Số nhân tố trích được là 4 nhân tố.
Hệ số KMO (0,695) đạt yêu cầu lớn hơn 0,5.
Kiểm định Bartlett đạt mức ý nghĩa với Sig < 0,05, cho thấy các biến quan sát trong phân tích nhân tố có tương quan với nhau trong tổng thể.
Tổng phương sai trích là 66,2% cho biết 4 nhân tố này có thể giải thích được 66,2% biến thiên của dữ liệu.
Hệ số Eigenvalue của các nhân tố đều lớn hơn 1, đạt yêu cầu.
Trong đó, biến quan sát TN3 “Mức thu nhập này giúp anh/chị trang trải được chi phí trong cuộc sống” bị loại khỏi mơ hình vì hệ số tải nhỏ hơn 0,5. Xét về ý nghĩa thực tế của biến, tác giả đã tham khảo ý kiến của một số đối tượng khảo sát cho thấy, biến này thực chất khơng phù hợp vì bị tác động bởi các yếu tố khách quan. Theo đó, ý kiến của đối tượng khảo sát cho rằng hiện nay tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát với cao, giá cả ngày một tăng nên lương chỉ vừa đủ trang trải chi phí trong cuộc sống khi họ phải tiết kiệm chi tiêu. Kết quả này cũng phù hợp với kết qua Cronbach’s Alpha của nhóm biến Thu nhập với tương quan biến- tổng khá lỏng lẻo (0,342) và nếu loại biến này khỏi mơ hình Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên 0,738.
Biến CT1 có chênh lệch trọng số không cao (λiA - λiB< 0,3) nên biến này sẽ loại khỏi mơ hình.
ả tiến hành phân tích EFA lần hai với kết quả như sau:
Hệ số KMO 0,695
Sig của kiểm định Bartlett 0,000 Tổng Phương sai trích 66,2 %
Hệ số KMO 0,695
Sig của kiểm định Bartlett 0,000 Tổng Phương sai trích 66,2 %
Bảng 4.4. Kết quả Phân tích EFA lần thứ 2
Số nhân tố trích được vẫn là 4 nhân tố. Tuy nhiên, nhóm nhân tố thứ 4 chỉ có 2 biến là CT2 và CT3, không đủ điều kiện để giữ nhóm nhân tố này trong mơ hình. Do đó, CT2 và CT3 bị loại. Phân tích EFA được thực hiện lần thứ 3.
Các kết quả lần này đều phù hợp với yêu cầu. Số nhân tố trích được là 3 nhân tố. Các hệ số KMO và kiểm định Bartlett đều đạt mức kỳ vọng. Hệ số tải của 3 nhân tố đều trên 0,5.
Như vậy, sau khi tiến hành phân tích EFA cho biến độc lập, mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh cịn 3 biến để đưa vào phân tích Hồi quy.