3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát đối với các
3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc và doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực hiện các báo cáo giám sát
- Tăng cường lực lượng và thẩm quyền cho bộ phận kiểm tra, giám sát, quản lý sau khi cấp phép, đảm bảo việc sâu sát trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, cụ thể là thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm chuẩn hóa lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm tra, giám sát. Từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác này. Việc tăng nhân sự hợp lý kết hợp với xây dựng quy chế phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các sở ngành có liên quan sẽ làm tăng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI đạt hiệu quả, đảm bảo nắm được tình hình hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp FDI trên địa bàn mình quản lý để thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng định kỳ quy định; từng bước nâng cao chất lượng Báo cáo giám sát của các doanh nghiệp FDI, cụ thể: nội dung báo cáo thể hiện đủ thông tin theo yêu cầu quản lý, trung thực, khách quan, thể hiện cụ thể tình hình triển khai, thực hiện dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tổ chức những buổi hội thảo với chuyên đề cụ thể, nêu bật được tầm quan trọng của sự phối hợp giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp, ý nghĩa thiết thực và lợi ích của việc lập báo cáo đối với doanh nghiệp; hướng dẫn cụ thể nội dung, cách thức trình bày một báo cáo hồn chỉnh, giải thích phương pháp thống kê, tổng kết trong từng hạng mục, giới thiệu những kênh thơng tin chính thức và các cơ quan hỗ trợ đến doanh nghiệp; tập trung làm rõ các vướng mắc, tiếp thu
những ý kiến đề xuất của doanh nghiệp và xem xét, cân nhắc một cách nghiêm túc với những kiến nghị có tính thiết thực nhằm chủ động thay đổi một số quy định không phù hợp với thực trạng, tạo sự thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. - Mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM. Tập huấn cần chú trọng đến hiệu quả, chủ năng là tập huấn về kỹ năng tác nghiệp cụ thể như: việc xây dựng kế hoạch, phân tích đánh giá kết quả giám sát, đề xuất kiến nghị, việc xử lý kết quả giám sát và thực hiện báo cáo giám sát. Khuyến khích các doanh nghiệp có nhân sự đảm nhiệm chuyên trách công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và lập báo cáo giám sát việc thực hiện đầu tư các dự án của doanh nghiệp (nếu đơn vị chưa có nhân sự cho công tác này).
- Các văn bản, các quy định chế tài liên quan đến việc lập báo cáo của các doanh nghiệp cần được công bố rộng rãi và dễ dàng truy cập trên các cổng thông tin điện tử chính thức của các cơ quan chức năng; những thơng báo mới phải đảm bảo tính chính xác và thống nhất về nội dung giữa các kênh thông tin này để tránh trường hợp doanh nghiệp hiểu sai, làm sai.
- Các cơ quan chức năng, các bộ, ngành phải chủ động tự nghiên cứu các quy định về kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI để thực hiện đúng quy định. Các doanh nghiệp phải phân công cho một bộ phận trong doanh nghiệp nghiên cứu quy định pháp luật, theo dõi các thông báo, văn bản hướng dẫn từ các cơ quan chức năng trên các phương tiện thơng tin, như: báo chí, thơng cáo tại cơ quan đăng ký đầu tư, website của các cơ quan công quyền, cơ quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án… để thực hiện các văn bản pháp luật, các văn bản của chính quyền các cấp đúng quy định.
3.2.4. Giải pháp 4: Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng hệ thống cổng thông tin quản lý doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư nước ngồi để các địa phương thuận tiện trong công tác
kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp FDI trên địa bàn đơn vị quản lý.
- Phân công, ủy quyền theo địa bàn, đơn vị hành chính cơ quan đầu mối làm cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp phép đầu tư, cụ thể:
Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thực hiện cấp phép đầu tư và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM.
Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc Thành phố; Ban quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; Ban quản lý Đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Ban quản lý Khu công nghệ cao; Ban quản lý Khu Nông nghiệp Kỹ thuật cao chịu trách nhiệm từ khâu trình Ủy ban nhân dân Thành phố cấp phép đầu tư, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời là đầu mối kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp phép.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm từ khâu trình Ủy ban nhân dân Thành phố cấp phép đầu tư, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời là đầu mối kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI nằm ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn TP.HCM do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp phép. - Thành phố cần ban hành quy chế phối hợp giữa các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở đó thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện chức năng kiểm tra việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này ; đòng thời, tăng cường các
hoạt động trao đổi thông tin, phối hợp quản lý giữa các Sở, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp với doanh nghiệp FDI theo định kỳ.
- Thành phố cần ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể như suất đầu tư tối thiểu, tiêu chuẩn xác định năng lực tài chính của nhà đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đối với các dự án sử dụng nhiều diện tích đất, tiêu chuẩn về khoa học, công nghệ, môi trường, tiêu chuẩn đăng ký khai thác tài nguyên khoáng sản, để từ đó làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI.
- Các cơ quan có thẩm quyền và các nhà đầu tư, doanh nghiệp đều phải nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật, các văn bản hành chính hiện hành của địa phương liên quan đến nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp FDI.
3.2.5.Giải pháp 5: Tăng cường tương tác giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
- Khi có kiến nghị của doanh nghiệp FDI, các cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời phản hồi đầy đủ các thông tin (kể cả các kiến nghị mang tầm vĩ mơ, cần có thời gian nghiên cứu đề xuất với Trung ương xem xét quyết định). Đồng thời thơng tin đầy đủ đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi về cơ chế trình tự xử lý chế tài đối với doanh nghiệp khi không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá thường xuyên việc thực hiện các dự án đầu tư.
