Kiến nghị về mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định công việc của nhân viên ngân hàng TMCP sài gòn sau khi sáp nhập tại TP HCM (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2.3 Kiến nghị về mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên

Cùng với Thu nhập, Sự hỗ trợ từ cấp trên là một trong những yếu tố góp phần duy trì sự ổn định trong cơng việc của nhân viên. Trong bối cảnh sau hợp nhất, chắc chắn rất nhiều nhân viên sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, bất an khi không nắm rõ thông tin về yêu cầu hợp nhất. Những trăn trở, lo lắng của họ sẽ gây ra ảnh hưởng đến kết quả công việc. Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng SCB hầu như đã làm rất tốt công tác truyền đạt và hướng dẫn cho nhân viên trong ngân hàng của mình. Kết quả cho thấy, hầu hết nhân viên đều cảm thấy rất hài lòng với sự hỗ trợ trong công việc của các cấp quản lý trong mơi trường mới nhiều thay đổi. Do đó, tác giả chỉ đưa ra thêm một số kiến nghị nhằm hồn thiện hơn việc duy trì mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên như sau:

- Mỗi một thành viên giữ vai trị, vị trí quản lý cần có tinh thần gương mẫu, đi đầu trong mọi cơng việc. Hơn thế nữa, để nhân viên có sự tin tưởng và tuân theo, nhà quản lý phải là người dám chịu trách nhiệm. Việc chịu trách nhiệm là việc mà nhiều nhà lãnh đạo khó thực hiện bởi quan niệm “Lãnh đạo là người ra quyết định đúng, chỉ có nhân viên là người làm sai”. Chính quan niệm này thường tạo sự bất mãn trong nhân viên. Nếu tình trạng này diễn ra, nhân viên chỉ làm việc theo chỉ thị, làm đúng trách nhiệm mà khơng có sự nể trọng. Kết quả cơng việc thường không cao.

- Giao tiếp nội bộ đóng vai trị rất quan trọng. Mặc dù lương bổng và các phúc lợi cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất khiến các nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Yếu tố quan trọng nhất khiến nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp là sự giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua cách thức nhà quản lý trao đổi với nhân viên của mình. Trong cơng việc, họ phải đảm bảo những thay đổi về chính sách, nhân sự sẽ được truyền đạt một cách đầy đủ và chính xác đến nhân viên của mình, đảm bảo nhân viên hiểu đúng về các chỉ thị và chính sách này. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm và chia sẽ với nhân viên không

những trong cơng việc mà cịn cả trong đời sống hàng ngày. Khi nhân viên cảm thấy được chia sẽ, dù chỉ là những điều quan tâm trong cuộc sống, họ sẽ thấy được tôn trọng và tin tưởng vào sự lãnh đạo. Từ đó, đối với họ, cơng việc lúc nào cũng có sự dẫn dắt đúng hướng là một công việc ổn định.

- Ban lãnh đạo phải có sự phân cơng cơng việc rõ ràng đến từng phòng ban và nhân viên. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng là những người đưa ra các quyết định đánh giá kết quả cơng việc chính xác và công bằng nhất. Họ phải căn cứ đúng vào những quy định rõ ràng về cách thức đánh giá thành quả công việc của nhân viên, quy định về từng vị trí cơng việc của mỗi nhân viên đang đảm nhận đã được công bố rộng rãi trong ngân hàng để có cái nhìn khách quan nhất khi đưa ra các quyết định về lương thưởng,… Nên tránh các trường hợp người đánh giá là nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn chỉ đánh giá tốt cho nhân viên đến từ cùng ngân hàng này,…

Như vậy, sau khi ngân hàng hợp nhất, sự hỗ trợ, dẫn dắt từ chính các thành viên quản lý chính là yếu tố đóng góp vào sự ổn định trong cơng việc của nhân viên. Chỉ cần ban quản lý của ngân hàng đảm bảo duy trì sự lãnh đạo sáng suốt, cơng bằng và hiệu quả thì nhân viên sẽ luôn tin tưởng vào tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định công việc của nhân viên ngân hàng TMCP sài gòn sau khi sáp nhập tại TP HCM (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)