STT Các biến đo lường nhân tố Gắn kết cảm xúc (AC) Code
1 Tôi vui mừng ở lại lâu dài cùng tổ chức. AC1 2 Tơi thích thảo luận về tổ chức này với những người
bên ngồi. AC2
3 Tơi thật sự cảm thấy vấn đề của tổ chức là vấn đề của
chính tơi. AC3
4 Tơi nghĩ rằng tơi có thể dễ dàng gắn kết với tổ chức
khác. AC4
5 Tôi không cảm thấy tổ chức này như mái nhà thứ hai. AC5
6 Tơi khơng cảm thấy “gắn bó cảm xúc” với tổ chức này. AC6
7 Tổ chức này có ý nghĩa rất lớn đối với tơi. AC7
8 Tôi không cảm thấy thuộc về tổ chức này. AC8
Nguồn: Meyer và Allen (1990)
3.3. Phỏng vấn sâu và khảo sát thử nghiệm 3.3.1. Phỏng vấn sâu 3.3.1. Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu trong nghiên cứu này được dùng để làm rõ mức độ hiểu biết của nhân viên trong các tổ chức về lãnh đạo mới về chất với những yếu tố cấu thành như hấp dẫn bằng phẩm chất, hấp dẫn bằng hành vi, truyền cảm hứng, kích thích trí tuệ, quan tâm đến từng cá nhân và làm rõ những hiểu biết của họ về sự tín nhiệm cũng như gắn kết cảm xúc. Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu cũng nhằm tìm hiểu có mối tương quan hay khơng giữa các thành phần của lãnh đạo mới về chất với tín nhiệm từ cảm xúc, tín nhiệm từ nhận thức. Điều này sẽ giúp ích cho việc xây dựng giả thiết nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát điều tra vừa sát với mục tiêu nghiên cứu lại vừa dễ hiểu đối với đối tượng khảo sát.
Phỏng vấn sâu của nghiên cứu này sử dụng những câu hỏi mở để thu thập thông tin về những chủ điểm nhất định để đánh giá. Từ kết quả đánh giá này, có thể điều chỉnh câu hỏi cho dễ hiểu hơn hoặc đưa thêm những ý tưởng mới cho nghiên
cứu hoặc đưa thêm vào những thông tin cần thiết. Trong cuộc phỏng vấn sâu này, người được phỏng vấn sẽ được yêu cầu đọc to bảng câu hỏi khảo sát và đưa ra nhận định của mình về từng câu, câu nào dễ hiểu, câu nào khó hiểu và nên được chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp.
Sáu nhân viên làm việc tại Hồ Chí Minh và hai nhân viên làm việc tại Bình Dương được chọn để trả lời những câu hỏi trong bảng phỏng vấn sâu. Người được phỏng vấn được khuyến khích cung cấp thơng tin và những thơng tin này được giữ bí mật, chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Mọi câu trả lời được ghi chú lại cẩn thận và được sử dụng để phân tích sau này.
Việc phân tích những ý kiến từ 8 đáp viên theo nội dung câu hỏi tại Phụ lục 3 đã đưa ra một số kết quả được tóm tắt chi tiết tại Phụ lục 4. Theo đó, cả 8 đáp viên
đều cho rằng nên thay đổi từ “Họ” thành từ “Lãnh đạo” và “Tôi” thành từ “Anh/
Chị” trong bảng khảo sát để làm tăng tính dễ hiểu và phù hợp; đề nghị thay đổi ngôn
từ một số câu hỏi khảo sát; loại bỏ 1 biến quan sát “Tôi không cảm thấy “gắn bó cảm
xúc” với tổ chức này” của thang đo Gắn kết cảm xúc; thống nhất chuyển nghĩa của 2
biến quan sát AC5 và AC8 của thang đo Gắn kết cảm xúc (từ nghĩa phủ định sang nghĩa khẳng định) để tăng tính thống nhất, tránh nhầm lẫn khi khảo sát và khơng có biến quan sát nào được đề nghị đưa thêm vào. Xét thấy việc sửa đổi như vậy là phù hợp, như vậy bảng câu hỏi khảo sát cuối cùng sẽ được điều chỉnh theo những ý kiến từ đóng góp của các đáp viên và được thể hiện tại Phụ lục 4.
