Để có cơ sở mở rộng và tìm hiểu các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại NHTM mà ở VN hiện nay chủ yếu là hoạt động mua lại cổ phiếu, đồng thời có căn cứ
vận dụng các nghiên cứu đó lên khả năng được mua lại của các NHTM VN, tác giả đã tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu trên thế giới về các nhân tố quyết định xác suất được mua lạicủa các NH. Qua đó, tác giả đã tìm được hai cơng trình nghiên cứu thực nghiệm vềcác nhân tố ảnh hưởng đến khả năng được mua lại của NH mang tính đại diện và có thể ứng dụng vào phân tích tại các NHTM VN. Cụ thể, các cơng trình nghiên cứu được tác giả tóm lược như sau:
Thứ nhất, cơng trình nghiên cứu của Hernando, Nieto và Wall (2008) về
“Determinants of domestic and cross-border bank acquisitions in the EU – Các nhân tố quyết định đến các thương vụ mua lại trong nước và xuyên biên giới tại EU”.
Cơng trình nghiên cứu này dựa trên5,493 quan sát tương ứng với 1,342 NHTMCP tại 25 nước thành viênEU trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2004. Tất cả các NH trong mẫu chịu kiểm sốt bởi các cổ đơng EU để loại trừ các thương vụ M&A được thúc đẩy bởi các cổ đơng ngồi EU.
Để đánh giá tác động của các nhân tố lên khả năng được mua lại của NH, cơng trình nghiên cứu sử dụng biến đại diện cho khả năng này đó làxác suất NH được mua lạitại một thời điểm xác định (biến phụ thuộc) và được ước lượng theo mơ hình hồi qui logit đa thức sau:
𝑃𝑃𝑃𝑃𝑡𝑡= (1 + expexp(𝑋𝑋𝑃𝑃𝑋𝑋)(𝑋𝑋𝑃𝑃𝑋𝑋)
Trong đó, Pjt là xác suất của NH j được mua lại trong thời gian t; Xj là vector của các nhân tố tác động đến khả năng NH được mua lại trong thời gian t; và β là vector của các hệ số.
Cơng trình nghiên cứu sử dụng các nhóm nhân tố (biến độc lập) tác động lên khả năng NH được mua lạilà:
- Nhóm nhân tố đại diện cho hiệu quả hoạt động của NH mục tiêu có ba đại diện. Đầu tiên là tỷ lệ chi phí/thu nhập = tổng chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động. Hai đại diện khác làthu nhập lãi thuần = thu nhập từhoạt động dịch vụ – chi phí
hoạt động dịch vụ. Và đại diện cuối cùng là lợi nhuận/vốn chủ sở hữu trung bình = lợi nhuận trước thuế/(vốn chủ sở hữu đầu năm + vốn chủ sở hữu cuối năm)/2.
-Nhóm nhân tố đại diện cho mức vốnhóa thị trường của NH mục tiêu làtỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản.
-Nhóm nhân tố đại diện cho triển vọng phát triển của NH mục tiêu là tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm và tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm.
- Nhóm nhân tố đại diện cho quy mơ của NH là tổng tài sản cuối năm.
- Nhóm nhân tố đại diện cho mức độ tập trung thị trường là tỷ lệ tập trung năm NH và chỉ số HHI ở nước mà NH đặt trụ sở.
- Nhóm nhân tố khác gồm có đại diện chosự sẵn sàng của NH mục tiêu để được mua lại là việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.
Ban đầu, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy logit đa thức trong thống kê mơ tả để ước lượng xác suất tích lũy mà một NH có thể được mua lại trong thời gian nghiên cứu. Sau đó, để đánh giá tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính sau:
Pjt = α + βop(OperatingPerformancejt-1) + βcap(Capitalizationjt-1)+ βgr(Growthjt-1) + βmp(Size/MarketPowerjt-1) + βo(Otherjt-1) + βt(TimeFixed Effects) + εjt
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích mơ hình hồi quy logit đa thức. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm như sau:
Nguồn: Hernando, Nieto và Wall (2008)
Trong đó, cột [1] là kết quả từ mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects), cột [2] là kết quả từ mơ hình hiệu ứng cố định (fixed effects).
Từ kết quả có được, cơng trình chứng minh rằng các biến độc lập có ảnh hưởng lên biến phụ thuộc đại diện cho khả năng được mua lại của NH. Và hướng tác động cụ thể như sau:
- Biến tỷ lệ chi phí/thu nhập cùng chiều với mức ý nghĩa 10%; hai biến còn lại đại diện cho nhân tố hiệu quả hoạt động khơng có ý nghĩaở cả hai mơ hình.
- Biến vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cùng chiều nhưng khơng có ý nghĩaở cả hai mơ hình.
- Biến tổng tài sản cùng chiều với mức ý nghĩa 10%ở cả hai mô hình.
- Biến tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm ngược chiều nhưng khơng có ý nghĩa ở cả hai mơ hình; biến tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ngược chiều với mức ý nghĩa 5% ở cả hai mơ hình.
- Biến niêm yếtcùng chiều với mức ý nghĩa 1% ở cả hai mô hình.
- Hai biến tỷ lệ tập trung 5 NH và HHI khơng có ý nghĩa ở cả hai mơ hình.
