2.1. Thực trạng về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hoạt độngcủa
2.1.2.3. Tình hình thực hiện dự án đầu tư theo ngành kinh doanh
Thực trạng:
Trong năm 2012, đặc điểm lớn của các dự án đầu tư đăng ký mới trong năm là chủ yếu thuộc các ngành dịch vụ như: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tơ, xe máy và xe có động cơ khác (138/436 dự án); Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (99/436 dự án); Thông tin và truyền thông (79/436 dự án)… Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gắn với các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ này khơng lớn, cịn đối với các lĩnh vực đầu tư cần quy mô vốn đầu tư lớn như Hoạt động kinh doanh bất động sản (9 dự án), Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (8 dự án), Giáo dục (5 dự án) thì khơng có nhiều dự án đầu tư mới và vốn đầu tư đăng ký cũng khơng cao (207,22 triệu USD). Vì vậy, tổng vốn đăng ký đầu tư năm 2012 giảm và các dự án đầu tư mới trong năm có quy mơ tương đối đồng đều. Các dự án có vốn dưới 1 triệu USD chiếm đa số với 81,05% trên tổng số các dự án cấp mới và chỉ có 2 dự án có quy mơ trên 50 triệu USD (tính từ ngày 01/01 đến 15/12/2012).
Với định hướng nâng cao chất lượng các dự án FDI, tình hình đầu tư của các doanh nghiệp FDI có những chuyển biến tích cực trong năm 2013. Năm 2013 (tính đến 15/12/2013) so với cùng kỳ năm 2012, TP.HCM đã thu hút được nhiều dự án hơn (tăng 9,73%) và các dự án cũng có quy mơ lớn hơn (quy mơ trung bình mỗi dự
án năm 2012 và 2013 lần lượt là 1,3 và 2,2 triệu USD) với tổng vốn đầu tư tăng 78,03%. Thành phố đã thu hút nhiều dự án có quy mơ lớn, trong đó có đến 60 dự án trên 1 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các dự án hoạt động lĩnh vực khoa học và công nghệ (97/440 dự án); công nghiệp chế biến, chế tạo (49/440 dự án); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (128/440 dự án). Điều này cho thấy sự phục hồi dịng vốn FDI đối với mơi trường đầu tư tại Thành phố, đồng thời cho thấy thị trường Việt Nam đang được chú ý bởi các Nhà đầu tư lớn. Kết quả thu hút đầu tư FDI năm 2013 tại TP.HCM cũng đã phần nào đáp ứng các tiêu chí Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra tại Hội nghị Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngồi như: thu hút nguồn vốn có chất lượng, hàm lượng cơng nghệ cao, có tính lan tỏa. Một số dự án tiêu biểu trong năm 2013 như: nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu dược phẩm (75 triệu USD, quốc tịch Singapore đầu tư); trung tâm thương mại TAKASHIYAMA (75 triệu USD, quốc tịch Singapore đầu tư); Công ty trách nhiệm hữu hạn Trước Sông TML Việt Nam (gần 58 triệu USD, quốc tịch Cayman Islands đầu tư); bệnh viện quốc tế CARMEL-FMP (40 triệu USD, quốc tịch Israel đầu tư); khu kỹ nghệ Việt Nhật (31 triệu USD, quốc tịch Nhật Bản đầu tư).
Diễn biến thay đổi về chất và lượng theo hướng tích cực của các dự án FDI trên địa bàn trong năm 2013 đã đặt kỳ vọng cho vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nước ngồi tại TP.HCM trong tương lai. Mặc dù có xu hướng tăng của các dự án có hàm lượng cơng nghệ cao nhưng phần lớn các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ có quy mơ vốn nhỏ.
Ngun nhân
Sự mất cân đối của dòng vốn FDI phân theo ngành là kết quả của những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nền kinh tế của Việt Nam hiện vẫn cịn tồn đọng nhiều khó khăn: lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao, giá điện, giá xăng, giá vận tải khơng có chiều hướng giảm và sự biến động của tỷ giá USD/VND… ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn lựa lĩnh vực và ngành kinh doanh của các chủ đầu tư theo hướng giảm thiểu rủi ro.
- Tình hình thu hút các dự án có quy mô lớn như các dự án bất động sản, nhà xưởng sản xuất tại Thành phố bị hạn chế bởi quỹ đất nội thành hạn hẹp và những khó khăn trong công tác giải tỏa, đền bù; giá thuê đất ở một số khu chế xuất, khu cơng nghiệp khơng cịn hấp dẫn nhà đầu tư… Do đó, phần lớn các dự án tập trung ở lĩnh vực dịch vụ tận dụng nguồn lao động giá rẻ.
- Các chính sách khuyến khích đầu tư các dự án có hàm lượng chất xám cao, công nghệ tiên tiến và mơi trường kinh tế cùng trình độ nguồn nhân lực trên địa bàn TP.HCM chưa đủ sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các công nghệ chuyển giao thường được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư để sinh lợi mà thường không phải theo nhu cầu chủ động đổi mới cơng nghệ của Việt Nam.Vì thế, phần lớn các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình khá so với các nước trong khu vực.
- Công tác thẩm định công nghệ và năng lực thẩm định của các cán bộ phụ trách chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư và Sở Khoa học và Công nghệ chưa thực sự hiệu quả đã dẫn đến tình trạng một số nhà đầu tư đưa vào các máy móc, thiết bị, dây chuyền, cơng nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường... Sau cơng tác hậu kiểm, mặc dù có phát hiện vi phạm nhưng tổn thất đã xảy ra, cơ quan chịu trách nhiệm và chế tài xử phạt lại chưa rõ ràng.