3.3.1 .3Nhóm giải pháp nâng cao tính thanh khoản
3.3.2.3 Nâng cao vai trò của NHNN
Vai trò của NHNN với việc định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động mua lại NH là rất quan trọng trong việc dàn xếp, làm trung gian giữa các TCTD VN, trước khi có sự tham gia của NĐT nước ngồi. Vì vậy, NHNN nên kết hợp giữa mua lại tự nguyện và bắt buộc, cụ thể như sau:
- Cần có các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NH. Đồng thời, NHNN thực hiện tốt vai trò là đầu mối nối kết các TCTD VN tronghoạt động mua lại, hỗ trợ về thủ tục hành chính khi mua lại.
- Cần quy định về việc thành lập NH mới theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Cần hướng nguồn vốn đầu tư mới vào các NH đang hiện hữu để củng cố sức mạnh tài chính, tăng cường sức cạnh tranh cho các NH. Đồng thời, cần phải nâng cao các tiêu chí đánh giá, xếp hạng NH có khả năng tài chính tốt theo từng thời kỳ, kiên quyết xử lý các NH yếu kém. Cụ thể, đưa ra các biện pháp chế tài được thiết kế đủ mạnh và rõ ràng để xử lý đối với các trường hợp vi phạm, đồng thời gắn liền quyền và trách nhiệm của từng chủ thể giám sát khi người quản lý NH và cơ quan quản lý nhà nước về tài chính NH chưa làm trịn trách nhiệm về giám sát tài chính theo quy định để đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể. Như vậy, các NH trong nước mới thực sự lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các NHNNg trong quá trình hội nhập.
- Cần theo dõi, giám sát các chiến lược, kế hoạch bán cổ phần của hệ thống NH, đặc biệt là các NH nhỏ. NHNN cần chú trọng, tăng cường đánh giá, xếp loại, giám sát NHTM theo tiêu chí CAMEL (vốn – capital adaquecy, chất lượng tài sản – assetadaquecy, quản trị – management, kết quả kinh doanh – earnings, thanh khoản – liquidity). Trong thực tế, việc thực hiện các quy định trên vẫn chưa được quan tâm kiểm sốt, đánh giá đúng mức và tính chế tài chưa cao. Vì vậy, để có cơ sở phân loại NH đòi hỏi NHNN cầntăng cường đánh giá, xếp loại, giám sátxếp loại NH theo Quyết
định 06/2008/QĐ-NHNN. Những NH không đủ tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện M&A để đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM VN.
- Tăng cường hoạt động truyền thông về mua lại NH thông qua các hội thảo, diễn đàn. Với vai trò là người quản lý trực tiếp và định hướng cho hệ thống NHTM, NHNN cần tích cực hơn nữa trong việc phổ biến rộng rãi kiến thức về hoạt động M&A nói chung và mua lại NH nói riêng, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của lãnh đạo các NH để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động mua lại đã diễn ra trên thế giới cũng như các thương vụ mua bán cổ phần đã diễn ra tại VN trong thời gian qua.
3.3.2.4. Xây dựng thị trường mua lại NH mang tính chuyên nghiệp
Đây là một giải pháp thiết thực thúc đẩy sự phát triển hơn nữa hoạt động mua lại NHTM VN trong tương lai.Giao dịch mua lại trong thực tế thường được giữ bí mật cho đến khi thỏa thuận giữa các bên chính thức được chấp nhận và thơng qua bằng văn bản. Để xây dựng tính chuyên nghiệp cho thị trường cần thực hiện các công việc sau:
- Công bố thông tin một cách minh bạch. Có thể thấy niềm tin của các NĐT là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩyhoạt động mua lại. Muốn xây dựng được niềm tin đó, các NH nên ý thức việc minh bạch thông tin khi chào bán bằng cách:
+ Nhanh chóng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung.
+ Tuân thủ cung cấp định kỳ các thơng tin về tình hình tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Chủ động quảng báthông tin đến các NĐT phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của NH.
