Cơ sở pháp lý cho hoạt độngmua lạiNHTM VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 44)

2.2 Thực trạng hoạt độngmua lạiNHTM VN

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt độngmua lạiNHTM VN

2.2.1.1. Đối với pháp luật chuyên ngành

+ Đối với hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược

++ Đối với NĐT chiến lược trong nước

Nhà nước ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần cho NĐT trong nước đầu tư vào thị trường VN nói chung và thị trường NH nói riêng như sau:

- Luật Chứng khốn năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN về Quy chế cấp giấy phép thành lập NH. - Các Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 4/9/2001, Quyết định 797/2002/QĐ-NHNNban hành ngày 29/7/2002 và Quyết định 20/2008/QĐ-NHNN ban hành ngày 4/7/2008sửa đổi, bổ sungQuyết định 1122 quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTM.

Trước đây đã có hướng dẫn cụ thể chung cho hoạt động mua cổ phần tại các NHTM. Theo đó, các tổ chức, cá nhân trong nước phải tuân thủ các quy định về điều kiện, tỷ lệ, trình tự, thủ tục tăng vốn điều lệ của NH. Các tổ chức, trong đó có TCTD phải tuân thủ các điều kiện về chế độ tài chính, kế tốn, BCTC năm phải được kiểm tóan bởi tổ chức kiểm tốn độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán đã được Bộ Tài chính cơng bố đủ tiêu chuẩn kiểm tốn DN. Ý kiến kiểm toán đối với các BCTC phải thể huện sự chấp thuận tồn bộ. Trường hợp ý kiến kiểm tốn là chấp nhận có ngoại trừ thì khoản ngoại trừ phải là khơng trọng yếu và phải có tài liệu giải thích hợp lý về cơ sở cho việc ngoại trừ đó. Hiện nay, có nhiều tổ chức kinh tế, tập đồn lớn, trong đó có các định chế tài chính lớn như BIDV, Vietcombank… cũng đã góp vốn, đầu tư để trở thành cổ đông chiến lược của một số NH nhỏ. Mặc dù đã có hành lang pháp lý nhưng hoạt động mua lại dưới hình thức này vẫn cần một hành lang pháp lý đầy đủ, đảm bảo cho hoạt động được thuận lợi hơn.

Ngoài ra, để phù hợp với yêu cầu của ngành NH và đòi hỏi của hội nhập, CP đã ban hành Nghị định 59/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM, và NHNN đã ban hành Thông tư 06/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 hướng dẫn chi tiết thi hànhNghị định này.Theo đó, tại Chương III quy định chi tiết về mua bán, chuyển nhượng cổ phần, mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn.

Ngồi các Quy định trên, việc góp vốn, mua cổ phần cịn được điều chỉnh bởi Thông tư 13 và 19/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn của NHTM. Cụ thể như sau:

- Mức vốn góp, mua cổ phần của NHTM trong một DN, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của DN góp vốn, mua cổ phần.

- Tổng mức vốn góp, mua cổ phần của NHTM: (a) tại tất cả các công ty trực thuộc tối đa 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của NH; (b) trong tất cả các DN, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác và góp vốn, mua cổ phầntại tất cả các cơng ty trực thuộc không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của NH, trong đó, tổng mức vốn góp, mua cổ phần của NH tại tất cả các công ty trực thuộc tối đa 25%.

++ Đối với NĐT chiến lược nước ngoài

Theo cam kết VN gia nhập WTO, việc các tổ chức nước ngồi được phépgóp vốn, mua cổ phần của các DN nói chung, NHTM nói riêng của VN cũng được quy định cụ thể. Theo đó, các cam kết về dịch vụ NH và các dịch vụ tài chính khác được thực hiện phù hợp với các luật lệ và quy định liên quan được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền của VN để đảm bảo sự phù hợp với Điều VI của GATS và đoạn 2(a) của Phụ lục về các dịch vụ tài chính. Do đó, để có một hành lang pháp lý rõ ràng và cụ thể, CP đã ban hành Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc NĐT nước ngoài mua cổ phần của NHTM VN và NHNN đã ban hành Thông tư 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 69. Theo đó, mức sở hữu cổ phần của các NĐT nước ngoài được quy định như sau:

- Tổng mức sở hữu cổ phần của NĐT nước ngồi (bao gồm cả cổ đơng nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan khơng vượt q 30% vốn điều lệ của NHTM VN. Đồng thời, với mỗi loại hình NĐT khác nhau thì được quyền sở hữu tỷ lệ cổ phần khác nhau và điều kiện cho mỗi NĐT cũng khác nhau.

