Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo quốc gia:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 43 - 45)

2.1. Thực trạng về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hoạt độngcủa

2.1.2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo quốc gia:

Thực trạng:

Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP.HCM thì các nước châu Á chiếm số lượng lớn trên tổng dự án và số vốn đầu tư. Năm 2013, số dự án FDI của các quốc gia châu Á vào TP.HCM chiếm tới hơn 75% tổng số dự án đăng ký mới, vốn đầu tư đạt trên 50% tổng số vốn đăng ký đầu tư với các nước tiêu biểu như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong…

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thống kê theo quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 2011 – 2013 (tính đến ngày 15 tháng 12 hàng năm)

Đơn vị tính: dự án, triệu USD

Quốc gia Vùng lãnh

thổ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số dự án Tổng vốn đăng ký Số dự án Tổng vốn đăng ký Số dự án Tổng vốn đăng ký Tổng số 439 2.804,371 401 540,983 440 963,112 Đài Loan 10 173,099 4 4,750 11 8,494 Hàn Quốc 80 392,052 44 12,242 67 34,004 Nhật Bản 61 154,801 91 108,073 118 102,422 Singapore 87 1.592,550 65 282,038 61 287,130 Hoa Kỳ 26 18,154 20 8,017 21 10,191 Pháp 9 2,962 19 24,687 7 1,090 Đức 9 8,028 14 5,444 12 24.388 Malaysia 20 6,921 16 14,890 14 12.764 Hồng Kông 21 16,140 21 10,999 25 15,024 British Virgin Island 12 198,249 10 21,020 7 12,960 Cayman Islands 3 149,525 - - 4 391,723 Khác 101 91,891 97 48,823 93 75,685

Năm 2011 và 2012, Singapore là quốc gia đăng ký vốn đầu tư vào TP.HCM lớn nhất. Năm 2013, Cayman Islands vươn lên đứng vị trí thứ nhất với vốn đầu tư đăng ký là 391,7 triệu USD (chiếm 40,67%) chỉ với 4 dự án; Singapore về vị trí thứ 2 với 287,1 triệu USD (chiếm 29,81%) và 61 dự án, đứng vị trí thứ 3 là Nhật Bản với 103,4 triệu USD (chiếm 10,63%) và 118 dự án; giữ vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lượt là Hàn Quốc và Đức. Như vậy, so với năm 2012, các quốc gia đứng đầu về đầu tư vào TP.HCM có sự thay đổi. Bên cạnh việc Singapore và Nhật Bản vẫn nằm ở tốp dẫn đầu về tổng vốn đăng ký đầu tư thì sự thay đổi đáng chú ý là Cayman Islands. Trong năm 2012, Cayman Islands khơng có dự án đầu tư mới nào thì đến năm 2013, Cayman Islands đã rót vốn đầu tư lớn nhất vào TP.HCM. Đồng thời, Hàn Quốc từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4 và Đức từ vị trí 12 lên vị trí thứ 5, đẩy Pháp, British Virgin Island, Malaysia ra khỏi danh sách 5 nước đứng đầu về tổng lượng vốn đăng ký đầu tư năm 2013. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia phát triển như: Mỹ, Pháp, Argentina... vẫn chưa cao như mong muốn.

Sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI theo đối tác đã dẫn đến những hệ quả: - Đa số các nhà đầu tư châu Á có cơng nghệ thứ cấp và chủ yếu đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế lao động giá rẻ nên trình độ khoa học công nghệ của TP.HCM chưa được cải thiện nhiều, chưa tương xứng với nguồn vốn FDI đã thu hút.

- Các dự án FDI vào TP.HCM phần lớn là đầu tư vào các khâu lắp ráp, gia công; ngành sản xuất nguyên liệu phụ trợ chưa hút được các đối tác nước ngồi đầu tư chuyển giao cơng nghệ nên giá trị xuất khẩu vẫn cịn thấp, ngành cơng nghiệp phụ trợ còn phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế.

- Một số dự án đầu tư của các nhà thầu Trung Quốc có chất lượng cơng trình thấp, thời gian triển khai chậm, ít sử dụng nhân công và vật tư của Việt Nam, hệ quả là tăng GDP và việc làm cho nước bạn, gia tăng nhập siêu.

Nguyên nhân:

- Những nét tương đồng trong văn hóa và khoảng cách địa lý gần nhau là những yếu tố cơ bản trong thu hút vốn FDI của các quốc gia châu Á vào Việt Nam

hơn là các quốc gia châu Âu và châu Mỹ. Bên cạnh đó, các hiệp định song phương, đa phương với các nước châu Á đã góp phần tạo ra mơi trường đầu tư thuận lợi.

- Trung Quốc có chính sách hỗ trợ tài chính và ngoại giao cùng các chính sách thuế ưu đãi đặc biệt đối với các dự án của các doanh nhân Trung Quốc ở nước ngồi sử dụng nguồn lực nội địa Trung Quốc. Vì vậy, các nhà đầu tư Trung Quốc tận dụng triệt để những cơ hội này để tăng lợi nhuận.

- Công tác chống tham nhũng chưa thực hiệu quả, việc quản lý đầu tư cịn nhiều lỗ hổng, thơng tin về môi trường kinh doanh chưa minh bạch nên gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư như Mỹ và EU, đặc biệt là với các dự án có quy mơ lớn.

- Cơ sở hạ tầng, tính ổn định của nền kinh tế, chính sách quản lý và thu hút đầu tư chưa đủ sức hút đối với các nhà đầu tư lớn ở các nước phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)