- Bên cạnh đó, cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, cụ thể là Ủy ban chứng khốn nhà nước phải có đủ tầm bao quát, chịu trách nhiệm kiểm tra lại thông tin do các NH cơng bố để đảm bảo tính xác thực, loại trừ các thơng tin khơng chính xác. Có biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi phạm cơng bốthơng tin trên thị trường chứng khốn ngày càng nghiêm ngặt hơn. Do đó, để hướng tới một thị trường
mua lại chuyên nghiệp, minh bạch hóa cần có sự kết hợp giữa NH và Ủy ban chứng khoán nhà nước.Khi minh bạch hóathơng tin được thực hiện tốt, các NĐT sẽ dễ dàng tiếp cận và cùng NH bàn thảo kế hoạch mua lại hiệu quả hơn.
- Xây dựng đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và hiểu biết về hoạt động mua lại NH.Nhân lực luôn là yếu tố mấu chốt cho thành công của NH, trong đó có hoạt động mua lại NHTM. Đặc biệt, thị trường mua lại là thị trường cần có sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan như luật pháp, tài chính, thương hiệu… Do đó, nhà nước cần có những chương trình đào tạo để có đội ngũ chuyên gia có hiểu biết về hoạt động mua lại tốt. Đây là những chuyên gia môi giới, tư vấn cho các bên, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Muốn vậy, nền tảng cho các chương trình đào tạo cần gắn liền với việc xây dựng các quy định rõ ràng cho những bước đi trong quy trình giao dịch thương vụ mua lại. Khi có được nền tảng vững chắc thì việc đào tạo đội ngũ chuyên gia phục vụ hoạt động mua lại sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Tạo điều kiện phát triển các công ty tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động mua lại NH. Trong giai đoạn đầu hội nhập, do hệ thống NHTM VN chưa có nhiều kinh nghiệm về các giao dịch mua lại nên chúng ta cần có sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn tài chính quốc tế. Tuy nhiên, về lâu dài, cần khuyến khích thành lập các cơng ty tư vấn trong nước, cụ thể như sau:
+ Khuyến khích và cho phép các cơng ty chứng khốn, NHTM có đủ năng lực mở thêm công ty tư vấn cho hoạt động mua lại NH.
+ Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế trong những năm đầu hoạt động.
+ Tạo điều kiện và nhanh chóng cấp giấy phép thành lập cho cáccông ty tư vấn cho hoạt động mua lại NH trong nước và nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện.
Những điều kiện trên là những điều kiện tiên quyết để hoạt động mua lại NH có thể hoạt động tốt và tạo nên thị trường mua lại NH chuyên nghiệp, vững mạnh.
3.4. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Ứng dụng mơ hình hồi quy trong kinh tế lượng vào việc phân tích xác suất NH được mua lại đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, do hạn chế về thông tin nên tác giả chưa tìm được nghiên cứu tương tự ở VN để so sánh đối chiếu kết quả. Đồng thời, việc xây dựng biến và mơ hình nghiên cứu được tác giả vận dụng dựa trên các nghiên cứu về khả năng NH được mua lại của các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới nên không thể tránh được việc sử dụng biến chưa phù hợp với nền kinh tế non trẻ của VN.
Về mẫu khảo sát: tác giả lựa chọn mẫu khảo sát của 32 NH ở VN hoạt động
liên tục từ năm 2006 đến năm 2013. Xét về số lượng NH thì mẫu nghiên cứu được tác giả lựa chọn chiếm 32/39 NH, trong đó tập hợp các NH lớn ở VN xét về quy mô vốn điều lệ cũng như quy mô tổng tài sản. Do đó, mẫu có tính đại diệnchungcho tồn ngành. Nhưng do hạn chế về thông tin, mẫu của tác giả có thời gian khơng đồng bộ, một số NH tác giả khơng có số liệu đầy đủ từ năm 2006 đến năm 2013.