3.3.2. Khảo sát thử nghiệm
Bảng câu hỏi sau khi đã được điều chỉnh từ phỏng vấn sâu sẽ được tiếp tục thử nghiệm trên thực tế với cỡ mẫu bằng 8 để xem xét những vấn đề mà đáp vấn viên có thể gặp phải như mất kiên nhẫn vì bảng câu hỏi quá dài, bỏ qua những câu hỏi khó hiểu, hoặc nhầm lẫn ý nghĩa của câu hỏi. Kết quả là các bảng câu hỏi khi được thu thập lại đã khơng có bảng câu hỏi nào bị lỗi bỏ câu (missing) hay không đúng với điều kiện khảo sát và toàn bộ các đáp viên đều phản hồi là bảng câu hỏi dễ hiểu và độ dài là phù hợp. Như vậy bảng câu hỏi khảo sát đã cho tại Phụ lục 3 cũng chính là
bảng câu hỏi khảo sát hoàn thiện.
3.4. Phương pháp phân tích
Ngồi phân tích thống kê mơ tả, đề tài này sẽ sử dụng việc phân tích Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Cụ thể như sau:
(i). Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các thang đo. Nghĩa là đánh giá xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay khơng. Thêm vào đó, kiểm định này cũng loại bỏ biến rác của từng thang đo trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70 – 0.80], và một biến số quan sát được gọi là biến rác khi nó có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3. Nếu Cronbach alpha ≥ 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy, đặc biệt nếu đó là khái niệm nghiên cứu mới mẻ.
(ii). Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các cộng sự, 1998). Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Cronbach alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA. Q trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA. Việc phân tích EFA sẽ tập trung vào các tiêu chí như phân tích hệ số KMO, kiểm định Barllet, giá trị riêng, tổng phương sai trích (phần trăm phương sai tồn bộ), hay hệ số tải nhân tố (factor loading).
(iii). Phân tích hồi quy (Regression analysis)
được tìm thấy ở phân tích nhân tố khám phá lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy bội để xử lý mối quan hệ định lượng giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Cụ thể ở đây là mối liên hệ giữa các nhân tố thuộc lãnh đạo mới về chất đối với sự tín nhiệm và gắn kết tổ chức. Trong q trình thực hiện phân tích hồi quy, nghiên cứu sẽ thực hiện các phân tích bổ trợ như phân tích ma trận tương quan hay các kiểm định cần thiết như kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định mức ý nghĩa tổng thể của mơ hình, kiểm định phương sai sai số thay đổi và kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.
Phần mềm được sử dụng chính trong đề tài này là phần mềm SPSS 22.0. Ngoài ra, phần mềm EVIEW 8.0 cũng được sử dụng khi phân tích phương sai sai số thay đổi.
3.5. Dữ liệu nghiên cứu
Đối với hoạt động phỏng vấn sâu, kỹ thuật chọn mẫu “hòn tuyết lăn” sẽ được thực hiện để đạt được số mẫu là 8. Việc chọn mẫu này sẽ dựa trên sự giới thiệu người mới của những người đã được phỏng vấn trước đây dựa vào mối quan hệ xã hội của họ. Điều này là tương tự với hoạt động phỏng vấn thử nghiệm.
Đối với hoạt động phỏng vấn chính thức, kỹ thuật chọn mẫu của nghiên cứu này được sử dụng là kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện bằng cách phát phiếu hỏi trực tiếp và điều tra online. Đối tượng khảo sát là những nhân viên và những người quản lý đang làm việc tại các tổ chức. Bảng khảo sát trực tuyến được thiết kế tại địa chỉ:
https://docs.google.com/forms/d/1aOcnhLe80cn36Pcs- kIujLsdTN1Sb14xCAmADUsaBxQ/viewform?usp=send_form
Về kích cỡ mẫu trong nghiên cứu chính thức: số mẫu nghiên cứu nên đạt
được tỷ lệ 5:1, có nghĩa là mỗi biến quan sát (item) nên có 5 quan sát (Hair và các cộng sự, 2006). Bài nghiên cứu có 37 biến quan sát nên số lượng mẫu cần có tối thiểu là: 37 x 5 = 185.
thập được sau khi loại bỏ những mẫu không hợp lệ bỏ câu (missing) hay không đúng với điều kiện khảo sát là 469 mẫu. Như vậy, số mẫu phù hợp với điều kiện khảo sát đã thu thập được là 469 phù hợp với yêu cầu.
