Biến đại diện cho yếu tố nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 68)

2.3 Mơ hình nghiên cứu

2.3.4.4 Biến đại diện cho yếu tố nội địa

Biến Locdeptstác động nghịch biến lên khả năng được mua lại của NH với mức ý nghĩa 1% đồng nghĩa với lượng tiền gửi của NH càng thấp thì triển vọng NH được mua lại càng cao.

Để giải thích cho tác động ngược chiều này, tác giả cho rằng với tình hình thiếu hụt thanh khoản của các NHTM VN như hiện nay, hoạt động tiền gửi của khách hàng cũng được nới lỏng. Các NH tìm cách thu hút và giữ chân khách hàng không chỉ bằng cạnh tranh lãi suất huy động mà còn cho phép khách hàng rút tiền gửi trước hạn mà không chịu lãi suất phạt. Chính điều này đã tạo nên sự bất ổn trong hoạt động huy động tiền gửi của NH. Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chạy đua lãi suất, khách hàng có thể dễ dàng rút tiền từ NH này và chuyển sang NH khác để hưởng lãi suất cao hơn. Do đó, càng làm cho vấn đề thanh khoản trở nên trầm trọng và ảnh hưởng đến quyết định mua lại của đối tác nước ngồi. Vì vậy, mối quan hệ giữa tiền gửi nội địa và khả năng NH được mua lại là ngược chiều.

Biến Locloanstác động nghịch biến lên khả năng được mua lại của NH với mức ý nghĩa 5% đồng nghĩa với mức tín dụng của NH càng thấp thì triển vọng NH được mua lại càng cao.

Với tình trạng tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay trong hệ thống NHTM VN, các nhà thâu tóm nước ngồi trở nên khá dè dặt với những NH có mức tín dụng cao.Ngồi ra, do thiếu hiểu biết về khu vực hoạt động mới nên các TCTD ngồi thị trường khó đánh giá đầy đủ những rủi ro liên quan đến cho vay khách hàng nội địa. Những lý do này khiến đối tác nước ngồi ít bị hấp dẫn hơn bởi các NH có doanh số cho vay cao. Do vậy, mối quan hệ giữa cho vay nội địa và khả năng NH được mua lại là ngược chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hoạt động mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)