Đánh giá thực trạng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 64 - 71)

- Thích hợp phát triển các động thực vật á

3 Văn chấn Tú Lệ

2.2.3. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân

Tỉnh Yên Bái trong quá trình phát triển của mình đã cố gắng phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển tỉnh nhà trở thành tỉnh phát triển nhất trong

khu vực Tây Bắc. Cũng nhờ đó mà đội ngũ cơng nhân n Bái cũng đã có sự phát triển đi lên mặc dù chưa thật sự như mong muốn nhưng nhìn chung cơng nhân tỉnh nhà cũng có những bước tiến nhất định có ý thức chính trị, có tinh thần cầu tiến, ý chí vươn lên. Qua phân tích ở trên về mặt ý thức chính trị cơng nhân n Bái có những mặt tích cực, tiến bộ và cũng có những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục. Ý thức chính trị của cơng nhân n Bái khách quan mà đánh giá thì chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH đất nước. Nguyên nhân của thực trạng này thì có nhiều cả khách quan và chủ quan nhưng chung quy lại là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Điều kiện thực tế của tỉnh Yên Bái: Yên Bái là một tỉnh miền núi (là một trong những tỉnh nghèo của cả nước) cịn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, khoa học - kỹ thuật, trình độ của lực lượng sản xuất, dân trí cịn yếu kém so với mặt bằng chung cả nước. Đội ngũ công nhân Yên Bái mặc dù có phát triển nhưng do xuất phát điểm thấp cho nên cũng chưa bằng mặt bằng chung của cả nước.

Trong những năm qua được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp các ngành, tỉnh Yên Bái đã có sự chuyển biến tích cực, phát triển đi lên. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn cịn yếu kém, trình độ dân trí cịn thấp, nguồn thu chính của tỉnh vẫn là nơng - lâm nghiệp; công nghiệp chủ yếu là khai thác chế biến ngun nhiên liệu sẵn có, “cơng nghiệp” là chính chứ chưa thực sự “hiện đại hóa” trong tồn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy mà cơng nhân tỉnh nhà còn yếu về chất lượng, thiếu về chất lượng, ý thức chính trị cong nhiều hạn chế. Có thể nói điều kiện tỉnh nhà, điểm xuất phát yếu kém của một tỉnh miền núi là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên của đội ngũ công nhân Yên Bái.

Những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đổi mới đất nước: sự

hóa - xã hội của Việt Nam. Việc chuyển từ cơ chế cũ kế hoạch hóa tập chung sang nền kinh tế thị trường XHCN đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Có ảnh hưởng tích cực đến ý thức chính trị của cơng nhân Yên Bái, làm cho công nhân nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của Đảng, Nhà nước và của sự nghiệp đổi mới. Tuy vậy ngoài những thành tựu hiện nay những khiếm khuyết, hạn chế của sự nghiệp đổi mới, của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến ý thức chính trị của người cơng nhân n Bái.

Những thành tựu góp phần nâng cao ý thức chính trị nhưng những hạn chế cũng đã làm nhạt phai, thậm trí làm mất ý thức chính trị của cơng nhân. Đây là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu không phát huy được những thành tựu và hạn chế được những khuyết điểm của sự nghiệp đổi mới thì khơng chỉ cơng nhân n Bái mà kể cả công nhân Việt Nam cũng nhạt phai đi ý thức chính trị của chính giai cấp mình.

Sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng đối với công nhân: Những năm qua

đặc biệt từ khi đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã liên tục có những đường lối chủ trương, chính sách để phát triển giai cấp cơng nhân như Nghị quyết Trung ương 6 khóa X. Kết quả đã góp phần phát triển mạnh mẽ và nâng cao ý thức chính trị của cơng nhân. Tuy vậy sự lãnh đạo, chỉ đạo đó chưa thật sự sâu sát, kịp thời và hiệu quả, hệ thống pháp luật còn chưa thật thống nhất đồng bộ, tình trạng cơng nhân bãi cơng, lãn cơng xảy ra liên tục trong thời gian vừa qua đã chỉ ra rất rõ điều này và gây bức xúc cho toàn xã hội. Chung quy lại là những vấn đề rất cơ bản, chúng ta nói và bàn đến rất nhiều nhưng làm chưa thật tốt, những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của công nhân như tiền lương, tiền ăn trưa, nhà ở, bảo hiểm xã hội... đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải cố gắng hơn nữa nhằm giải quyết những vấn đề này ở hiện tại và trong những năm tiếp theo. Nếu chưa giải quyết được những vấn đề trên thì ý thức chính trị của cơng nhân n Bái và công nhân Việt Nam sẽ còn nhiều hạn chế.

