Thực trạng ý thức chính trị của đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 48 - 64)

- Thích hợp phát triển các động thực vật á

3 Văn chấn Tú Lệ

2.2.2. Thực trạng ý thức chính trị của đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Từ khi Đảng ta tiến hành đường lối đổi mới toàn diện (Đại hội VI - Đảng Cộng sản Việt Nam), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng đã hưởng ứng sâu rộng vào sự nghiệp chung đó... Đội ngũ cơng nhân tỉnh ngày càng lớn mạnh góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước cũng như sự phát triển tỉnh nhà. Như đã trình bày ở trên trong những năm qua tỉ trọng công nghiệp, xây dựng ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế, tỉ trọng dịch vụ cũng giữ được sự ổn định ở mức 33-34% [50, tr.3]. Để có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có những bước phát triển như vậy đội ngũ công nhân lao động tỉnh nhà có sự đóng góp rất lớn và là chủ yếu .

Tuy vậy thực tế khách quan chỉ ra rằng kinh tế Yên Bái tuy có sự tăng trưởng nhưng còn chưa bền vững, chưa xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh nhà. Đội ngũ cơng nhân tuy có sự phát triển, có chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ học vấn và có giác ngộ chính trị nhưng cịn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Một trong những hạn chế đó là những yếu kém về ý thức chính trị. Có thấy được thực trạng ý thức chính trị của đội ngũ cơng nhân tỉnh n Bái thì từ đó mới có những bước đi, hành động đúng đăn, phù hợp. Góp phần phát triển tồn diện đội ngũ cơng nhân tỉnh nhà.

Một là, trình độ giác ngộ về giai cấp của đội ngũ công nhân Yên Bái

trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Đa số đội ngũ cơng nhân tỉnh n Bái thấy được vai trị, vị thế của giai cấp mình trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, thấy được giai cấp mình là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất tiên tiến của thời hiện đại. Thấy được GCCN Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam thông qua đội tiền phong là Đảng cộng Sản Việt Nam. Họ

nhận thức được rằng trong q khứ cơng nhân chính là lực lượng quan trọng góp phần vào thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; cơng nhân đã tích cực lao động sản xuất và chiến đấu để góp phần vào những thắng lợi vẻ vang đó. Ngày nay trong cơng cuộc đổi mới công nhân Yên Bái hiểu sâu sắc rằng họ chính là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH. Đất nước ta có CNH, HĐH và thực hiện sự nghiệp đổi mới thành cơng được hay khơng chính là ở GCCN. Đây vừa là vinh dự và là thử thách rất lớn đối với mỗi người công nhân Yên Bái.

Đội ngũ công nhân Yên Bái có nhận thức nhất định về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trị của chủ nghĩa Mác-Lênin với lịch sử nhân loại, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hưởng ứng phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc, đoàn kết với các lực lượng lao động khác trong toàn tỉnh thi đua lao động sản xuất. Kiên quyết chống những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù chống phá xuyên tạc phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của GCCN.

Khi được hỏi “Giai cấp nào là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đổi mới; CNH, HĐH ở nước ta hiện nay?”. Có đến 78% số cơng nhân được hỏi trả lời là GCCN. Và khi được hỏi “Ý kiến của Anh (Chị) đối với những hành động phủ nhận sứ mệnh lịch sử của GCCN?” có đến hơn 75% công nhân Yên Bái trả lời là kiên quyết chống, nói khơng với những hành động, hành vi đó. Đồng thời cũng có đến 51% cơng nhân trả lời được thời gian chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam là những năm đầu thế kỷ XX.

