đảm bảo tính chính xác và thống nhất về nội dung giữa các kênh thông tin này để tránh trường hợp doanh nghiệp hiểu sai, làm sai.

- Các cơ quan chức năng, các bộ, ngành phải chủ động tự nghiên cứu các quy định về kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI để thực hiện đúng quy định. Các doanh nghiệp phải phân công cho một bộ phận trong doanh nghiệp nghiên cứu quy định pháp luật, theo dõi các thông báo, văn bản hướng dẫn từ các cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin, như: báo chí, thơng cáo tại cơ quan đăng ký đầu tư, website của các cơ quan công quyền, cơ quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án… để thực hiện các văn bản pháp luật, các văn bản của chính quyền các cấp đúng quy định.

3.2.4. Giải pháp 4: Bổ sung, hồn thiện cơ sở pháp lý trong cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng hệ thống cổng thông tin quản lý doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư nước ngồi để các địa phương thuận tiện trong công tác

kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp FDI trên địa bàn đơn vị quản lý.

- Phân công, ủy quyền theo địa bàn, đơn vị hành chính cơ quan đầu mối làm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp phép đầu tư, cụ thể:

Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thực hiện cấp phép đầu tư và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM.

Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc Thành phố; Ban quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; Ban quản lý Đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Ban quản lý Khu công nghệ cao; Ban quản lý Khu Nông nghiệp Kỹ thuật cao chịu trách nhiệm từ khâu trình Ủy ban nhân dân Thành phố cấp phép đầu tư, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời là đầu mối kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp phép.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm từ khâu trình Ủy ban nhân dân Thành phố cấp phép đầu tư, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời là đầu mối kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI nằm ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn TP.HCM do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp phép. - Thành phố cần ban hành quy chế phối hợp giữa các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở đó thường xun tổ chức các đồn kiểm tra liên ngành để thực hiện chức năng kiểm tra việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho cán bộ, cơng chức thực hiện nhiệm vụ này ; địng thời, tăng cường các

hoạt động trao đổi thông tin, phối hợp quản lý giữa các Sở, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp với doanh nghiệp FDI theo định kỳ.

- Thành phố cần ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể như suất đầu tư tối thiểu, tiêu chuẩn xác định năng lực tài chính của nhà đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đối với các dự án sử dụng nhiều diện tích đất, tiêu chuẩn về khoa học, cơng nghệ, môi trường, tiêu chuẩn đăng ký khai thác tài ngun khống sản, để từ đó làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI.

- Các cơ quan có thẩm quyền và các nhà đầu tư, doanh nghiệp đều phải nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật, các văn bản hành chính hiện hành của địa phương liên quan đến nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp FDI.

3.2.5.Giải pháp 5: Tăng cường tương tác giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

- Khi có kiến nghị của doanh nghiệp FDI, các cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời phản hồi đầy đủ các thông tin (kể cả các kiến nghị mang tầm vĩ mơ, cần có thời gian nghiên cứu đề xuất với Trung ương xem xét quyết định). Đồng thời thông tin đầy đủ đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi về cơ chế trình tự xử lý chế tài đối với doanh nghiệp khi không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá thường xuyên việc thực hiện các dự án đầu tư.

- Tăng cường cơ chế ràng buộc về chế độ phản hồi thông tin của các cơ quan thẩm quyền đối với kiến nghị và vướng mắc của các doanh nghiệp FDI. Có sự phân cơng và quy định trách nhiệm cụ thể để xử lý những cơ quan, cá nhân chậm thực hiện hoặc mắc bệnh hình thức trong thực hiện chế độ phản hồi thông tin đến doanh nghiệp. Theo đó, quy định rõ thời hạn trả lời, cách thức trả lời, người có trách nhiệm phải trả lời cụ thể trên những lĩnh vực, thẩm quyền trả lời phản hồi của từng bộ, sở, ngành, của chính quyền các cấp.

- Hàng năm, căn cứ vào báo cáo giám sát để tham mưu, đề xuất các sở, ngành, địa phương có những giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo

mơi trường cạnh tranh bình đẳng, thơng thống để thu hút đầu tư FDI, có quan tâm chú trọng đến các ngành mũi nhọn có khả năng tạo nên sự đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phải chấp hành, tích cực phối hợp thực hiện các quyết định kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp mình. Cần dành nhiều thời gian để đầu tư cho công tác giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư để đánh giá tình hình, bổ sung quy trình quản lý phù hợp, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, chấp hành tốt pháp luật.

3.3. Kiến nghị

Để tiếp tục hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI, TP.HCM cần tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách sau:

- Đề xuất Trung ương hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chế độ phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phân cấp cho các tỉnh thành vừa có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư vừa thực hiện quản lý hoạt động đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Từ đó tạo cơ sở để các tỉnh thành chủ động tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn đơn vị đang quản lý. Ngoài ra, cần bổ sung thêm quy định cho các đơ thị đặc biệt như TP.HCM có cơ chế đặc thù theo hướng mở rộng thẩm quyền, phân cấp cho thành phố trong việc theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

- Đề xuất Chính phủ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)