- Mức sở hữu cổ phần của NĐT nước ngồi khơng phải là TCTD nước ngồi và người có liên quan khơng vượt q 5% vốn điều lệ của NHTM VN.

- Mức sở hữu cổ phần của TCTD nước ngồi và người có liên quan khơng vượt quá 10% vốn điều lệ của NHTM VN.

- Mức sở hữu cổ phần của NĐT chiến lược nước ngồi và người có liên quan khơng vượt q 15% vốn điều lệ của NHTM VN. Trường hợp vượt quá phải xin phép Thủ tướng CP nhưng tối đa không quá 20% vốn điều lệ của NHTM VN.

Bảng 2.7: Điều kiện cụ thể để NH trong nước bán cổ phần cho NĐT chiến lược nước ngoài

Bên bán (NHTM VN) Bên mua (TCTD nước ngoài)

- Vốn điều lệ tối thiểu 1,000 tỷ đồng. - Có tình hình tài chính lành mạnh. - Tỷ lệ nợ xấu khơng q 3%.

- Kết quả kinh doanh năm trước liền kề có lãi.

- Có bộ máy quản trị, điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả:

+ Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt có cơ cấu và số lượng theo quy định pháp luật.

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt và người điều hành khơng vi phạm pháp luật.

+ Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thành lập và hoạt động theo quy định.

- Khơng bị xửphạt hành chính từ 5 triệu đồng trở lên về các tỷ lệ đảm bảo an tồn, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong vòng 24 tháng hoặc kể từ khi khai trương hoạt động.

- Có tổng tài sản có tương đương 20 tỷ USD vào năm trước năm đăng ký mua cổ phần.

- Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực NH.

- Được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức độ có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi.

- Đối với NĐT chiến lược nước ngồi, ngồi các điều kiện trên, phải có văn bản cam kết hỗ trợ NH VN phát triển sản phẩm dịch vụ NH, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại.

Nguồn: Tóm tắt Thơng tư 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007

Do đó, thời gian qua đã có hàng loạt định chế tài chính nước ngồi lớn như HSBC, ANZ, IFC, OCBC, Maybank, BTMU… đầu tư, mua cổ phần để trở thành cổ đơng chiến lược nước ngồi tại các NHTM VN.

+ Đối với hoạt động mua lại NHTM

Vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư 04/2010/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động M&Anói chung và hoạt động mua lại các TCTD nó riêngthay thế Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN ngày 15/7/1998. Thông tư 04 đã kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quyết định 241. Theo đó, phạm vi các đối tượng được/thuộc diện mua lại được mở rộng. Thông tư 04 cũng kế thừa tinh thần của Luật DN 2005 về hoạt động mua lại và Luật Cạnh tranh 2004 về tập trung kinh tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của VN đối với WTO trong lĩnh vực tài chính-NH, cụ thể như sau:

- Về hình thức thâu tóm: quy định các NHTM chỉ được tiến hành hoạt động thâu tóm theo một số hình thức nhất định: (a) NHTM được thực hiện hoạt động thâu tóm với các TCTD khác; (b) một NHTM được thực hiện hoạt động thâu tóm vớimột NHTM, CTTC, TCTD hợp tác để thành một NHTM mới; (c)mộtNHTM được thâu tóm một CTTC, một CTCTTC.

- Về điều kiện tiến hành hoạt động thâu tóm: hoạt động thâu tóm khơng thuộc diệntập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Các TCTD tham gia hoạt động này phải phối hợp xây dựng đề án thực hiện hoạt động thâu tóm khơng trái với nội dung hợp đồng đã ký. Ngoài ra, các TCTD mới sau mua lại phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

2.2.1.2. Đối với pháp luật liên quan, điều chỉnh hoạt động mua lại NHTM NHTM

Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành trong quá trình mua lại, các bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan như pháp luật về DN, cạnh tranh, đầu tư…

- Theo Điều 153 Luật DN, các NH có thị phần từ 30-50% phải thơng qua cơ quan quản lý cạnh tranh, và cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu NH phải có văn bản tư Cục Cạnh tranh xác nhận NH có thị phần dưới 30%. Để định lượng tiêu chí này cũng gây khơng ít khó khăn cho các NH, họ phải tốn khơng ít chi phí trong việc nghiên cứu thị phần.

