2.2 Thực trạng hoạt độngmua lạiNHTM VN
2.2.2 Nghiên cứu một số thương vụ mua lạiNHTM gần đây ở VN
2.2.2.1. Thương vụ thâu tóm Sacombank bởi Eximbank
Sacombank là một trong những NH lớn tại VN với mức vốn điều lệ hơn 10,000 tỷ đồng. Tính đến Đại hội cổ đông năm 2011, những cổ đông lớn của Sacombank bao gồm: REE 3.66%, Dragon Capital 6.66%, ANZ 9.78% và Ban điều hành của NH này nắm giữ 9%.
- Tháng 8/2011:Dragon Capital bán toàn bộ 6.66% vốn sau 10 năm nắm giữ. - Tháng 1/2012: REE và ANZ rút toàn bộ vốn, thay vào đó, Eximbank trở thành cổ đơng lớn nắm giữ 9.73% cổ phần, trong đó phần lớn được chuyển nhượng từ ANZ.
- Ngày 26/5/2012: Đại hội cổ đông thường niên đã thông qua một số thay đổi Ban điều hành.
2.2.2.2. Thương vụ mua lại cổ phần của Vietinbank bởi BTMU
Ngày 26/2/2013, Vietinbank phê duyệt lựa chọnBTMU làm NĐT chiến lược nước ngoài. Cụ thể, Vietinbank sẽ phát hành gần 644.4 triệu cổ phiếu cho BTMU, tỷ lệ 19.73% với gía 24,000 đồng/cổ phiếu. Sau thương vụ này, cơ cấu cổ đông của Vietinbank như sau: cổ đông nhà nước chiếm tỷ lệ 64.46%, BTMU chiếm tỷ lệ 19.73%, IFCchiếm tỷ lệ 8.03% (giảm từ 10%) và cổ đông khác chiếm tỷ lệ 7.78% (giảm từ 9.69%).
Với số vốn tăng thêm, Vietinbank chi 2,943 tỷ đồng để tăng cường hoạt động tín dụng; 1,000tỷ đồng để mở rộng mạng lưới; 1,000tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ nhằm phát triển sản phẩm mới; 1,500tỷ đồng để mở rộng hoạt động đầu tư, liên doanh và góp vốn cổ phần. Số tiền chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá được bổ sung vào vốn điều lệ.
2.2.2.3. Thương vụ mua lại cổ phần của TPB bởi Tập đoàn DOJI
TPB là một trong 9 NH yếu kém buộc phải tái cơ cấu bởi NHNN.Tuy nhiên, sau khi được cổ đơng mới rót vốn, đồng thời thay đổi hầu như toàn bộ Ban lãnh đạo,
NH này bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Từ chỗ liên tục thua lỗ, chưa đầy một năm sau khi tái cơ cấu, đến cuối năm 2012, lợi nhuận của NH là 116 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn CAR lên tới 40.15%, tăng trưởng tín dụng đạt 20.6%.
Ngày 29/12/2012, TPB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 5,550 tỷ đồng. Với nguồn vốn tăng thêm, NH sẽ đẩy mạnh nâng cao hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới và kênh phân phối, và đặc biệt đầu tư phát triển theo chiều sâu sản phẩm mới mà NH có lợi thế riêng như kinh doanh vàng và tham gia ổn định thị trường vàng, phục vụ DN kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
2.2.2.4. Thương vụ mua lại cổ phần của Southernbank vàcổ phần của GPBank bởi UOB của GPBank bởi UOB
Đầu năm 2008, UOB đã đầu tư trên 480 tỷ đồng để mua lại 10% cổ phần và trở thành cổ đơng nước ngồi chính thức của Southernbank. Sau hai lần mua thêm 5% cổ phần, hiện UOB là cổ đông lớn nhất Southernbank với 20% cổ phần.Việc hợp tác chiến lược giữa UOB và Southernbank mang tính hỗ trợ cùng có lợi. Trong đó, UOB cam kết sẽ từng bước hỗ trợ đào tạo về phát triển sản phẩm, công nghệ và nhân sự để giúp Southernbank đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
Hiện tại, UOB đang đợi phê duyệt từ cấp có thẩm quyền để mua lại 30% cổ phần của GPBank, vì theo Đề án 254 và Nghị định 69 sửa đổi, trong trường đặc biệt CP sẽ cho phép NĐT nước ngoài sở hữu trên 30% cổ phần của TCTD.