Vai trò của các tổ chức Cơng đồn trong doanh nghiệp: Hiện nay ở

Yên Bái về cơ bản có rất nhiều doanh nghiệp có tổ chức Cơng đồn nhưng cũng có khơng ít những doanh nghiệp khơng có một trong tổ chức này. Ở đây người viết bàn đến những doanh nghiệp có tổ chức Cơng đồn. Nhìn chung nhờ có tổ chức Cơng đồn trong doanh nghiệp cơng tác giáo dục chính trị, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đạt được những kết quả nhất định. Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động được giữ vững.

Tuy nhiên thực tế cho thấy ở n Bái khơng phải tổ chức Cơng đồn nào cũng hoạt động tốt, có hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp do quá mải mê làm ăn kinh tế mà quên đi mặt trận chính trị, tinh thần, sinh hoạt, họp qua loa đại khái, công tác tuyên truyền giáo dục chính trị nhiều khi bị xem nhẹ, cơng tác phát triển đồn viên chưa thực sự coi trọng. Nhiều tổ chức Cơng đồn ở các cơ quan, doanh nghiệp chưa hoạt động có hiệu quả, chưa thực sự đại diện cho tiếng nói của cơng nhân, lao động, hoạt động của cơng đồn nhiều khi nặng về hình thức, mới chú trọng các hoạt động bề nổi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, ma chay hiếu hỷ... còn những vấn đề kinh tế động chạm đến lợi ích sát xườn của cơng nhân lao động thì chưa được quan tâm sâu sát, tình trạng công nhân lao động không muốn tham gia cơng đồn khơng phải khơng có mặc dù đã có sự tuyên truyền, giáo dục.

Có thể nói sự yếu kém của một số tổ chức Cơng đồn cơ sở là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng ý thức chính trị của công nhân Yên Bái.

Doanh nghiệp và người sử dụng lao động: khi đánh giá về các doanh

nghiệp và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái có thể dễ nhận thấy trong các doanh nghiệp nhà nước thì người sử dụng lao động có mối quan hệ với công nhân tốt hơn doanh nghiệp ngồi nhà nước, nhìn chung doanh nghiệp và người sử dụng lao động thực hiện tốt, đảm bảo quyền và lợi

ích cho cơng nhân lao động, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở. Nhưng những mâu thuẫn giữa công nhân với doanh nghiệp, người sử dụng lao động vẫn và đang diễn ra. Ở những doanh nghiệp có tổ chức Đảng, Cơng đồn thì giải quyết tốt, khơng để xảy ra nhưng hậu quả nghiêm trọng. Còn ở những doanh nghiệp khơng có tổ chức Đảng, Cơng đồn (doanh nghiệp tư nhân là nhiều) tình trạng cơng nhân bị bóc lột về thời gian lao động, chế độ chính sách khơng được đảm bảo vẫn diễn ra. Tình trạng doanh nghiệp tìm cách bớt xén tiền công, làm thêm giờ không được trả cơng xứng đáng, thậm chí vi phạm luật lao động về thời giờ mà việc, thời giờ nghỉ ngơi gây những bức xúc khơng đáng có ở cơng nhân doanh nghiệp.

Việc doanh nghiệp và người sử dụng lao động chưa thật sự quan tâm chăm lo cho quyền lợi của cơng nhân lao động, chỉ biết có quyền và lợi ích của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng ý thức chính trị của cơng nhân Yên Bái.

