Thực tế năng lực tài chính ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 42 - 46)

2.2 THỰC TẾ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG

2.2.2 Thực tế năng lực tài chính ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP

TMCP Sài Gịn Cơng thương

Năng lực tài chính là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng. Một NH có năng lực tài chính mạnh như: vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ thấp, khả năng sinh lời cao, khả năng chi trả tốt hiển nhiên sẽ tạo dựng được thiện cảm và niềm tin đối với khách hàng. Với thuận lợi từ năng lực tài chính và niềm tin của khách hàng, NH có lợi thế rất nhiều trong việc phát triển thương hiệu mà không phải tốn kém quá nhiều cơng sức và tiền bạc. Năng lực tài chính chủ yếu được thể hiện qua: quy mô vốn chủ sỡ hữu, tỷ lệ an tồn vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản.

2.2.2.1 Vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn

Vốn chủ sở hữu là vốn riêng của Ngân hàng được hình thành từ vốn điều lệ của các chủ sở hữu đóng góp và cịn được tạo ra trong q trình hoạt động kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Mặc dù chịu tác động của một số khó khăn nhất định trong hoạt động như: lạm phát, sự cạnh tranh của các NHTM khác trong nước trên các mặt lãi suất, sản phẩm dịch vụ, thẻ…nhưng SAIGONBANK vẫn đảm bảo tình hình tài chính. Tình hình tài chính của SAIGONBANK trong những năm qua có sự tăng trưởng nhưng chậm. Tăng vốn điều lệ sẽ góp phần gia tăng vốn chủ sở hữu của SAIGONBANK. Điều này sẽ giúp cho SAIGONBANK nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh góp phần phát triển thương hiệu. Sau khi nộp thuế theo đúng quy định, Ngân hàng tiến hành trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phịng tài chính theo luật định và chi lãi cổ đông.

Trong các năm qua Ngân hàng đều phấn đấu trả lãi bằng hoặc cao hơn mức lãi suất tiết kiệm 12 tháng, riêng năm 2009 SAIGONBANK mức cổ tức thực chia là 16,23%.

Bảng 2.2 : Mức độ an toàn vốn SAIGONBANK 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm tốn SAIGONBANK các năm 2009-2013

Qua các năm SAIGONBANK ln duy trì vốn chủ sở hữu ở mức 20-25% tổng tài sản. Tỷ lệ an toàn vốn luôn cao đạt mức quy định (lớn hơn hoặc bằng 9%) và tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2009, tổng tài sản tăng nhẹ so với năm trước, trong khi vốn chủ sở hữu tăng khá cao, hơn 50% so với năm 2008 là do Ngân hàng tăng vốn điều lệ và hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên dẫn đến trích lập các quỹ theo luật định. Đến năm 2010, Ngân hàng thực hiện đánh giá lại tài sản cố định nên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Từ năm 2011, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động của Ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên lợi nhuận trước thuế không tăng trưởng; đồng thời việc tăng vốn điều lệ cũng bị ảnh hưởng do thị trường chứng khoán sụt giảm kéo theo tâm lý các nhà đầu tư và cổ đông không muốn mua cổ phần nên việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ của SAIGONBANK cũng bị ảnh hưởng. Giai đoạn 2011-2013, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng có hiện tượng giảm nhẹ. Cuối năm 2013, quy mơ vốn điều lệ của Ngân hàng chỉ đạt 3.080 tỷ đồng.

Qua phân tích ta thấy, quy mơ vốn chủ sở hữu của SAIGONBANK chưa đủ lớn mạnh để trở thành tấm đệm vững vàng đảm bảo chống đỡ cho Ngân hàng trước những rủi ro trong hoạt động cũng như trước những rủi ro của môi trường kinh doanh và tránh cho thương hiệu Ngân hàng khỏi những tai tiếng gây mất lòng tin của khách hàng.

