Vài nét về đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 41 - 48)

- Thích hợp phát triển các động thực vật á

3 Văn chấn Tú Lệ

2.2.1. Vài nét về đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bá

Cho đến nay n Bái vẫn là một tỉnh nơng nghiệp, cịn nghèo nàn và lạc hậu so với mặt bằng chung cả nước. Để hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH vấn đề đẩy mạnh và phát triển công nghiệp; lấy cơng nghiệp là khâu đột phá có ý nghĩa quan trọng trước mắt cũng như lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh nhà.

Về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Đội ngũ công nhân Yên Bái là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ đặc điểm và phẩm chất của GCCN; là những người tham gia trực tiếp vào qua trình lao động sản xuất vật chất, dịch vụ cơng nghiệp, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế hiện có ở tỉnh.

Về số lượng: Trong những năm qua do sự biến động đáng kể của quá trình phát triển kinh tế, khu vực sản xuất kinh doanh của nhà nước giảm do chủ trương đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh tế ngoài nhà

nước tăng mạnh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh số lượng doanh nghiệp trong tồn tỉnh khơng ngừng được tăng lên: năm 2006 tồn tỉnh có 492 doanh nghiệp, năm 2007 là 607, năm 2008 là 734 năm 2009 là 797, năm 2010 là 939 doanh nghiệp. Cùng với đó là số lượng công nhân trong tỉnh khơng ngừng được tăng lên và có sự phát triển mạnh mẽ. Năm 2006 có 22.169 cơng nhân, năm 2007 có 24.779 cơng nhân, năm 2008 là 26.514 công nhân, năm 2009 là 38.883 chiếm khoảng hơn 15% lực lượng lao động trong toàn tỉnh [4, tr.74]. Nếu so với các tỉnh và thành phố trong cả nước thì số lượng đội ngũ cơng nhân tỉnh Yên Bái chưa phải là nhiều. Song với một tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn thì quả thực đây là một số lượng đáng khích lệ.

Về chất lượng: Trình độ nhận thức chính trị của cơng nhân bước đầu được nâng lên do sự đầu tư tuyên truyền, giáo dục của nhiều ngành, nhiều cấp trong đó có tổ chức cơng đồn. Ý thức chính trị của cơng nhân n Bái nhìn chung là khá tốt tuy nhiên cịn một bộ phận khơng nhỏ cơng nhân ở khu vực sản xuất, vùng sâu, vùng xa vẫn còn những hạn chế nhất định

Trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ tay nghề của công nhân Yên Bái khơng đồng đều, số người có tay nghề, thợ bậc cao ít; ý thức tổ chức lao động và tác phong cơng nghiệp chưa cao. Trong những năm qua trình độ học vấn, tay nghề của cơng nhân có tăng nhưng không đồng đều, chủ yếu tăng ở các ngành công nghiệp và dịch vụ, khu vực sản xuất nơng lâm nghiệp cịn hạn chế. Với đặc điểm nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, cơng nghiệp nhỏ bé, nên nhìn chung trình độ tay nghề, sự am hiểu khoa học kỹ thuật của đại bộ phận công nhân là chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

Với sự phát triển của các thành phần kinh tế, kéo theo sự thu hút lao động đã tạo ra bước dịch chuyển về cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái. Ở doanh nghiệp tư nhân có quy mơ nhỏ đã thu hút lực lượng lao động trẻ tuổi,

có trình độ khoa học kỹ thuật khá. Ngược lại, trong các doanh nghiệp nhà nước, đội ngũ công nhân lành nghề, thợ bậc cao, thợ giỏi giảm. Bên cạnh đó, do hồn cảnh lịch sử, nhiều đơn vị phải bố trí việc làm cho những cơng nhân tuổi tương đối cao, sức khỏe yếu và trình độ kỹ thuật tay nghề thấp.

Về tình hình việc làm, tiền lương, thu nhập, nhà ở và đời sống, tư tưởng tâm trạng và quan hệ lao động của đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái.

Đội ngũ công nhân Yên Bái hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực là công nghiệp khai thác mỏ (khai thác than, quặng, đá...); công nghiệp chế biến (sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy…) và xây dựng ba lĩnh vực này đã chiếm đến 54,67% số lượng cơng nhân tồn tỉnh. Cơng nhân Yên Bái tập chung chủ yếu ở thành phố Yên Bái, các thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp của tỉnh... riêng thành phố Bái số lượng cơng nhân tập trung lên tới 53,34%, nhưng có những huyện số lượng cơng nhân rất ít là Trạm Tấu và Mù Cang Chải - 2 huyện nghèo, khó khăn nhất tỉnh. Trong đội ngũ cơng nhân n Bái số lượng công nhân nữ chỉ chiếm 26,81% tập chung vào một số ngành nghề, lĩnh vực như dệt may, chế biến thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp [4, tr.74-79].

Việc làm của công nhân về cơ bản là tương đối ổn định. Tình trạng thiếu hoặc khơng có việc làm chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp tổ chức sắp xếp lại theo lộ trình của chính phủ, ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hoặc do trình độ của người cơng nhân khơng đáp ứng được yêu cầu công việc. Số người bị mất việc làm hàng năm khoảng từ 3 - 6% tổng số công nhân lao động.

Về tiền lương và đời sống: Đội ngũ công nhân Yên Bái chủ yếu xuất thân từ nông dân, hoặc là con em của nơng dân đó có thể là học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông, học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề, bộ đội xuất ngũ... và trở thành công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo số liệu báo cáo của liên đoàn lao động tỉnh độ tuổi của đội ngũ cơng nhân trong tỉnh tính trung bình là: độ tuổi dưới 30 chiếm 26,4%; từ 30 đến 45 tuổi chiếm 47,3%; từ 46 đến 60 tuổi chiếm 26,3%.Trình độ văn hóa của cơng nhân n Bái chưa thật cao. Trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng vậy: công nhân kỹ thuật, trung cấp chiếm 31,13(40)%; cao đẳng, đại học chiếm 20% [26, tr.1]. Tuy vậy cũng đảm bảo được thu nhập bình quân đầu người cho công nhân Yên Bái năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2008 trong doanh nghiệp nhà nước tiền lương bình qn của người cơng nhân là từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là từ 1 đến 1,2 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2009 doanh nghiệp nhà nước tiền lương bình quân của người công nhân là từ 1,5 đến 1,6 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là từ 1,2 đến 1,3 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2010 doanh nghiệp nước tiền lương của cơng nhân bình qn là 1.8 đến hơn 2 triệu đồng/người/ tháng tăng 12% so với cùng kỳ năm 2009. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/người/tháng tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm 2009.

Tuy nhiên thu nhập này có sự chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp như thu nhập của công nhân trong doanh nghiệp nhà nước bình quân là hơn 2 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1,5 triệu đồng/người/tháng thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3.563.000 đồng/người/tháng, và có sự chênh lệch giữa các ngành kinh tế như công nghiệp khai thác mỏ là 2.038.000 đồng/người/tháng; công nghiệp chế biến là 1.573.000 đồng/người/tháng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước là 3.557.000 đồng/người/tháng [16, tr.99-101]. Công nhân làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ tiền lương từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng, trong đó có người hưởng mức lương đến 10 triệu

đồng/tháng. Trong khi với công nhân lao động phổ thông phổ biến ở mức 1,2 đến 1,4 triệu đồng/người/tháng [27, tr.4].

Về tư tưởng và tâm trạng của đội ngũ cơng nhân n Bái: Nhìn chung, đại bộ phận công nhân tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, n tâm cơng tác, tích cực lao động sản xuất, phấn đấu rèn luyện, học tập, cải tiến lề lối làm việc, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên khi nhìn nhận khách quan vẫn cịn một bộ phận cơng nhân còn băn khoăn lo lắng và chưa thực sự yên tâm sản xuất tại một số đơn vị sản xuất kinh doanh như ở các công ty lâm nghiệp vùng sâu, vùng xa; các doanh nghiệp khơng có việc làm thường xuyên hoặc có thu nhập thấp. Một số doanh nghiệp cổ phần hóa, các công ty lâm nghiệp sắp xếp đổi mới mơ hình hoạt động về tổ chức có nhiều biến động, lao động dơi dư. Sự chênh lệch về thu nhập có xu hướng ngày càng xa và mức sống giữa thành thị và nông thôn... Nguyện vọng chung của người cơng nhân là có việc làm ổn định, đời sống được đảm bảo, các chính sách về tiền lương, nhà ở, cho vay vốn... được Đảng, nhà nước quan tâm.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh khơng có trường hợp công nhân tham gia gây rối an ninh trật tự tuy nhiên tình hình đơn thư khiếu kiện tập thể có xu hướng tăng. Băn khoăn, lo lắng của người công nhân hiện nay là một số vấn đề tiêu cực trên nhiều lĩnh vực chưa được xử lý nghiêm, tình trạng một số phần tử coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật tiếp tục xảy ra nhiều vi phạm ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của công nhân, người lao động như: Chăm sóc sức khỏe, an tồn vệ sinh thực phẩm, an tồn giao thơng, an ninh trật tự...

Tình hình về quan hệ lao động: về cơ bản đã đảm bảo theo quy định của pháp luật Lao động, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là tương đối tốt song vẫn còn những hạn chế, những mặt con tồn tại như

tình trạng ép cơng nhân làm thêm giờ, phúc lợi, lương bổng cũng chưa thực sự được đảm bảo gây bức xúc cho cơng nhân.

Về đóng bảo hiểm xã hội: Trong những năm qua số đầu mối và số công nhân lao động được tham gia ngày càng tăng, các chính sách bảo hiểm xã hội cơ bản được thực hiện kịp thời, song nhiều doanh nghiệp cịn tìm mọi cách khơng đóng đầy đủ bảo hiểm cho cơng nhân, người lao động. Việc xử phạt của các cơ quan chức năng còn kém hiệu quả, mặt khác có những doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài nên người lao động không được thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí... Bảo hiểm thất nghiệp, tuy đã được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ năm 2009 nhưng do các văn bản hướng dẫn thực hiện ban hành chậm, nên mới có 13.456 lao động tham gia. “Tính đến ngày 31/3/2011 tồn tỉnh có đến 25 đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội với số tiền là 8,653 tỉ đồng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động” [27, tr.5].

Về kí hợp đồng lao động: Số doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng lao động là 100% so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ít xảy ra, bình qn chỉ khoảng 2 - 3% lao động trong đơn vị/năm. Có được kết quả như vậy nguyên nhân là do các cấp các ngành làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đồng thời nhận thức của người lao động cũng đã được nâng lên. Tuy nhiên tình trạng ký khơng đúng loại hợp đồng lao động (tỉ lệ hợp đồng thời vụ cao) để tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp.

Về thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động: Năm 2009 số doanh nghiệp ký thỏa ước lao động tập thể 70 bản và 70 doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động. Năm 2010 có 78 doanh nghiệp ký thỏa ước lao động tập thể đạt tỉ lệ 100% và 78 doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động (chiếm 100% trên tổng số doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động trở lên và có tổ chức Cơng đồn cơ sở). Tuy nhiên việc thực hiện nội quy lao động ở các lĩnh vực có nguy cơ

xảy ra tai nạn lao động cao như: xây dựng, điện, cơ khí, hóa chất... chưa được người lao động và sử dụng lao động tuân thủ triệt để, do đó tai nạn lao động nghiêm trọng vẫn xảy ra hàng năm. Về xây dựng và ký kết thỏa ước lao động được thực hiện tương đối tốt ở doanh nghiệp nhà nước song còn hạn chế ở doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Có doanh nghiệp ký thỏa ước lao động tập thể chỉ mang tính hình thức nhằm đối phó với các cơ quan chức năng; nhiều bản thỏa ước lao động tập thể làm nặng về sao chép luật mà không gắn với điều kiện thực tế của doanh nghiệp; các nội dung quan trọng như: Định mức lao động, bảo đảm việc làm, làm tăng giờ... có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của công nhân, người lao động, chưa được thương lượng nghiêm túc.

Về tai nạn lao động: Cơng đồn và các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền giáo dục về an toàn lao động nhưng tình hình vi phạm an tồn lao động vẫn diễn ra trong thời gian qua. Năm 2008 xảy ra 31 vụ tai nạn lao động làm chết 6 người và bị thương 25 người. Năm 2009 xảy ra 28 vụ làm chết 1 người và bị thương 27 người. Năm 2010 xảy ra 27 vụ làm chết 3 người và bị thương 24 người.

Về đơn thư khiếu nại tố cáo của cơng nhân, người lao động: Tính từ năm 2008 - 2010 các cấp cơng đồn đã nhận 130 đơn (97 thuộc thẩm quyền giải quyết của cơng đồn, 33 đơn thuộc cơ quan nhà nước và các tổ chức khác). Nội dung đơn chủ yếu liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách đối với công nhân, người lao động như: tiền lương, thưởng, chế độ chính sách khi giải quyết cho người lao động thôi việc chưa được thỏa đáng chưa đúng pháp luật, tranh chấp đất đai, kỷ luật lao động, tố cáo hành vi sai trái của cán bộ lãnh đạo. Qua giải quyết, cơng đồn các cấp đã giải quyết 97 đơn, chuyển 33 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết; tham gia giải quyết 19 đơn. Đã giải quyết xong 100% đơn. Kết quả giải quyết và tham gia giải quyết, cơng đồn và các cấp đã bảo vệ quyền lợi chính đáng cho 37 cơng nhân, lao động.

Về đình cơng: trong thời gian qua (2008 - 2010) trên địa bàn tỉnh n Bái khơng xảy ra đình cơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 41 - 48)