2.2.2.5. Thương vụ mua lại cổ phần của ACB bởi Standard Chartered Bank Chartered Bank
Standard Chartered Bank đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của ACB vào năm 2005 với tỷ lệ sở hữu là 8.84% cổ phần của ACB. Sau hai tháng bán cổ phần cho Standard Chartered Bank, ACB đã có những thay đổi tích cực cả về uy tín và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Ngày 5/5/2008, Standard Chartered Bank công bố mua thêm 6.16% cổ phần của ACB từ IFC và 7.1% trái phiếu chuyển đổi của ACB, nâng tỷ lệ sở hữu của NH
này tại ACB từ 8.84% cổ phần và 8.76% trái phiếu chuyển đổi lên 15% cổ phần và 15.86% trái phiếu chuyển đổi.
Ngày 8/9/2008, Standard Chartered Bank được NHNN cho phép thành lập NH 100% vốn nước ngoài tại VN.
Ngày 12/3/2009, Standard Chartered Bank và ACB công bố liên kết hệ thống rút tiền tự động ATM và hợp tác ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng.Bên cạnh đó, ACB sẽ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng của Standard Chartered Bank.
2.2.2.6. Thương vụ mua lại cổ phần của Techcombank bởi HSBC
Tháng 12/2005, HSBC mua lại 10% cổ phần của Techcombank, tương đương 17.3 triệu USD.
Ngày 2/10/2007, HSBC đã chi 33.7 triệu USD để mua thêm 5% cổ phần của Techcombank. Với lần gia tăng nắm giữ này, HSBC là NHNNg đầu tiên nắm giữ 15% vốn điều lệ của một NHTMCP VN. Việc HSBC tiếp tục đầu tư chiến lược vào Techcombank giúp NH này đẩy mạnh hơn nữa vị thế của mình.Techcombank và HSBC cũng đã ký thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật có thời hạn 5 năm. Theo đó, HSBC cử các chuyên gia giàu kinh nghiệm tham gia vào đội ngũ quản trị của Techcombank. Đồng thời, HSBC cũng đạt được mong muốn mở rộng kinh doanh tại thị trường VN.
Tháng 9/2008, Techcombank hoàn thành việc bán thêm 5% cổ phần cho HSBC, nâng tỷ lệ sở hữu của HSBC tại Techcombank lên 20% cổ phần và vốn điều lệ tăng lên 3,165 tỷ đồng. Như vậy, HSBC là NHNNg đầu tiên sở hữu 20% vốn điều lệ của một NHTMCPVN.
2.2.2.7. Thương vụ mua lại cổ phần của VPBank bởi OCBC
Ngày 27/9/2006, VPBank bán 10% cổ phần cho OCBC. Sau hợp đồng hợp tác chiến lược này, OCBC đã cử các chuyên gia sang VPBank nghiên cứu, đánh giá tiềm năng của thị trường VN, đặc biệt là lĩnh vực cho vay DN vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, OCBC cũng khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường
thẻ tín dụng, thị trường chứng khốn, thị trường bảo hiểmVN nhằm giúp VPBank xây dựng chiến lược trở thành NH bán lẻ hàng đầu VN.
Tháng 10/2009, OCBC ưu tiên việc đào tạo cán bộ các cấp của VPBank. Sau khóa học, các cán bộ trẻ có năng lực được chọn lọc đưa sang Singapore đào tạo và làm việc tại OCBC một thời gian. Đây là nguồn cán bộ chủ chốt lâu dài của VPBank.
Ngày 7/11/2007, VPBank bán thêm 5% cổ phần cho OCBC, nâng tỷ lệ sở hữu của NH này tại VPBank lên 15%.Đây được coi là kết quả của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai NH.
2.2.2.8. Thương vụ mua lại cổ phần của ABBank bởi Maybank
Cuối tháng 5/2008, theo phê chuẩn của NHNN, ABBank được bán cổ phần cho Maybank với tỷ lệ tối đa là 15% vốn điều lệ. Số cổ phần trên được mua với giá 430 triệu Ringgit, tương đương hơn 2,240 tỷ đồng.Như vậy, Maybank là cổ đông lớn thứ hai tại ABBank – sau EVN nắm giữ 28.3% cổ phần.
Maybank và ABBank đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược liên quan đến việc hỗ trợ kỹ thuật.Trong đó, Maybank sẽ hỗ trợ ABBank về nghiệp vụ và kỹ thuật. Maybank cũngcùng với ABBank xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển và quản lý hệ thống khách hàng, phát triển mạng lưới trong nước, khả năng kết nối máy ATM giữa hai bên, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nguồn vốn, các hoạt động thương mại như tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu…Ngồi ra, Maybank cịn hỗ trợ ABBank trong công tác quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng chiến lược nhân sự.
2.2.3. Đánh giá hoạt độngmua lại NHTM VN giai đoạn 2007-2013
Hoạt động mua lại NHTM mang lại những giá trị lớn cho cả bên bán và bên mua. Hoạt động này đặc biệt hữu ích đối với những NH yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu cao, khơng theo kịp tiến độ tăng vốn của NHNN. Một số mặt tích cực mà hoạt động này đem lại như sau:
Thứ nhất,các NH có cơ hội gia tăngquy mơ tài sản và quy mô vốn. Sau khi
bán cổ phần cho BTMU, vốn điều lệ của Vietinbank tăng lên 32,661 tỷ đồng, vốn tự có tăng lên 45,000 tỷ đồng, Vietinbank trở thành NHTM có vốn điều lệ lớn nhất VN.
Thứ hai, NHTM được nâng cao vị thế cạnh tranh nhờ vị thế của đối tác.Việc
được mua lại bởi các TCTD lớn sẽ góp phần nâng cao vị thế của NH trên thị trường.Điều này được thể hiện rõ nét qua các thương vụ mua lại cổ phần có yếu tố nước ngồi trong thời gian qua. ViệcIFC nắm giữ 10% cổ phần và BTMU nắm giữ 20% cổ phần đã giúp vị thế của Vietinbank tăng lên đáng kể trong con mắt của NĐT.
Thứ ba, tạo điều kiện cho VN có thêm nguồn vốn ngoại, góp phần tăng trưởng
kinh tế.Đây là con đường ngắn nhất để thu hút một lượng vốn đáng kể từ NĐT nước ngồi giúp NH mở rộng quy mơ, tăng vốn cũng như tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản trị rủi ro, điều hành quản lý từ các đối tác giàu kinh nghiệm trên thế giới, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM VN.
Nhìn chung, việc các TCTD nước ngồi mở rộng hoạt động tại thị trường VN thông qua mua lại cổ phần của các NHTM trong nước đã đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Bên cạnh việc các TCTD nước ngoài muốn đầu tư vào các NH nội thì nhiều NH trong nước cũng đang tìm kiếm các TCTD nước ngồi uy tín và có tiềm lực tài chính để bán lại cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ. Nhưng đến nay, nhiều NH vẫn chưa tìm được đối tác phù hợp và xu hướng thối vốn của các NĐT nước ngồi lớn mạnh này vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây cho thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM trong nước vẫn chưa được cải thiện dù có sự hỗ trợ của các đối tác nước ngòai kinh nghiệm.
2.3. Mơ hình nghiên cứu
2.3.1. Các nhân tố tác động đến khả năng NH được mua lại 2.3.1.1. Mục tiêu hiệu quả hoạt động 2.3.1.1. Mục tiêu hiệu quả hoạt động
Một trong những động cơ chính của hoạt động mua lại là nâng cao hiệu quả của NH mục tiêu.Vì nhà thâu tóm có thể đạt được nhiều lợi ích khi mua lại các NH
hoạt động kém và cải tổ họ.Vì vậy, các NH hoạt động kém hiệu quả sẽ hấp dẫn hơn với nhà thâu tóm.Tuy nhiên, các NH này cũng rủi ro hơn, đặc biệt nếu nguồn gốc của việc hoạt động hiệu quả kém là nợ xấu cao.Trong trường hợp này, nhà thâu tóm nội địa có vị thế tốt hơn nhà thâu tóm nước ngồi để xác định các vấn đề tồn đọng của NH mục tiêu.
Trong nhân tố này tác giả sử dụng hai đại diện.Đầu tiên là tỷ lệ chi phí/thu nhập (Cost/Inc), với giá trị càng cao cho thấy chi phí sử dụng càng khơng hiệu quả.Như vậy, dấu hiệu kỳ vọng vào hệ số của tỷ lệ này là dương, các NH hoạt động yếu kém cung cấp nhiều cơ hội hơn để mua lại.Thứ hai là tỷ lệ lợi nhuận/tổng tài sản (ROA), với giá trị càng thấpcàng cho thấy NH hoạt động kém hiệu quả.Như vậy, dấu hiệu kỳ vọng vào hệ số của tỷ lệ này là âm.NH hoạt động kém hiệu quả sẽ hấp dẫn hơn đối với nhà thâu tóm vì họ mong muốn tỷ lệ địn bẩy cao bằng cách tối đa hóa lợi ích đạt được so với chi phí bỏ ra sau khi cải tiến NH mục tiêu.
2.3.1.2. Mức vốn hóa thị trường
Đại diện cho nhân tố này là tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (K/A).Mối quan hệ giữa mức vốn hóa thị trường của NH và khả năng NH trở thành NH mục tiêu là cùng chiều dựa trên hai giả thuyết.Đầu tiên, nếu các NH thâu tóm đối mặt với áp lực điều chỉnh tăng vốn họ có thể tìm kiếm mức vốn hóa thị trường của các NH mục tiêu. Do đó, mức vốn hóa thị trường của NH càng cao, khả năng NH được mua lại càng lớn. Thứ hai,mức vốn hóa thị trường cao thể hiện sự khó khăn của NH trong đa dạng hóa tài sản. Vì vậy,các NH này sẽ hấp dẫn hơn với nhà thâu tóm vì nhà thâu tóm có thể thu lợi từ việc đa dạng hóa tài sản của NH mục tiêu sau khi mua lại.