2.2.2.2 Chất lượng tài sản có

Chất lượng tài sản có thể hiện trước hết ở chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Trong nhiều năm liền, tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP Sài Gịn Cơng thương ln dưới 5%

Chỉ tiêu 2009 +/- (%) 2010 +/- (%) 2011 +/- (%) 2012 +/- (%) 2013 +/- (%) Tổng tài sản 11.911 5,99 16.812 41,15 15.942 (5,17) 15.459 (3,03) 15.293 (1,07) Vốn chủ sở hữu 1.932 58,36 3.526 82,51 3.845 9,05 3.539 (7,96) 3.500 (1,10) Tỷ lệ an toàn vốn 15,85 1,51 16,26 0,41 22,83 6,25 23,90 1,07 24,05 0,15

trên tổng dư nợ. Hầu hết các khoản nợ xấu đều có khả năng thu hồi do được đảm bảo bằng tài sản có tính thương mại cao. Tình hình phân loại nợ của NHTMCP Sài Gịn Công thương cụ thể như sau:

Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm Ch tiêu 2009 +/- 2010 +/- 2011 +/- 2012 +/- 2013 +/- Tổng dư nợ 9.722,12 1.805,74 10.455,75 733,63 11.182,71 726,96 10.860,92 -321,79 10.669,98 -190,94 Nợ nhóm 1 9.516,11 1.843,41 10.122,90 606,79 10.322,33 199,43 9.956,08 -366,25 9598,496 -357,58 Nợ nhóm 2 32,82 -156,15 132,88 100,06 329,48 196,60 586,62 257,14 832,29 245,67 Nợ nhóm 3 21,69 -6,85 21,60 -0,09 53,30 31,70 35,96 -17,34 10,25 -25,71 Nợ nhóm 4 97,90 71,72 32,40 -65,50 375,41 343,01 50,56 -324,85 20,37 -30,19 Nợ nhóm 5 53,60 53,60 145,97 92,37 102,19 -43,78 231,70 129,51 208,58 -23,12 Tỷ lệ nợ xấu(%) 1,78 1,09 1,91 0,13 4,75 2,84 2,93 -1,82 2,24 -0,69 Trích DPRR 69,84 45,78 54,75 -15,09 184,76 130,01 266,58 81,82 140,38 -126,20 Tỷ lệ DPRR/ Nợ nhóm 2-5 (%) 33,90 24,03 16,45 -17,45 21,47 5,02 29,46 7,99 13,10 -16,36

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm toán SAIGONBANK các năm 2009-2013

NHTMCP Sài Gịn Cơng thương đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005. Đến 31/12/2013, Ngân hàng đã trích dự phịng 140,38 tỷ đồng cho các khoản nợ từ nhóm 2-5 và chiếm khoản 13% trên tổng dư nợ nhóm 2-5. Như vậy, đến cuối năm 2013, với những nỗ lực không ngừng, Ngân hàng đã đưa tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể và làm cho tình hình hoạt động của Ngân hàng lành mạnh hơn. Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực NH, việc tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm là lợi thế rất lớn của SAIGONBANK trong công cuộc phát triển thương hiệu, khách hàng sẽ tin tưởng và an tâm hơn khi lựa chọn thương hiệu SAIGONBANK để giao dịch và hợp tác lâu dài.

2.2.2.3 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng có khả năng sinh lời cao đồng nghĩa với việc có nhiều kinh phí hơn để chú trọng đầu tư phát triển thương hiệu. Khả năng sinh lời được thể hiện qua ROE và ROA. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 600 tỷ đồng, ROE và ROA lần lượt là 19,61% và 3,95%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản tương đối khá so với mức trung bình ngành.

Thu từ hoạt động tín dụng chiếm rất cao trên tổng doanh thu hoạt động Ngân hàng (trên 80%). Nguyên nhân chính là do hoạt động chính của SAIGONBANK là hoạt động tín dụng, các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng chưa triển khai mạnh nên chưa tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ lên cao được.