Tóm tắt Chương 3:
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu của luận văn. Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong chương 2, chương 3 trình bày việc xây dựng thang đo Likert năm điểm cho các nhân tố thuộc về lãnh đạo mới về chất, sự tín nhiệm và gắn kết tổ chức. Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng trong nghiên cứu này để làm rõ mức độ hiểu biết của người được phỏng vấn về các thành phần lãnh đạo mới về chất cũng như sự tín nhiệm và gắn kết cảm xúc.
Bên cạnh đó, bảng câu hỏi sau khi đã được điều chỉnh từ phỏng vấn sâu sẽ được tiếp tục thử nghiệm trên thực tế để xem xét những vấn đề mà đáp viên có thể gặp phải. Chương này cũng mô tả phương pháp thu thập dữ liệu đồng thời tóm tắt các phương pháp phân tích được sử dụng để thực hiện luận văn này như: phân tích Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy.
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Chương 4 sẽ đề cập tới quá trình xây dựng thang đo từ phỏng vấn sâu tới phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu chính thức, trong đó những phân tích mang tính đặc thù như Cronbach alpha hay EFA sẽ được thực hiện. Chương này cũng đưa ra kết quả phân tích thống kê mơ tả của các biến số quan sát, biến tiềm ẩn và những biến số thể hiện đặc điểm của đối tượng được khảo sát. Cuối cùng, chương này đề cập tới phần quan trọng nhất: phân tích tác động của lãnh đạo mới về chất, sự tín nhiệm và gắn kết cảm xúc thông qua phương pháp hồi quy OLS.
4.1. Phân tích thống kê mơ tả
4.1.1. Phân tích thống kê mô tả những biến số định tính mơ tả đặc điểm đối tượng khảo sát
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm. Những đặc điểm được sử dụng mô tả đặc điểm của người trả lời như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, loại hình cơng ty, thời gian làm việc, cấp bậc/ chức vụ và mức thu nhập hiện tại.
Từ bảng 4.1, việc phân tích biến số độ tuổi đã cho thấy có tới 52.5% trong số người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi, chiếm số lượng lớn nhất trong số những đối tượng được khảo sát, tiếp theo đó là nhóm có độ tuổi từ từ 31 đến 44 tuổi. Nhóm chiếm tỷ trọng ít nhất có độ tuổi từ 40 trở lên.
Xét về mặt giới tính, 49.3% đối tượng khảo sát là nam và số còn lại là nữ giới. Trong số đó, 36.7% có trình độ đại học, 27.5% là trình độ cao đẳng, 24.3% có trình độ trung cấp và xếp thấp nhất là hai nhóm sau đại học và có trình độ dưới hay tương đương lớp 12.
Xét về loại hình cơng ty đã cho thấy phần lớn những đáp viên làm việc tại các công ty tư nhân (43.3%), tiếp theo đó là cơng ty nhà nước (27.3%), sau đó là cơng ty liên doanh (18.1%) và cuối cùng là cơng ty 100% vốn nước ngồi (11.3%).
Xét về thời gian làm việc hay là kinh nghiệm làm việc, chiếm đa số trong mẫu là những người có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 3 năm (33.3%), xếp tiếp theo đó là có kinh
nghiệm từ 3 đến 5 năm, tiếp đến là trên 5 năm và cuối cùng là dưới 1 năm làm việc.
Về chức vụ/ cấp bậc, phần lớn những đáp viên là nhân viên có kinh nghiệm (43.9%), tiếp đến là trưởng nhóm (22%), Phó phịng/ Trưởng phịng chiếm 19.8%, kế đến là nhân viên dưới 1 năm (9.6%), Phó Giám Đốc/ Giám Đốc và cuối cùng là chức vụ/ cấp bậc khác.
Mức thu nhập cũng là một biến số được quan tâm trong cuộc khảo sát này. Mức thu nhập trên 5 đến 10 triệu (34.5%) là mức thu nhập phổ biến nhất, tiếp theo là từ dưới hay bằng 5 triệu (28.4%), xếp thứ ba với giá trị nhỏ hơn một chút là mức thu nhập trên 10 đến 20 triệu (18.1%), tiếp đến là trên 20 đến 30 triệu (10.9%) và cuối cùng, ít phổ biến hơn là mức thu nhập từ 30 triệu trở lên (8.1%).