Thứ hai, là cơng trình nghiên cứu của Hannan và Pilloff (2006) về “Acquistion
Targets and Motives in the Banking Industry – Các động cơ và mục tiêu mua lại trong ngành NH”.Tác giả sử dụng các biến độc lập, biến phụ thuộc tương tự nghiên cứu trước nhưng có một số khác biệt. Trước hết, cơng trình nghiên cứu này được thực hiện tại Mỹ, mẫu nghiên cứu của tác giả chứa 8,000 tổ chức NH, cho ra khoảng 43,000 quan sát trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2003. Tác giả đưa thêm một số biến khác có tác động đến khả năng NH được mua lại vào mơ hình. Cụ thể là:
- Tác giả sử dụng mơ hình ước lượng xác suất tích lũy theo thời gian Cox (Cox proportional-hazard duration model) với mơ hình hiệu ứng cố định đồn thể (cohort fixed effects) để dự đoán khả năng NH được mua lại trong năm trường hợp: (1) ước lượng chung cho tất cả các dạng nhà thâu tóm, (2) ước lượng đối với nhà thâu tóm lớn ngồi thị trường, (3) ước lượng đối với nhà thâu tóm lớn trong thị trường, (4) ước lượng đối với nhà thâu tóm nhỏ ngoài thị trường, (5) ước lượng đối vớinhà thâu tóm nhỏ trong thị trường. Mơ hình thực nghiệm của tác giả như sau:
hj(𝑡𝑡|𝑋𝑋𝑃𝑃(𝑡𝑡)) = h0(t)exp(Xj(t)β)
Trong đó, hj là hàm xác suất của NH j được mua lại, Xj(t) biểu thị vector của các biến số áp dụng cho NH j, và β biểu thị vector các hệ số.
- Tác giả sử dụng biến thị phần của NH mục tiêu và chỉ số HHI khác với công trình nghiên cứu trên là sử dụng tỷ lệ tập trung 5 NH và chỉ số HHI.
- Tác giả xem xét hai biến là cho vay nội địa = các khoản cho vay khách hàng nội địa/tổng tài sản và tiền gửi nội địa = các khoản tiền gửi khách hàng nội địa/tổng tài sản để đánh giá cơ hội bán chéo sản phẩm của nhà thâu tóm.
- Tác giả cũng đưa vào biến tuổi thọ của NH để đánh giá ảnh hưởng của độ dài thời gian tới khả năng NH được mua lại và biến khu vực thành thị để nhận định tác động của khu vực NH hoạt động đến khả năng NH được mua lại.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Nguồn: Hannan và Pilloff (2006)
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong hầu hết các trường hợp: biến độ tuổi, biến lợi nhuận/tài sản, biến vốn/tài sản ngược chiều có ý nghĩa với xác suất NH được mua lại; biến tỷ lệ chi phí/thu nhập,biến tiền gửi nội địa, biến quy mơ vàbiến thành thịcùng
chiều có ý nghĩavới xác suất NH được mua lại; biến HHI, biến thị phần và biến cho vay nội địa khơng có ý nghĩa.
Như vậy từ các cơng trình nghiên cứu trên thế giới trước đây, tác giả tổng hợp các kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng NH được mua lại như sau:
Bảng 1.3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng NH được mua lại lại
Các nhân tố ảnh hưởng
Nghiên cứu thực nghiệm Hernando, Nieto và Wall
(2008) Hannan và Pilloff (2006) 1. Nhân tố hiệu quả
Chi phí/thu nhập + +
Thu nhập lãi thuần ?
ROAE ?
ROA -
2. Nhân tố mức vốn
hóa: vốn/tài sản ? -
3. Nhân tố quy mô
Tài sản + ln(tài sản) - 4. Nhân tố mức độ tập trung thị trường Tỷ lệ 5 NH ? Chỉ số HHI ? ? Thị phần ? 5. Niêm yết + 6. Tính chất nội địa
Tiền gửi nội địa +
7. Thành thị +
8. Tuổi thọ -
+/- thể hiện tác động đồng biến hay nghịch biến lên khả năng NH được mua lại, ?
thể hiện chưa có kết luận của biến từ các nghiên cứu này.
So sánh các kết quả nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy có sự khác biệt về hướng tác động của các nhân tố lên khả năng NH được mua lại ở hai cơng trình nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau. Do đó, tác giả sẽ khơng sử dụng tất cả các kết quả của hai nghiên cứu trên mà chỉ lựa chọn các nhân tố tác động và mơ hình định lượng để đánh giá cho hoạt động mua lại NHTM VN.
Căn cứ vào tình hình thực tế của VN, tác giả lựa chọn các biến phù hợp như sau: tỷ lệ chi phí/thu nhập, ROA, vốn/tài sản, tổng tài sản, tuổi thọ, cho vay nội địa và tiền gửi nội địa. Vì các biến đại diện cho mức độ tập trung thị trường chưa được công khai tại VN nên tác giả không thể sử dụng các biến này vào nghiên cứu.Ngoài ra, tất cả các NHTM VN đều có chi nhánh và phịng giao dịch hoạt động trong cả thị trường đô thị lẫn nông thôn nên tác giả cũng không sử dụng biến khu vực thành thị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày tổng quan về hoạt động mua lại NHTM, các cơng trình nghiên cứu trước đây trên thế giới về hoạt động mua lại NHTM và các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại NHTM.Chương 1 cũng giới thiệu một số thương vụ mua lại điển hình trên thế giới và bài học kinh nghiệm từ các thương vụ này. Từ đó, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát về hoạt động mua lại NHTM để tiếp tục nghiên cứu thực trạng hoạt động mua lại NHTMVN và kiểm định lại các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại NHTM VN.
11 17 26 29 31 33 33 33 33 33 33 33 34 34 36 36 38 40 40 40 42 39 39 0 10 20 30 40 50
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNGMUA LẠINHTMVN