- Pháp luật về chứng khoán cũng điều chỉnh hoạt động phát hành ra công chúng của TCTD. Cụ thể tại Thơng tư 07/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính xác định cụ thể nghĩa vụ xin phép phát hành của TCTD. Ngồi ra, LuậtChứng khốn cịn điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu cổ phần của NHNNg, tổ chức nước ngoài tại các NH VN niêm yết trên thị trường chứng khốn.

- Pháp luật về tài chính điều tiết việc xây dựng phương án chuyển giao tài sản, tài chính, thuế khi các NH thực hiện thâu tóm.

- Pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với việc chuyển nhượng, mua lại nhãn hiệu, thương hiệu của NH.

- Pháp luật về lao động đối với việcxây dựng phương án sử dụng lao động sau khi mua lại.

- Pháp luật về dân sự, thương mại đối với việcđiều chỉnh hợp đồng mua lại. - Bên cạnh hệ thống các quy định của pháp luật VN, hoạt động thâu tóm NHTM phải tuân thủ các thỏa thuận, hiệp ước song phương và đa phương như các cam kết khi VN gia nhập WTO, các quy định trong Hiệp định thương mại VN-Hoa Kỳ, các quy định trong Hiệp định thương mại ASEAN…

Nhìn chung, những quy định pháp lý liên quan đến hoạt động thâu tóm NHTM chỉ mới dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức, trong khi các vấn đề về nội dung cần phải được quy định đầy đủ, rõ ràng hơn nữa để giải quyết các vấn đề về tài chính, cổ phần, thuế… của NH trước, trong và sau khi mua lại.

2.2.2. Nghiên cứu một số thương vụ mua lạiNHTM gần đây ở VN 2.2.2.1. Thương vụ thâu tóm Sacombank bởi Eximbank 2.2.2.1. Thương vụ thâu tóm Sacombank bởi Eximbank

Sacombank là một trong những NH lớn tại VN với mức vốn điều lệ hơn 10,000 tỷ đồng. Tính đến Đại hội cổ đơng năm 2011, những cổ đông lớn của Sacombank bao gồm: REE 3.66%, Dragon Capital 6.66%, ANZ 9.78% và Ban điều hành của NH này nắm giữ 9%.

- Tháng 8/2011:Dragon Capital bán toàn bộ 6.66% vốn sau 10 năm nắm giữ. - Tháng 1/2012: REE và ANZ rút toàn bộ vốn, thay vào đó, Eximbank trở thành cổ đơng lớn nắm giữ 9.73% cổ phần, trong đó phần lớn được chuyển nhượng từ ANZ.

- Ngày 26/5/2012: Đại hội cổ đông thường niên đã thông qua một số thay đổi Ban điều hành.

2.2.2.2. Thương vụ mua lại cổ phần của Vietinbank bởi BTMU

Ngày 26/2/2013, Vietinbank phê duyệt lựa chọnBTMU làm NĐT chiến lược nước ngoài. Cụ thể, Vietinbank sẽ phát hành gần 644.4 triệu cổ phiếu cho BTMU, tỷ lệ 19.73% với gía 24,000 đồng/cổ phiếu. Sau thương vụ này, cơ cấu cổ đông của Vietinbank như sau: cổ đông nhà nước chiếm tỷ lệ 64.46%, BTMU chiếm tỷ lệ 19.73%, IFCchiếm tỷ lệ 8.03% (giảm từ 10%) và cổ đông khác chiếm tỷ lệ 7.78% (giảm từ 9.69%).

Với số vốn tăng thêm, Vietinbank chi 2,943 tỷ đồng để tăng cường hoạt động tín dụng; 1,000tỷ đồng để mở rộng mạng lưới; 1,000tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ nhằm phát triển sản phẩm mới; 1,500tỷ đồng để mở rộng hoạt động đầu tư, liên doanh và góp vốn cổ phần. Số tiền chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá được bổ sung vào vốn điều lệ.