- Tăng cường cơ chế ràng buộc về chế độ phản hồi thông tin của các cơ quan thẩm quyền đối với kiến nghị và vướng mắc của các doanh nghiệp FDI. Có sự phân cơng và quy định trách nhiệm cụ thể để xử lý những cơ quan, cá nhân chậm thực hiện hoặc mắc bệnh hình thức trong thực hiện chế độ phản hồi thông tin đến doanh nghiệp. Theo đó, quy định rõ thời hạn trả lời, cách thức trả lời, người có trách nhiệm phải trả lời cụ thể trên những lĩnh vực, thẩm quyền trả lời phản hồi của từng bộ, sở, ngành, của chính quyền các cấp.
- Hàng năm, căn cứ vào báo cáo giám sát để tham mưu, đề xuất các sở, ngành, địa phương có những giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo
mơi trường cạnh tranh bình đẳng, thơng thống để thu hút đầu tư FDI, có quan tâm chú trọng đến các ngành mũi nhọn có khả năng tạo nên sự đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM.
- Khuyến khích các doanh nghiệp phải chấp hành, tích cực phối hợp thực hiện các quyết định kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp mình. Cần dành nhiều thời gian để đầu tư cho công tác giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư để đánh giá tình hình, bổ sung quy trình quản lý phù hợp, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, chấp hành tốt pháp luật.
3.3. Kiến nghị
Để tiếp tục hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI, TP.HCM cần tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách sau:
- Đề xuất Trung ương hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chế độ phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phân cấp cho các tỉnh thành vừa có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư vừa thực hiện quản lý hoạt động đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Từ đó tạo cơ sở để các tỉnh thành chủ động tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn đơn vị đang quản lý. Ngoài ra, cần bổ sung thêm quy định cho các đơ thị đặc biệt như TP.HCM có cơ chế đặc thù theo hướng mở rộng thẩm quyền, phân cấp cho thành phố trong việc theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.
- Đề xuất Chính phủ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý thông tin doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời, kết hợp với việc ban hành văn bản quy định về hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI sau cấp phép, trong đó quy định cụ thể nội dung, cách thức tổ chức, xác định thẩm quyền của lực lượng làm công tác kiểm tra, giám sát; quy chế phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương trong công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI ; cũng như quy định cụ thể các chế tài xử phạt có tính chất răn đe cao.
- Đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ ngành soạn thảo, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội để thơng qua Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, bổ sung các quy định nhằm tạo dựng khung pháp lý thuận lợi, minh bạch cho việc quản lý đối với hoạt động đăng ký đầu tư nước ngồi; từ đó, hồn thiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án của doanh nghiệp FDI.
- Đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét điều chỉnh lại các biểu mẫu cho phù hợp thực tế và khả thi hơn để các cơ sở có thể thực hiện; cần ban hành biểu mẫu thống nhất để doanh nghiệp FDI thực hiện báo cáo một cách khoa học, đạt hiệu quả nhất, thực hiện nhanh nhất. Như vậy, biểu mẫu vừa đảm bảo đầy đủ tiêu chí đánh giá, vừa tinh gọn.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trong Chương 3, tác giả đã căn cứ trên những kinh nghiệm của một số tỉnh, thành và khu vực lân cận để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình Thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất vận dụng vào tình hình thực tế của Thành phố Hồ Chí Minh.
Có nhiều nhóm giải pháp khác nhau nhưng các nhóm giải pháp đó đều căn cứ từ thực tế mà tác giả đã khảo sát. Những nhóm giải pháp được phân ra cho các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan quản lý và cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng thực hiện. Những kiến nghị mà tác giả đã đưa ra, xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay của các doanh nghiệp và tình hình bất cập trong cơng tác quản lý, chỉ đạo việc thực hiện giám sát và lập báo cáo giám sát của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM hiện nay. Tóm lại, trong Chương 3, luận văn đã đóng góp bốn nhóm giải pháp để hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời kiến nghị một số giải pháp cấp bách cần sớm được thực hiện.
Việc thực hiện các nhóm giải pháp, theo tác giả, cần có sự chọn lọc phù hợp các vấn đề cụ thể, đồng thời khi vận dụng, cũng có thể áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp trong cùng một thời điểm. Riêng đối với nội dung giám sát, nên lựa chọn nội dung nào phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền.
KẾT LUẬN
Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự nghiên cứu khoa học tỉ mỉ, đánh giá sát thực trạng để đề ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và ngày càng hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát trong tình hình Thành phố đang thu hút đầu tư FDI ngày càng cao trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu đó, luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI ở địa bàn cấp tỉnh; rút ra được những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn ở TP.HCM từ kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI của một số địa phương trong nước và quốc tế. Đồng thời đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM, rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó, đã đề xuất được phương hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM.
Với năm nhóm giải pháp lớn mà tác giả đề nghị nếu được xem xét vận dụng, sẽ góp phần để nâng cao hiệu quả và hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM, phần nào khắc phục những hạn chế đang tồn tại từ trước đến nay, tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế đối với môi trường thuận lợi, cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng, triển vọng phát triển khi các nhà đầu tư tiếp cận và triển khai dự án tại địa bàn TP.HCM.
Tuy tác giả đã hoàn thành luận văn và đáp ứng được cơ bản yêu cầu đề ra, nhưng do