Bản thân người công nhân Yên Bái: Công nhân Yên Bái sinh ra và phát

triển ở một tỉnh cịn nhiều khó khăn; mặc dù có sự phấn đấu vươn lên khơng ngừng từ chính bản thân người cơng nhân nhưng vẫn cịn một bộ phận cơng nhân cịn có tư tưởng trơng chờ ỷ lại, khơng có ý thức phấn đấu vươn lên, không chịu chăm lo tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, thờ ơ vơ trách nhiệm với chính bản thân mình. Thậm chí cịn có tình trạng cơng nhân cam chịu, nhẫn nhục khi bị phân biệt đối xử, đối xử không công bằng (đa số ở các doanh nghiệp tư nhân) họ tặc lưỡi theo kiểu có việc làm là tốt rồi, khơng làm ở đây thì làm ở đâu... gây ra ảnh hưởng xấu với những công nhân khác. Dẫn đến tình trạng này một phần do cơng nghiệp tỉnh nhà chưa phát triển, cơng nhân khơng có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm, trình độ dân trí cơng nhân Yên Bái chưa cao làm cho công nhân Yên Bái khơng thực sự tin vào bản thân mình, giai cấp mình. Đây là một thực tế đau đớn ở Yên Bái và ở Việt Nam chúng ta. Vì vậy phải làm sao để cho mỗi người cơng nhân phải có ý thức tự giác phấn

đấu vươn lên, tự hoàn thiện bản thân, “tự cứu lấy mình trước khi người khác cứu” thì ý thức chính trị của cơng nhân n Bái mới được đảm bảo.

Sự lãnh đạo của các cấp chính quyền ở Yên Bái: những năm qua Tỉnh

ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã thể chế hóa mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào tình hình cụ thể của tỉnh nhà, nhằm phát triển toàn diện tỉnh Yên Bái, lấy công nghiệp làm khâu đột phá, phát huy, tranh thủ mọi nguồn lực hiện có. Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp, công nhân được quán triệt đến từng địa phương, đơn vị sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên sự quan tâm chỉ đạo đó chưa thực sự sâu sát, tỉnh nhà chưa thực sự có một nghị quyết thực sự nào về phát triển đội ngũ cơng nhân n Bái ngồi những tổng hợp, báo cáo về cơng nghiệp, cơng nhân mang tính chất chung chung, đại khái. Kéo theo đó các sở, ban, ngành cũng chưa thực sự cập với những vấn đề liên quan đến sự phát triển của đội ngũ cơng nhân n Bái, cịn trơng chở, ỷ lại theo kiểu “đợi chỉ đạo” từ trên vì thế ảnh hưởng ít nhiều đến cơng nhân n Bái.

Vấn đề phát triển cơng nhân và ý thức chính trị của công nhân Yên Bái là vấn đề lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Yên Bái. Nâng cao ý thức chính trị cho cơng nhân n Bái địi hỏi rất nhiều ở sự cố gắng quyết tâm của các cơ quan ban ngành trong tỉnh. Ý thức chính trị của cơng nhân Yên Bái không thể cao khi các cấp các ngành trong tỉnh chưa thực sự có cái nhìn tổng thể, đánh giá đúng mực đội ngũ công nhân Yên Bái.

Tóm lại ý thức chính trị có vai trị quan trọng trong sự phát triển toàn diện của GCCN Việt Nam. Công nhân Yên Bái khơng nằm ngồi sự phát triển của công nhân cả nước.

Đội ngũ công nhân Yên Bái trong những năm qua đã phát triển đi lên phần nào đáp ứng sự phát triển của tỉnh nhà. Với đường lối đổi mới của Đảng cơng nhân càng có cơ hội phát triển và khẳng định vai trị của mình. Cơng nhân n Bái trong những năm qua đã góp phần cùng với công nhân cả nước

thực hiện tốt vai trị, sứ mệnh lịch sử của mình, là lực lượng lao động đơng đảo chủ yếu đưa tỉnh nhà dần dần thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu. Ý thức chính trị của cơng nhân ngày càng mang tính chất định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội.

Tuy nhiên hiện nay do nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan công nhân Yên Bái có sự phát triển chưa xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Ý thức chính trị của cơng nhân nhiều lúc, nhiều chỗ thể hiện chưa thật sự như mong muốn, chưa thực sự ngang tầm với vai trị vị trí, vai trị của người cơng nhân.

Xu hướng tồn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, sự nghiệp CNH, HĐH đang cần hơn bao giờ hết những người cơng nhân có đủ tài đủ đức, có ý thức chính trị nhằm gánh vác sự nghiệp đổi mới. Xây dựng GCCN “có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng”; “phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng”. Vì vậy cần có những phương hướng và giải pháp có tính khả thi, hiệu quả nhằm nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Yên Bái để công nhân thực sự là công nhân và lớn mạnh thực sự cùng với công nhân của cả nước.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)