Bảng 2.4 : Các chỉ số tài chính của SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, % Ch tiêu Năm 2009 +/- 2010 +/- 2011 +/- 2012 +/- 2013 +/- Tổng tài sản 11.911 673 16.812 4.901 15.942 -870 15.459 -483 15.293 -166 Vốn điều lệ 1.500 480 2.460 960 2.960 500 3.080 120 3.080 0 Tổng doanh thu 1.303 -173 2.269 966 2.548 279 2.277 -271 2.134 -143 Trong đó: *Thu từ hoạt động tín dụng 1.206 -153 1.596 390 2.441 845 2.168 -273 1.641 -527 *Thu từ hoạt động dịch vụ 35 -11 40 6 49 9 49 0 56 7 Tổng chi phí 1.028 -234 1.398 370 2.151 753 1.885 -266 1.530 -355

Lợi nhuận trước thuế 275 60 871 596 397 -474 392 -5 604 212

ROE (%) 18,32 -2,73 35,39 17,07 13,42 -21,97 12,72 -0,7 19,61 6,89

ROA (%) 2,31 0,40 5,18 2,87 2,49 -2,69 2,53 0,04 3,95 1,42

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm tốn SAIGONBANK các năm 2009-2013

Tổng doanh thu của SAIGONBANK có xu hướng giảm trong những năm gần đây vì vậy lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng cũng giảm. Giai đoạn năm 2009-2013, lợi nhuận trước thuế của NHTMCP Sài Gịn Cơng thương có sự biến động liên tục. Năm 2010, do Ngân hàng thực hiện đánh giá lại tài sản nên lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng có sự biến động mạnh, đạt 871 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011 và năm 2012, lợi nhuận của Ngân hàng giảm liên tục. Năm 2013, mặc dù tổng doanh thu có giảm so với năm 2012 nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng 54,08% so với năm 2012 nguyên nhân là do Ngân hàng đã nỗ lực thực hành chính sách tiết kiệm, giảm chi phí. Tuy nhiên, do phải trích lập dự phịng rủi ro khá cao nên cũng gây khó khăn khơng nhỏ đến việc trích lập các quỹ để nâng cao năng lực tài chính, trả cổ tức cho cổ đơng, nâng cao chế độ lương thưởng cho nhân viên,…

Tăng trưởng từ lợi nhuận của SAIGONBANK chưa đủ mạnh để làm tiền đề phát triển thương hiệu. Việc biến động thu nhập gây nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch chi tiêu đầu tư vào công tác phát triển thương hiệu, từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng đầu tư thiếu kế hoạch và kém hiệu quả.

Bảng 2.5 : Tỷ lệ khả năng thanh khoản của SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ thanh tốn ngay giữa tài sản "Có " và tài sản "Nợ"(%) 23,77 25,26 21,35 19,16 17,52

Tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày (lần) 1,23 1,36 1,01 1,80 1,73

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC đã kiểm tốn SAIGONBANK các năm 2009-2013

Trong hoạt động kinh doanh của một NH, điều tối kỵ là không để vướng phải những tin đồn thất thiệt đe dọa đến uy tín của NH đặc biệt là những tin đồn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, làm ảnh hưởng xấu thương hiệu Ngân hàng. Tỷ lệ khả năng chi trả hay cịn gọi là khả năng thanh tốn có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động của NH.

Nhận thức được tầm quan trọng của tỷ lệ khả năng thanh toán, NHTMCP Sài Gịn Cơng thương đã xây dựng cho mình một chiến lược thanh khoản dựa trên những hạn mức và quy định về thanh khoản của NHNN. Ngân hàng đã thực hiện sàn lọc khách hàng vay, đồng thời cân đối giữa nguồn vốn – sử dụng vốn. Vì vậy, Ngân hàng ln đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN. Từ khi thành lập đến nay, thương hiệu Ngân hàng chưa từng bị vướng phải những tai tiếng xấu về khả năng thanh chi trả. Đây là niềm kiêu hãnh rất lớn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)