Về xây dựng biến: Kết quả nghiên cứutrên thế giới cho thấy có rất nhiều nhân
tố tác động đến khả năng được mua lại của NH như động cơ quản lý của nhà điều hành, thị phần của các NH... Nhưng do hạn chế về thu thập thơng tin, đồng thời tính minh bạch thơng tin của các NHTM VN không cao nên tác giả không thể đưa tất cả các nhân tố vào mơ hình để khảo sát biến. Đồng thời, tác giả chỉ xem xét các biến nội tại phát sinh trong NH, chưa xem xét các biến phát sinh do yếu tố thị trường. Vì vậy, kết quả nghiên cứu khơng đáp ứng được trọn vẹn mục tiêu nghiên cứu cũng như hạn chế nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố lên khả năng NH được mua lại.Đây là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu hoạt động mua lại NHTM cần hoàn thiện trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ mới tập trung vào khẳng định có tồn tại các nhân tố vi mơ ảnh hưởng đến khả năng NH được mua lại và hướng tác động của các nhân tố này, mà chưa đi sâu vào nghiên cứucác biện pháp tối ưu hóa khả năng NH được mua lại.
Ngồi ra, luận vănchưa nghiên cứu NH mua (mới chỉ nghiên cứu NH mục tiêu) về các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định mua lại NH của NH thâu tóm.
Trên đây là một vài hạn chế của đề tài nghiên cứu và cũng là các gợi ý đểnghiên cứu tiếp theo hoàn thiện và mở rộng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Như vậy, dựa trên định hướng của CP và NHNN về hoạt động M&A NHTM đến năm 2020, cộng với việc phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại NHTM trong chương 2,chương 3 đề xuất các nhóm giải pháp tương ứng cho các NHTM nhằm hỗ trợ hoạt động thâu tóm NH đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ từ CP và NHNN trong việc tạo ra hành lang pháp lý thơng thống và thuận lợi cho hoạt động mua lại cũng là một yếu tố quan trọng góp phần đáng kể cho sự thành công của thương vụ cũng như hiệu quả của thị trường mua lại NHTM VN.
Tuy nhiên, mơ hình nghiên cứu và giải pháp của tác giả cịn nhiều thiếu sót nhất định và cần được hồn thiện trong các nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN CHUNG
NHTM với vai trị là trung gian tài chính và đảm bảo lưu thơng tiền tệ.Vì thế, NHTM có ảnh hưởng hầu như đến mọi hoạt động của nền kinh tế và được xem là ngành quan trọng nhất.Vì vậy, muốn phát triển kinh tế phải ổn định hoạt động của ngành NH. Với thực trạng hoạt động của hệ thống NH cịn nhiều bất ổn như hiện nay, ngồi việc NHNN thực hiện nhiều chính sách cải tổ hệ thống NH như nới “room” cho các TCTD nước ngoài, thi hành đề án tái cơ cấuNH, thành lập VAMC…, bản thân các NH cũng chủ động lập kế hoạch tìm kiếm các TCTD nước ngồi uy tín để bán lại cổ phần nhằm tận dụng lợi thế và sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài lành mạnh này.
Tác giả nhận định rằng NH muốntăng khả năng đượcmua lại thì trước hết NH phải xây dựng được kế hoạch chiến lược, trong đó xác định những kỳ vọng cũng như những nhân tố nội tại tác động đến khả năng thu hút NĐT nước ngoài của NH. Để làm được điều này các nhà quản trị phải hiểu và vận dụng được các nhân tố tác động này đến khả năng NH được mua lại.
