2.1. Thực trạng về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hoạt độngcủa
2.1.2.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án đã đăng ký
Thực trạng:
Tình hình thực hiện vốn đầu tư đã đăng ký từ năm 1988 đến 30/06/2012 là 12,96 tỷ USD, đạt gần 41,8% so với tổng vốn đầu tư đã đăng ký. Như vậy, tỷ lệ vốn FDI đã thực hiện và còn hiệu lực so với tổng vốn đã đăng ký chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Trong những năm gần đây, lượng vốn FDI thực hiện nhìn chung khơng có biến động lớn và có sự chênh lệch đáng kể ở con số FDI đăng ký và FDI giải ngân. Tình hình thực hiện dự án năm 2011 đạt khoảng 600 triệu USD, năm 2012 đạt 640,88 triệu USD và năm 2013 đạt 607,03 triệu USD. Đầu tư nước ngồi đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành các ngành nghề mới, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế TP.HCM theo hướng hiện đại hóa và tạo điều kiện khai thác nguồn lực tiềm năng của Thành phố, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Lượng dự án FDI bị thu hồi giấy phép trong q trình thực hiện có xu hướng tăng cũng trở thành vấn đề đáng lưu ý. Số liệu dự án bị thu hồi, chấm dứt hoạt động trong các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 23 dự án (10,63 triệu USD), 57 dự án (1297,85 triệu USD), 64 dự án (435,61 triệu USD).
Các dự án FDI bị thu hồi giấy phép có thể chia ra thành 2 nhóm chính:
- Nhóm 1: Nhóm dự án lớn, chiếm nhiều đất đã đăng ký rồi xin tạm dừng
hoặc xin dừng do thiếu vốn, thường gặp ở những dự án bất động sản.
- Nhóm 2: Nhóm dự án gặp khó khăn trong cơng tác đền bù giải tỏa, cơ sở hạ
Nguyên nhân:
- Những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu khiến nhiều nhà đầu tư bị phá sản hoặc thiếu vốn, ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
- Chiến lược đầu tư của một số tập đồn nước ngồi mang tính dàn trải trong khi nguồn tài chính có hạn, những thay đổi cơ cấu nội bộ, hao hụt vốn đầu tư của các công ty mẹ ở nước ngoài… ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
- Trong những năm gần đây, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số địa điểm trên địa bàn TP.HCM khá cao cùng với một số bất cập trong quá trình thực hiện dự án như đền bù, di dời, tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội của người dân và quyền lợi của nhà đầu tư đã dẫn đến tình trạng trì trệ khi tiến hành dự án.
- Sự quan tâm quá mức về vấn đề thu hút vốn FDI mà xem nhẹ công tác kiểm tra, giám sát đã làm cho tình trạng thực tế thực hiện chênh lệch rất lớn so với con số đăng ký trên giấy. Bên cạnh đó, cơng tác thẩm tra năng lực tài chính của các nhà đầu tư còn nhiều hạn chế. Hệ quả là xảy ra tình trạng đăng ký rồi khơng có khả năng triển khai dự án và việc ra đời của các doanh nghiệp có “vốn ảo” hay chính xác hơn là đăng ký vốn lớn mà khơng có khả năng góp.
- Đội ngũ cán bộ cơng chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI còn hạn chế về số lượng lẫn năng lực. Hệ quả tất yếu là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI không thể tiến hành xuyên suốt, đầy đủ và hiệu quả. Sau vài năm không thấy doanh nghiệp báo cáo về tình hình triển khai dự án thì tiến hành rút giấy phép đầu tư. Một điển hình cho trường hợp này là: tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng cán bộ cơng chức làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngồi (bao gồm cả đội ngũ làm cơng tác thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đội ngũ làm công tác quản lý, kiểm tra, giám sát sau cấp phép) là khoảng 30 người. Trong đó, riêng năm 2013, tại Sở có số lượng dự án, doanh nghiệp FDI được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư là khoảng 409 dự án, doanh nghiệp và số lượng dự án, doanh nghiệp FDI được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 865 dự án, doanh nghiệp. Như vậy, trung
bình trong năm 2013 một cán bộ cơng chức tại Sở xử lý cấp mới 14 dự án, doanh nghiệp và xử lý điều chỉnh cho khoảng 30 dự án, doanh nghiệp.