Số liệu khảo sát trên trên có lẽ chỉ là tương đối nhưng nhìn vào đó có thể thấy ý thức giai cấp của đội ngũ công nhân Yên Bái là khá tốt. Cơng nhân n Bái đã có cái nhìn đúng, đánh giá đúng về vai trị, vị trí của gia cấp mình. Tuy nhiên ngồi những tích cực kể trên thì một bộ phận không nhỏ công nhân Yên Bái chưa thực sự có ý thức đúng đắn về giai cấp mình. Bộ phận này cho rằng trí thức hoặc nơng dân mới là lực lượng đi đầu trong sự

nghiệp đổi mới khi 17% cho là trí thức và 5% cho là nơng dân. Họ có cái nhìn mơ hồ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình và nhận thức chưa thật đúng đắn về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Những hiểu biết của họ mang tính chung chung, đại khái... theo kiểu “chuyền miệng” hoặc “nghe nói vậy” chưa thấy được vai trò, bản chất thật sự của GCCN cũng như giá trị cách mạng, khoa học, nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin. Có đến 49% cơng nhân nói sai thời điểm chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, và hơn 25% cơng nhân khơng có ý kiến, hoặc khó trả lời trước những hành động phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Thậm trí có đến 14% cơng nhân trả lời là khơng thích thú gì khi là GCCN. Mặc dù số lượng công nhân trả lời là rất tự hào chiếm 22% hơn mặt bằng chung cả nước: 17,8% [51, tr.14]. Nhưng điều đó cũng khơng có nghĩa là ý thức giai cấp của cơng nhân n Bái cao hơn tồn quốc. Đặc biệt đáng buồn hơn khi được hỏi “Mức độ hiểu biết của Anh (chị) về chủ nghĩa Mác-Lênin?” chỉ có 22% trả lời là hiểu sâu sắc cịn có đến 72% trả lời là hiểu đại khái, mơ hồ. Sự giác ngộ về giai cấp của công nhân Yên Bái thực đúng như nhận xét “Việc nhận thức về sứ mệnh lịch sử của mình, phần lớn cơng nhân cũng chỉ hiểu một cách chung chung, như kiểu chỉ nghe nói, nên biết rằng Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vạch ra mà thơi. Cũng chỉ rất ít cơng nhân hiểu, dù là khái quát, về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở mức độ giác ngộ cao về giai cấp... thậm chí cũng có một bộ phận khơng nhỏ cơng nhân, bộc lộ dưới nhiều hình thức, khơng tin tưởng vào hệ tư tưởng mà cách mạng Việt Nam lựa chọn” [17, tr.112].

Đây thực sự là một thực tế đáng buồn. Khi sự giác ngộ giai cấp của công nhân Yên Bái chưa thực sự như mong muốn. Nếu tình trạng này cứ diễn ra và khơng có sự thay đổi thì sự nghiệp đổi mới của chúng ta không thể đi đến thắng lợi, GCCN không thể trở thành “giai cấp dân tộc”, “giai cấp vì nó” ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Giác ngộ của đội ngũ công nhân Yên Bái thực sự chỉ có thể có được khi chúng ta làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng và lý luận cho công nhân. Đây là trách nhiệm của các tổ chức Đảng, tổ chức cơng đồn... trong các doanh nghiệp. Làm sao để hoạt động giáo dục, tuyên truyền được diễn ra thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên thực tế ở Yên Bái cho thấy hiện nay còn nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp ngoài quốc doanh) chưa thành lập được tổ chức cơng đồn, thậm trí thành lập được rồi thì vẫn chưa hồn thành tốt trách nhiệm của mình gây bất mãn cho người cơng nhân, lao động. Vì vậy để nâng cao sự giác ngộ về giai cấp của công nhân trước mắt phải giải quyết tốt những vấn đề trên.