Xuất phát từ các nghiên cứu trước đây trên thế giới khẳng định rằng các nhân tố vi mơ có ảnh hưởng đến khả năng NH được mua. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết chungvề hoạt động mua lại NHTM kết hợp với nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM VN cũng như thực trạng hoạt độngmua lại NHTM VN. Từ đó, tác giả nhận định rằng hoạt động mua lại NHTM VN, đặc biệt là NH được mua lại bởi các TCTD nước ngồi lớn mạnh đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho hệ thống NH. Vì vậy, tác giả tiếp tục tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng NH được mua lại, và rút ra kết luận về các nhân tố vi môtác động đến khả năng NH được mua lại là hiệu quả hoạt động, mức vốn hóa thị trường, quy mơ, tiền gửi nội địa và cho vay nội địa, GDP và việc NH niêm yết trên thị trường chứng khốn. Trong đó, hiệu quả hoạt động, mức vốn hóa và quy mơ tác động cùng chiều có ý nghĩa lên khả năng NH được mua lại; tiền gửi nội địa, cho vay nội địa và GDPtác động ngược
chiều có ý nghĩa lên khả năng NH được mua lại; và các NH chưa niêm yếttrên thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn các NH đã niêm yết.
Từ những phát hiện quan trọng này, tác giả đi đến kết luận:
- Có tồn tại các nhân tố vi mô ảnh hưởngđến triển vọng NH được mua lại ở VN.
- Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng NH được mua lại ở VN là điều cần thiết và từ kết quả thực nghiệm trên có thể sử dụng cho cơng tác hoạch định tài chính nhằm xây dựng kế hoạch tìm kiếm đối tác mua lại tối ưu cho NH.
Cuối cùng, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp hỗ trợ hoạt động thâu tóm NHTM VN nhằm tăng khả năng thành công cho thương vụ mua lại và cơ hội tìm kiếm đối tác nước ngồi uy tín cho các NHTM VN.
Bên cạnh những cố gắng nghiên cứu, luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định mà ngun nhân chính là do việc khó khăn trong việc thu thập số liệu và tiếp cận thông tin của các NHTM, do đó luận văn khơng thể đánh giá tất cả các nhân tố vi mô tác động đến triển vọng được mua lại của NH vào mơ hình. Và hy vọng rằng các nghiên cứu tiếp sau sẽ bổ sung và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo thường niên từ năm 2006 đến năm 2012 của các NHTM VN.
2. Chính phủ nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2006. Quy định về việc
ban hành danh mục vốn pháp định của các Tổ chức tín dụng, nghị định số
141/2006/NĐ-CP. Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2006.
3. Chính phủ nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2007. Quy định về việc
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam, nghị định
số 69/2007/NĐ-CP. Hà Nội, năm 2007.
4. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2012. Các phương pháp định
lượng.<http://www.fetp.edu.vn/vn/mpp4/hoc-ky-thu-2011/cac-phuong-phap-dinh-
luong/bai-doc>. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 9 năm 2014].
5. Đào Duy Tiên, 2013. Sở hữu chéo Ngân hàng thương mại tại Việt Nam và những tác động đến hoạt động ngân hàng. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 130, trang 17-23.
6. Đinh Nho Huân, 2013. Hoàn thiện hoạt động sáp nhập, mua lại Ngân hàng thương
mại Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Đỗ Đức Sơn, 2012. Nguyên nhân của sở hữu chéo giữa các Tổ chức tín dụng và cổ đơng kiểm sốt Tổ chức tín dụng. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng,số 125, trang 2-4.
8. KPMG, 2014. Khảo sát về Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013.
9. Lê Đỗ Mạch, 2005. Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Stata trong xử lý và phân tích số liệu thống kê. Viện Khoa học Thống kê.
10. Lưu Thị Thùy Trâm, 2013. Hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đối với hệ thống
Ngân hàng thương mạiViệt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010.Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi, thơng tư số
13/2010/TT-NHNN. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư quy định việc sáp nhập, hợp nhất,
mua lại Tổ chức tín dụng, số 04/2010/TT-NHNN. Hà Nội, tháng 2 năm 2010.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Chỉ thị về các giải pháp thi hành chính sách
tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu
năm 2013, số 06/2012/CT-NHNN. Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2012.
14. Nguyễn Châu Hà, 2012. Giải pháp cho hoạt động thâu tóm và sáp nhập nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn