Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Nghiên cứu định lƣợng
3.4.1 Phƣơng thức lấy mẫu
Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp lấy mẫu đƣợc chọn là lấy mẫu thuận tiện, dữ liệu đƣợc thu thập thơng qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp và trả lời qua email (gửi trực tiếp dƣới dạng email cá nhân của giảng viên đƣợc khảo sát).
3.4.2 Cỡ mẫu
Đối với phân tích nhân tố (EFA), cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát). Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát là 36, nhƣ vậy số mẫu tối thiểu cần đạt đƣợc là 180. Tác giả đã gửi đi bảng câu hỏi thông qua email và nhận đƣợc 200 hồi đáp, trong đó có 198 bảng thỏa mãn yêu cầu và đƣợc sử dụng để phân tích.
3.4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc mã hóa và thực hiện q trình phân tích nhƣ sau:
3.4.3.1 Phân tích mơ tả
Trong bƣớc đầu tiên, tác giả sử dụng phân tích mơ tả để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu (các thông tin các nhân của ngƣời đƣợc phỏng vấn) nhƣ: độ tuổi, giới tính, nơi cơng tác, thu nhập hàng tháng, học hàm – học vị, số năm cơng tác và có làm thêm bên ngồi khơng.…
3.4.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo
Để đánh giá thang đo các khái niệm trong nghiên cứu cần kiểm tra độ tin cậy, độ giá trị của thang đo. Dựa trên các hệ số độ tin cậy Cronbach‟s Alpha, hệ số tƣơng quan biến - tổng (Item-to-total correlation) giúp loại ra những biến quan sát khơng đóng góp vào việc mơ tả khái niệm cần đo, hệ số Cronbach‟s alpha if Item Deleted để giúp đánh giá loại bỏ bớt biến quan sát nhằm nâng cao hệ số tin cậy
Cronbach‟s Alpha cho khái niệm cần đo và phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu.
Bƣớc 1: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Phân tích Cronbach‟s Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tƣơng quan lẫn nhau của các mục hỏi trong thang đo qua việc đánh giá sự tƣơng quan giữa bản thân các mục hỏi và tƣơng quan của điểm số trong từng mục hỏi với điểm số toán bộ các mục hỏi cho từng trƣờng hợp trả lời. Một tập hợp các mục hỏi đƣợc đánh giá tốt khi hệ số alpha lớn hơn hoặc bằng 0,8, hệ số Cronbach‟s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc (Peterson, 1994). Theo Nunnally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tƣơng quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo do có tƣơng quan kém với các biến khác trong cùng mục hỏi.
Hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha chỉ cho biết các đo lƣờng có liên kết với nhau hay không, nhƣng không cho biết mục hỏi (biến quan sát) nào cần bỏ đi và mục hỏi nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính tốn hệ số tƣơng quan giữa biến - tổng (item-total correlation) sẽ giúp loại ra những mục hỏi khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Sử dụng phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha trƣớc khi phân tích nhân tố EFA nhằm loại ra các biến khơng phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ 2011).
Bƣớc 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Tiếp theo nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giúp đo lƣờng loại bỏ các biến không đạt yêu cầu. Phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là phƣơng pháp trích nhân tố Principal Component, phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
Bƣớc 3: Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó sẽ kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, xây dựng mơ hình hồi quy bội, kiểm định giả thuyết mơ hình.
Tóm tắt chƣơng 3
Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Quá trình này gồm hai bƣớc:
Bƣớc 1, nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm bổ sung và hiệu chỉnh các thang đo các biến trong mơ hình.
Bƣớc 2, nghiên cứu định lƣợng thực hiện bằng cách phỏng vấn bằng bảng câu hỏi qua email và trực tiếp. Sau đó dữ liệu sẽ đƣợc xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 để kiểm định các thang đo và sự phù hợp của mơ hình lý thuyết.
Trong chƣơng tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu bao gồm: kết quả đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kiểm định giả thuyết.