Hai là, nhận thức của đội ngũ công nhân Yên Bái về hệ thống chính trị

và thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Cơng nhân n Bái nhìn chung có nhận thức nhất định về các tổ chức trong hệ thống chính trị. Nhận thức này vừa có những mặt tích cực cần phát huy, phát triển, song cũng khơng phải khơng có những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là những nhận thức về Đảng cộng Sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Về Đảng cộng sản Việt Nam thì đa số cơng nhân Yên Bái đều nhận thức được rằng Đảng là Đảng cầm quyền ở Việt Nam; Đảng là người lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đưa cách mạng Việt Nam đến biết bao thắng lợi vẻ vang trong nhưng năm đã qua từ khi Đảng ra đời... Cùng với đó cơng nhân n Bái cũng thấy được rằng Đảng chính là của GCCN, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Công nhân Yên Bái đánh giá rất cao vai trị của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đặc biệt khi hiện nay khi tình hình thế giới có nhiều bất ổn, diễn biến phức tạp, chiến tranh cục bộ, khủng bố, bạo động diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới, tình hình bất ổn ở LiBi, Ai Cập, nền kinh tế thế giới khủng hoảng... Việt Nam vẫn đứng vững, ổn định, phát triển đó chính là nhờ sự lãnh đạo của Đảng. Đất nước ta được

sống trong hịa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc; người cơng nhân nói riêng và nhân dân nói chung yên tâm sống, lao động sản xuất... người công nhân Yên Bái hiểu được rằng chính là nhờ cơng ơn của Đảng. Vì vậy khơng mấy ngạc nhiên khi có đến 82% cơng nhân được hỏi trả lời cần có tổ chức Đảng trong cơ quan, doanh nghiệp mình; đồng thời cũng là lời khẳng định của công nhân rằng cơ quan doanh nghiệp nào có tổ chức Đảng thì sẽ thúc đẩy cơng nhân lao động sản xuất hơn và cũng có đến 90% cơng nhân kiên quyết tỏ thái độ, lên án những hành vi chống phá phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam.

Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy không phải tất cả cơng nhân n Bái đều có nhận thức như vậy. Hiện nay một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hủ hóa tha hóa biến chất gây bức xúc rất nhiều cho cơng nhân. Đặc biệt nạn tham ơ, tham nhũng, quan liêu “nói mà khơng làm” của cán bộ, đảng viên làm cho cơng nhân khó có sự tin tưởng. Thậm trí tỏ thái độ khơng phục khi chứng kiến những cán bộ, đảng viên đó khơng thực hiện đúng yêu cầu, tư cách của một người đảng viên cộng sản không thực sự thể hiện được “Đảng viên đi trước làng nước theo sau”. Có lẽ vì vậy mà số cơng nhân có nhu cầu phấn đấu vào Đảng là không cao chỉ chiếm 18% số công nhân được hỏi, tỉ lệ này thấp hơn mặt bằng chung cả nước và cũng có đến 7% cơng nhân trả lời khơng cần có tổ chức đảng trong cơ quan, doanh nghiệp mình. Có lẽ họ có quan điểm như vậy một phần là do công nhân cho rằng họ lao động, sản xuất là vì “miếng cơm, manh áo” cịn cơng tác định hướng về chính trị thì lại là việc khác.

Cùng với nhận thức về Đảng cơng nhân n Bái cũng có cái nhìn cơ bản về Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đa số họ cho rằng nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân; 85% cơng nhân được hỏi đã trả lời như vậy. Họ thấy rằng hiện nay Nhà nước vẫn cịn khá nhiều khiếm khuyết, tình trạng tham ô, tham nhũng, tệ nạn xã hội... vẫn đang diễn ra phức tạp nhưng

công nhân vẫn tin tưởng rằng nhà nước ta ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn nhất là có sự lãnh đạo của Đảng thì niềm tin đó càng được củng cố. Người công nhân Yên Bái rất tự hào khi được sống trong nhà nước của nhân dân lao động chứ khơng phải của bọn bóc lột. Vì là nhà nước của mình nên cơng nhân Yên Bái nguyện sẽ lao động, sản xuất, chiến đấu, hy sinh vì nhà nước đó, cơng nhân rất tự hào khi đươc sống trong Tổ quốc Việt Nam XHCN. Họ cho rằng trong khi tình hình thế giới vơ cùng căng thẳng, bất ổn thì cuộc sống ở Việt Nam, Yên Bái thật thanh bình, êm ả... và họ tin rằng để có được như vậy là vai trò của nhà nước là rất lớn.