Mặt khác, một số giả thuyết cho rằng mối quan hệ này lànghịch chiều. Đầu tiên, về bản chất, giả thuyết này tương tự giả thuyết hiệu quả hoạt động,mức vốn hóa thị trường được coi là một chỉ số của hiệu quảhoạt động, các NH có mức vốn hóa càng cao càng ít hấp dẫn đối với người mua tiềm năng. Các NH có mức vốn hóa cao thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động của NH, do đó, các nhà thâu tóm sẽ đạt được lợi
ích ít hơn so với những NH có mức vốn thấp. Thứ hai, nếu một NHcó mức vốn hóa thấp và sắp vỡ nợ, việc mua lại bởi một NH thâu tóm có hiệu suất và mức vốn hóa tốt thậm chí được thúc đẩy bởi cơ quan giám sát nhà nước. Ngoài ra, những NH này cũng trở nên hấp dẫn với nhà thâu tóm vì yếu tố quyền sở hữu NH sau khi mua lại.
2.3.1.3. Quy mô
Để đánh giá tác động của quy mô đến triển vọng NH được mua lại, tác giả sử dụng biến log của tổng tài sản cuối năm, ký hiệuln(Size). Mối quan hệ này là ngược chiều vì hai lý do: (1) các NH nhỏ dễ dàng tích hợp vào hoạt động của NH thâu tóm; (2) các NH nhỏ khơng gây chú ý với các đối thủ cạnh tranh.Mối quan hệ này là cùng chiều vì hai lý do: (1) hội nhập sau mua lại khó khăn hơn đối với các NH nhỏ vì quy mơkhơng tương đồng với NH thâu tóm; (2) các NH lớn có thể hấp dẫn hơn các NH nhỏ nếu các tổ chức mua lại tìm kiếm lợi thế quy mơ hoặc quyền lực thị trường.
2.3.1.4. Tuổi thọ
Độ dài khoảng thời gian mà NH đã hoạt động cũng liên quan đến triển vọng NH trở thành mục tiêu mua lại.Khoảng thời gian này có thể NH đã đạt được một vài thành cơng nhất định, do đó, dấu hiệu kỳ vọng của hệ số này là âm. Tác giả sử dụng biến log của tuổi thọ, ký hiệuln(Age) để đưa vào mơ hình.
2.3.1.5. Tính chất nội địa
Đại diện cho nhân tố nội địa, tác giả sử dụng biến cho vay nội địa (Locloans) và tiền gửi nội địa (Locdepts). Khi nhà thâu tóm gặp bất lợi hay phải trả chi phí lớn để cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hàng nội địa thì các yếu tố nội địa sẽ ảnh hưởng đến triển vọng mua lại. Trong trường hợp huy động, nhà thâu tóm có cơ hội bán chéo sản phẩm cho khách hàng nội địa.Nhưng nhàthâu tóm có thể gặp bất lợi khi người gửi tiền nội địa có xu hướng rút tiền gửi.Trong trường hợp cho vay, việc thiếu hiểu biết về khu vực mà NH mục tiêu hoạt động khiến nhàthâu tóm khó đánh giá rủi ro cho vay đối với khách hàng nội địa.
2.3.2. Xây dựng mơ hình và phương pháp nghiên cứu 2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả 2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lấy mẫu là 32 NHTM VN hoạt động liên tục từ năm 2006-2013, cho ra 194 quan sát. Vì trong quá trình chọn mẫu, tác giả nhận thấy một số NH thành lập sau năm 2006 như TPB, Baovietbank, PVcombank, và một số NH không công khai BCTC như BacAbank, nên tác giả chọn mẫu là 32/39 NHTM. Tại VN, hoạt động mua lại khơng cịn mới. Trước đây, NHNN đã ban hành Quy chế về hoạt động M&A các TCTD cổ phần kèm theo Quyết định 241/1998/QĐ- NHNN ngày 15/7/1998 làm tiền đề pháp lý quan trọng cho những thương vụ mua lại NHTM diễn ra vào các năm 1997, 1998, 1999, 2001, 2003 với việc nhiều NHTMCP nông thôn với quy mơ vốn nhỏ đã được thâu tóm. Từ năm 2005, hoạt động thâu tóm các NHTM trong nước đã giảm đi. Tuy nhiên, sau khi VN gia nhập WTO vào năm 2007 với hàng loạt các cam kết về mở rộng thị trường tài chính, hoạt động đầu tư, mua cổ phần của các NHTM trong nước bởi các NĐT trong và ngoài nước đã diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu các thương vụ mua lại trong giai đoạn