Sở hữu chéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 40 - 42)

2.1 Tổng quan hoạt động của hệ thống NHTMVN

2.1.3 Sở hữu chéo

Theo giám đốc NH Phát Triển Châu Á (ADB) tại VN, về bản chất, sở hữu chéo không xấu và việc một NH lớn sở hữu một NH nhỏ hơn khá phổ biến trên thế giới. Khi có tình huống xấu xảy ra, NH lớn có thể hỗ trợ NH nhỏ bằng cách đưa thêm nhân lực, tư vấn quản lý, điều hành… Sở hữu chéo trở thành vấn đề khi nó khơng được quản lý chặt chẽ, gây hậu quả xấu.

Tác động của sở hữu chéo đến an toàn hoạt động của các NHTM VN:

+ Vi phạm về vốn:

Theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP, vốn điều lệ thực góp của các NH phải đạt 3,000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông NH A có thể vay tiền NH B để góp vốn vào NH A, rồi lại dùng số vốn góp này thế chấp vay tiền NH C góp vốn vào NH D… cứ như thế, hoạt động này tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong hoạt động của các NH. Mục đích của những người vay, mua cổ phiếu là trở thành cổ đông lớn của NH nhằm khống chế, chi phối NH để vay tiền phục vụ mục đích đầu tư cá nhân của mình.

Trong 4 năm qua, hàng loạt các NHTMCP đã nâng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng, nhưng thực tế, quy mơ của dịng vốn mới thực sự bổ sung vào hệ thống NH vẫn chưa được làm rõ. Với quy mô vốn điều lệ tăng, các NH được phép huy động thêm tiền gửi trong dân cư và hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động mới này lại được dùng để tài trợ cho những dự án “sân sau” của các cổ đông lớn của NH.

Ngoài ra, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống vì nhiều chỉ số dựa trên vốn tự có như CAR hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, trong khivốn tự có của các NH khơng thực sự có quy mơ như vậy. Trong những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng liên tục nóng khiến hệ số địn bẩy tài chính tăng lên và CAR giảm, đồng thời, tấm đệm phịng ngừa rủi ro là vốn tự có lại mỏng và bị nhiễu do sở hữu chéo. Các chỉ số khơng chính xác lại dẫn đến sai lệch về cơng tác quản trị cũng như giám sát đối với hệ thống tài chính. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì những rủi ro trong hệ thống NH khi bùng phát sẽ có sức lan tỏa rất rộng và gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nền kinh tế.

+ Vi phạm về giới hạn tín dụng:

Khi sở hữu chéo xảy ra thì các quy địnhvề giới hạn tín dụng sẽ bị vơ hiệu hóa. Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một cổ đơng có tỷ lệ nắm giữ lớn gây áp lực (một cách hợp pháp như thông qua bỏ phiếu trong Hội đồng quản trị) để NH cấp vốn cho các

DN hay NH “sân sau” của họcó rủi ro cao như bất động sản. Khi thị trường bất động sản suy giảm, khiến tỷ lệ nợ xấu và tình trạng thiếu thanh khoản của các NH tăng cao.

Các quy định về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay cũng bị ảnh hưởng.Chẳng hạn, pháp luật không cho phép TCTD cho vay đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và người thân của họ.Tuy nhiên, những người này có thể vay ở những TCTD khác mà TCTD của mình là cổ đơng lớn. SHC cũng giúp các NH lách các quy định về việc không được cho các cổ đơng của mình vay vốn bằng cách cho các cơng ty con, công ty liên kết của các DN vay vốn. Nguy hiểm hơn, các NH có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thơng qua việc chuyển nợ xấu sang các công ty con, công ty liên kết và việc này sẽ vơ hiệu hóa các quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích lập dự phịng rủi ro.

Nhìn xa hơn, sở hữu chéo cịn thể hiện sự nhập nhằng trong cho vay. Ví dụ, NH A là cổ đơng lớn của NH B, không muốn thông qua một khoản vaykhông đủ tiêu chuẩn, đã đẩy khách hàng cho NH B mà khơng gặp trở ngại gì do NH A đang nắm giữ quyền chi phối tại NH B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)