Khi đánh giá về Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Công nhân Yên Bái đánh gia cao vai trò của Quốc hội, cho rằng tổ chức này đã làm tốt vai trị, nhiệm vụ của mình trong lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng. Việc cơng nhân nhiệt tình tham gia bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp khóa XVIII vừa rồi minh chứng rõ cho điều đó (Yên Bái đạt tỉ lệ hơn 98% người dân đi bầu cử). Nó thể hiện niềm ước mơ, mong muốn cũng như gửi gắm của công nhân về một Quốc hội ngày càng hoạt động thiết thực, hiệu quả hơn, việc ban hành, sửa đổi những văn bản pháp luật nhanh chóng, chính xác, phù hợp với thực tiễn đảm bảo nhiều nhất cho quyền và lợi ích của cơng nhân, lao động. Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho tiếng nói của nhân dân.

Về Chính phủ cơ quan hành pháp, cơng nhân n Bái thấy rằng Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ đã làm tương đối tốt công tác điều hành, quản lý của mình. Trong khi thế giới nhiều nơi xảy ra nạn đói, dịch bệnh chàn lan thì Việt Nam khơng thế. Đặc biệt Chính phủ có những chương trình mục tiêu quốc gia, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát, dạy nghề cho con em hộ nghèo, gia đình chính sách... rất được cơng nhân Yên Bái đồng tình ủng hộ.

Đối với tòa án, viện kiểm sát cơ quan tư pháp của Nhà nước ta cán cân công lý thể hiện sự công bằng. Việc xử lý nhiều vụ án lớn, như: Lã Thị Kim Oanh, Năm Cam, PMU18... với những bản án nghiêm khắc, đúng người đúng tội đã làm nức lịng cơng nhân n Bái. Họ thấy rằng luật pháp càng nghiêm minh, nghiêm khắc thì xã hội Việt Nam sẽ văn minh, tiến bộ hơn.

Tuy nhiên một bộ phân cơng nhân n Bái cũng có cái nhìn hồi nghi về Nhà nước ta, chế độ ta. Tình trạng lạm phát, giá cả hàng hóa leo thang làm cho cuộc sống của cơng nhân ngày một khó khăn hơn rồi các tệ nạn, tiêu cực xã hội... có lẽ đã làm cho một bộ phận công nhân mất dần niềm tin vào Nhà nước. Có đến 15% cơng nhân n Bái khơng có ý kiến khi trả lời Nhà nước ta có phải là nhà nước của dân do dân không. Vậy phải chăng số công nhân này cho rằng Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân chỉ là trên lý thuyết, hoặc Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở góc độ nào đó thơi. Thực tế có thực là “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” chưa. Đây là một câu hỏi lớn và những con số không nhỏ ở trên làm cho chúng ta phải nghĩ rất nhiều và quả thực ảnh hưởng rất lớn đến ý thức chính trị của cơng nhân Yên Bái.

Đối với tổ chức Cơng đồn, người cơng nhân n Bái có nhận thức sâu sắc về tổ chức cơng đồn. Trong những doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn tỉ lệ cơng nhân tham gia cơng đồn là rất cao trên 90% công nhân tham gia. Cao hơn mặt bằng chung cả nước bởi theo số liệu điều tra của Viện Công nhân và Cơng đồn Việt Nam, tỉ lệ công nhân tham gia vào các tổ chức Đảng là 18.83%, Cơng đồn là 74,19%, Đồn thanh niên là 32% [44, tr.149].

Công nhân Yên Bái biết rằng Cơng đồn chính là người bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Cơng đồn có vai trị rất lớn giúp cho cơng nhân đoàn kết hơn, yêu lao động sản xuất hơn. Đặc biệt với những việc làm thiết thực như thăm nom công nhân viên chức ốm đau, bệnh tật, tai nạn, rủi do, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... do cơng đồn tổ chức được cơng nhân nhiệt tình hưởng ứng kết quả làm họ u thương, đồn kết,

gắn bó hơn... Có đến 80% cơng nhân cho rằng vai trị của Cơng đồn là rất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 48 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)