2.2.2.3. Thương vụ mua lại cổ phần của TPB bởi Tập đoàn DOJI

TPB là một trong 9 NH yếu kém buộc phải tái cơ cấu bởi NHNN.Tuy nhiên, sau khi được cổ đơng mới rót vốn, đồng thời thay đổi hầu như tồn bộ Ban lãnh đạo,

NH này bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Từ chỗ liên tục thua lỗ, chưa đầy một năm sau khi tái cơ cấu, đến cuối năm 2012, lợi nhuận của NH là 116 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn CAR lên tới 40.15%, tăng trưởng tín dụng đạt 20.6%.

Ngày 29/12/2012, TPB đã hồn tất việc tăng vốn điều lệ lên 5,550 tỷ đồng. Với nguồn vốn tăng thêm, NH sẽ đẩy mạnh nâng cao hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới và kênh phân phối, và đặc biệt đầu tư phát triển theo chiều sâu sản phẩm mới mà NH có lợi thế riêng như kinh doanh vàng và tham gia ổn định thị trường vàng, phục vụ DN kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

2.2.2.4. Thương vụ mua lại cổ phần của Southernbank vàcổ phần của GPBank bởi UOB của GPBank bởi UOB

Đầu năm 2008, UOB đã đầu tư trên 480 tỷ đồng để mua lại 10% cổ phần và trở thành cổ đơng nước ngồi chính thức của Southernbank. Sau hai lần mua thêm 5% cổ phần, hiện UOB là cổ đông lớn nhất Southernbank với 20% cổ phần.Việc hợp tác chiến lược giữa UOB và Southernbank mang tính hỗ trợ cùng có lợi. Trong đó, UOB cam kết sẽ từng bước hỗ trợ đào tạo về phát triển sản phẩm, công nghệ và nhân sự để giúp Southernbank đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Hiện tại, UOB đang đợi phê duyệt từ cấp có thẩm quyền để mua lại 30% cổ phần của GPBank, vì theo Đề án 254 và Nghị định 69 sửa đổi, trong trường đặc biệt CP sẽ cho phép NĐT nước ngoài sở hữu trên 30% cổ phần của TCTD.

2.2.2.5. Thương vụ mua lại cổ phần của ACB bởi Standard Chartered Bank Chartered Bank

Standard Chartered Bank đã chính thức trở thành cổ đơng chiến lược của ACB vào năm 2005 với tỷ lệ sở hữu là 8.84% cổ phần của ACB. Sau hai tháng bán cổ phần cho Standard Chartered Bank, ACB đã có những thay đổi tích cực cả về uy tín và chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Ngày 5/5/2008, Standard Chartered Bank công bố mua thêm 6.16% cổ phần của ACB từ IFC và 7.1% trái phiếu chuyển đổi của ACB, nâng tỷ lệ sở hữu của NH

này tại ACB từ 8.84% cổ phần và 8.76% trái phiếu chuyển đổi lên 15% cổ phần và 15.86% trái phiếu chuyển đổi.

Ngày 8/9/2008, Standard Chartered Bank được NHNN cho phép thành lập NH 100% vốn nước ngoài tại VN.

Ngày 12/3/2009, Standard Chartered Bank và ACB công bố liên kết hệ thống rút tiền tự động ATM và hợp tác ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng.Bên cạnh đó, ACB sẽ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng của Standard Chartered Bank.

2.2.2.6. Thương vụ mua lại cổ phần của Techcombank bởi HSBC

Tháng 12/2005, HSBC mua lại 10% cổ phần của Techcombank, tương đương 17.3 triệu USD.

Ngày 2/10/2007, HSBC đã chi 33.7 triệu USD để mua thêm 5% cổ phần của Techcombank. Với lần gia tăng nắm giữ này, HSBC là NHNNg đầu tiên nắm giữ 15% vốn điều lệ của một NHTMCP VN. Việc HSBC tiếp tục đầu tư chiến lược vào Techcombank giúp NH này đẩy mạnh hơn nữa vị thế của mình.Techcombank và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)